Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử
Chủ đề: Hồi ký Chiến trường
Tác giả: Barry R. Mccaffrey
Người dịch: ban kỹ thuật
Bản Việt ngữ

Đoàn quân Nhảy Dù QLVNCH bị quên lãng


Quang cảnh những quân nhân Mỹ thuộc Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 60,
Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Lữ Đoàn 2 trở về Mỹ từ chiến trường Việt Nam vào năm 1969.
Hình do Bettmann sưu tầm từ kho hình ảnh Getty Images


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Tôi đặt chân lên Miền Nam nước Việt Tháng Bảy, năm 1966, và trong suốt năm kế tiếp đó tôi làm Cố vấn quân sự cho Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đó là năm cuối chúng tôi nghĩ mình thắng. Đó là năm cuối chúng tôi đã có thể định nghĩa như thế nào mới được gọi là thắng. Đấy là năm của lạc quan, năm mà quân số Hoa Kỳ ào ạt đổ bộ vào miền Nam và hầu như nắm quyền kiểm soát cuộc chiến từ tay quân Nam Việt – và là năm mà con số thương vong của lính Mỹ tăng ngoài sự tưởng tượng.

Đến cuối năm 1967, có 486,000 quân nhân tác chiến Hoa Kỳ tham dự trên chiến trường Việt Nam. Con số lính Mỹ tử trận trong năm này phỏng chừng đã tăng gấp đôi kể từ 1966. Giữa những sự kiện nêu trên, thì sự hy sinh, lòng can đảm và sự cam kết của quân đội Miền Nam Việt Nam lại hoàn toàn vắng bóng theo nhận thức từ các giới chính trị và truyền thông Hoa Kỳ.

Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (SĐND–QLVNCH), đơn vị mà tôi đã gia nhập với tư cách là một phụ tá cố vấn cấp Tiểu đoàn, là một đơn vị tinh nhuệ. Tới năm 1967, quân số SĐND–QLVNCH đã tăng lên đến 13,000 người, họ mặc quân phục tác chiến mầu hoa rừng và đầu đội Mũ Beret Đỏ, và tất cả đều là quân tình nguyện. Những người (cố vấn) như chúng tôi đây đã được vinh dự phục vụ với họ đều phải lác mắt trước tấm lòng can đảm và chiến thuật rất độc đáo của họ. Những sĩ quan cao cấp và những hạ sĩ quan ND–VNCH đều là những chiến sĩ giỏi dang và dày dạn kinh nghiệm chiến trường; với những người lính Mỹ mới đến Việt Nam, họ dễ dàng quên rằng có nhiều người lính nhảy dù VNCH này đã có mặt trên chiến trường này từ năm 1951.

Là những sĩ quan cố vấn chuyên về tham mưu và liên lạc ở cấp Tiểu đoàn và Lữ đoàn. Chúng tôi có một năm chuẩn bị tại tiểu bang California, chương trình gồm 16 tiếng một ngày chỉ mỗi một việc là tìm hiểu văn hóa và học tiếng Việt tại trường Sinh ngữ Quốc phòng. Sau khi mãn khóa tôi nói được tiếng Việt cũng kha khá. Phần hai, gồm các lớp huấn luyện chiến thuật chống bạo loạn và cách sử dụng những loại vũ khí có từ thời Đệ nhị Thế chiến để lại mà QLVNCH vẫn còn xài lúc bấy giờ, đã được tổ chức tại căn cứ Fort Bragg, tiểu bang North Carolina.

 

 

Tác giả đứng bên phải, cùng với Đại tá James B. Bartholomees
sau một trận chiến phía nam thành phố Đà Nẵng, Nam Việt Nam, năm 1966

 

Thông thường, một toán cố vấn cấp Tiểu đoàn như tôi gồm có 3 quân nhân Mỹ: một Đại úy, một Trung úy và một Hạ sĩ quan thâm niên, thường là một Trung sĩ. Những quân nhân cấp bậc Trung sĩ là thành phần nòng cốt: Trong lúc các sĩ quan được luân chuyển đi đi về về, thì các hạ sĩ quan đều phải ở lại tại các đơn vị QLVNCH mà họ được bổ về cho đến lúc chiến tranh chấm dứt – hay họ “rửa cẳng lên bàn thờ” hoặc bị địch hạ đo ván tại trận địa (tức bị thương).

Đặt chân lên đất Việt lần đầu tiên, tôi được giới thiệu bằng một kinh nghiệm đẫm máu. Chúng tôi đổ bộ bằng các thuyền xung kích của Hải Quân và những chiếc trực thăng của Lục quân Mỹ, trên một cánh đồng đầm lầy thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phía nam thủ đô Sài Gòn. Đây là trận chiến chẳng một chút vinh hiển, đánh nhau và chết đuối trên đồng nước mặn sình lầy nhơ nhớp. Không một chuyến phiêu lưu nào ở đây gợi cho chúng tôi một chút mảy may giống nơi mà chúng tôi đã được thụ huấn lớp Rừng Núi Sình lầy tại Mỹ. Ông Đại úy của tôi, một sĩ quan cố vấn rất giỏi và dày dạn chiến trường, tử thương. Khi về đến căn cứ, tôi phụ khiêng xác ông ra khỏi chiếc trực thăng tản thương. Đây mới chỉ là “món ăn chơi” đầu tiên.

Bốn tháng trôi qua trong tua đầu tiên của tôi với binh chủng Nhảy Dù QLVNCH, chúng tôi đã tham dự một trận đánh rất lớn và đẫm máu, mục đích để yểm trợ cho những đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang hành quân phía bắc Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, cận vùng duyên hải bắc Trung phần–Nam Việt Nam. Hai Tiểu đoàn Nhảy dù của chúng tôi đổ bộ bằng trực thăng xuống vùng Khu–phi–Quân sự để kiểm soát và chận đứng một lực lượng lớn của CSBV đang tiến về nam. Nơi đây đã trở thành một bãi chiến trường khốc liệt và đẫm máu kéo dài 3 ngày. Vị sĩ quan cố vấn chỉ huy của tôi tử thương. Thượng sĩ Nhất Rudy Ortiz là một quân nhân rất giỏi và kinh nghiệm chiến trường bị thương khắp châu thân. Anh ta nhờ tôi lắp giùm băng đạn vào khẩu súng trường M–16 và đặt nó lên ngực cho anh để anh ta có thể “tử chiến” cùng với chúng tôi (may mắn thay, anh ta sống sót sau trận này).

 

 

Phía chúng tôi hy sinh hàng trăm binh sĩ và gần như bị địch quân tràn ngập. Nhưng những người lính Nhảy Dù QLVNCH đã chiến đấu một cách gan lì. Vào thời khắc nguy kịch nhất, được Không–Hải pháo yểm trợ, chúng tôi đã phản công. Vị sĩ quan chỉ huy của Tiểu đoàn mà tôi cố vấn lúc đó đã đứng thẳng lưng, đi bộ giữa lằn đạn chằng chịt đến hố cá nhân của tôi và nói: “Trung úy, giờ chết đã điểm.” Câu nói ấy làm tôi lạnh xương sống mỗi khi nhớ đến.

Trên chiến trường, lính Nhảy Dù VNCH không quen để lại chiến địa xác đồng đội, Thương binh và vũ khí của mình. Trong một trận khác, người bạn cùng khóa sĩ quan tại trường West Point với tôi, Tommy Kerns, một cầu thủ Foot Ball to lớn vạm vỡ, bị thương nặng, nằm kẹt trong một giao thông hào hẹp trong lúc Tiểu đoàn Nhảy dù mà anh ta cố vấn đang chiến đấu phá vòng vây trước một lực lượng lớn của quân địch. Các chiến binh Nhảy dù VN nhỏ bé hơn anh ta nhiều, đã không thể kéo anh ra khỏi giao thông hào để đem theo họ. Thay vì rút đi và bỏ mặc anh ta nằm lại, quân Nhảy dù VNCH đã ở lại vị trí chiến đấu khốc liệt với quân địch và sau cùng đã chiến thắng. Ông cố vấn này sống sót vì tinh thần không bỏ đồng đội và lòng can đảm của các chiến binh Nhảy dù QLVNCH.

Các anh cố vấn Mỹ và đa số các đơn vị thuộc SĐND–QLVNCH đóng tại và quanh thành phố Sài Gòn. Chúng tôi rất chuộng cái không khí nhộn nhịp và đầy sinh khí của thành phố này. Chúng tôi yêu mến văn hóa, tiếng Việt và người Việt Nam. Chúng tôi tự hào ghê gớm lắm về địa vị của chúng tôi với mầu Mũ Đỏ. Chúng tôi chắc mẩm rằng cả thế giới ganh tị với sự bổ nhiệm của chúng tôi về BCND – Chúng tôi làm việc chung với thành phần ưu tú của quốc gia này. Với số lương bổng tác chiến và tiền phụ trội cho chiếc bằng nhảy dù, chúng tôi đã cảm thấy hình như mình rủng rỉnh tiền bạc lắm, chúng tôi sống trong những căn phòng có máy điều hòa không khí. Chúng tôi lúc đó trẻ lắm, rất ư táo bạo–ngổ ngáo và hiếu thắng. Những quan năm, quan sáu Nhảy dù người Mỹ chỉ huy các cố vấn trẻ chúng tôi thì già dặn hơn, vững chãi và dày dạn phong sương, kinh nghiệm chiến trường... đã từng kinh qua nhiều pha bựa hơn thế trong Thế chiến thứ II và chiến trường Triều Tiên.

Đời sống của một cố vấn Mỹ cho SĐND–QLVNCH khó đoán trước được. Công việc của Sư đoàn là phục vụ dưới nhãn hiệu trừ bị chiến lược, sẵn sàng ra đơn vị tác chiến khi các quan chỉ huy mặt trận cần gấp. Một Tiểu đoàn Nhảy dù hay một Lữ đoàn ND–QLVNCH đầy đủ ứng chiến trong trường hợp phải đổ quân khẩn cấp ngay giữa đêm khuya. Chúng tôi phải ép mình lên các phi cơ vận tải của không lực Hoa Kỳ và KQVNCH đang ngồi đợi trên những phi đạo dài với tiếng máy ầm ĩ tại phi trường Tân Sơn Nhất, gần Sài Gòn. Đạn dược được phân phát cho binh sĩ. Trong vài trường hợp, những chiếc dù cũng được phân phát cho mọi người. Đó là một kế hoạch hành quân gấp rút.

Và sau đó thì là – tan tành. Những Tiểu đoàn Nhảy dù đổ quân bất cứ nơi nào cần đến họ. Chúng tôi có thể đến bất cứ nơi nào trên quốc gia này và nhập ngay vào giữa một cuộc chạm súng. Có nhiều cố vấn Mỹ và hàng trăm lính Nhảy dù QLVNCH mà tôi đã từng hành quân với họ... đã không trở về sau các cuộc hành quân như thế. Tôi vẫn còn hình dung được những khuôn mặt trẻ của họ ngày nào. Đại úy Gary Brux. Đại úy Bill Deuel. Trung úy Chuck Hemmingway. Trung úy Carl Arvin. Người lính rất trẻ quảy máy truyền tin cho tôi, Binh Nhì Michael Randall, tất cả đã tử trận. Can đảm và Kiêu hãnh.

Việt Nam không phải là tua đầu tiên của tôi. Sau ngày mãn khóa trường quân sự West Point, tôi gia nhập Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ lúc sư đoàn này đang can thiệp vào chuyện của Cộng Hòa Dominican năm 1965. Chúng tôi đổ bộ xuống đảo này và đã tiêu diệt lực lượng Nổi dậy thân cộng sản Cuba và sau đó đã ở lại làm việc dưới nhãn hiệu Lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức các quốc gia Châu Mỹ. Lúc đó chúng tôi tưởng đó là tác chiến thật sự, và khi chúng tôi về đến căn cứ Fort Bragg, chúng tôi nóng lòng sang Việt Nam – có nhiều thiếu úy thuộc Tiểu đoàn bộ binh của tôi đã nhảy lên một chiếc xe và lái thẳng về các bộ tư lệnh lục quân ở Washington để tình nguyện đi Việt Nam chiến đấu. Chúng tôi nghĩ mình sẽ mất đi cơ hội tham dự cuộc chiến này nếu không nhanh chân ghi danh.

Và bây giờ thì chúng tôi đã tỏ tường về kết thúc của câu truyện này. Hai triệu người Việt có lẽ đã vong mạng. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mất 58,000 chiến binh và 303,000 bị thương. Nước Mỹ đã bị lôi cuốn vào một cuộc nội chiến chính trị rối loạn và cay đắng. Thời đó chúng tôi không biết gì cả. Tôi rất lấy làm hãnh diện được chọn để phục vụ với Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Bà tân phu nhơn và đẹp nhất làng của tôi, người mà tôi mê say đắm, biết tôi phải ra đi. Bố tôi, một tướng Lục quân Hoa Kỳ, sẽ vinh danh tôi nếu tôi tử trận.

Tất cả những điều này đã chấm dứt 50 năm qua. Những chiến binh SĐND–QLVNCH còn sống sót sau cuộc chiến đã vượt biên qua ngả Cam–bốt hay đã trải qua một thập niên tù đày trong những lao ngục dã man, gọi là trại “cải tạo”, của cộng sản. Đa số đã đến được nước Mỹ. Hiện nay chúng tôi có một Hiệp hội các Cố vấn Mỹ và những đồng đội chiến binh Nhảy dù QLVNCH, và một Bia đá chiến sĩ trận vong Nhảy Dù được xây dựng tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington cho những cố gắng của chúng tôi. Chúng tôi tụ họp ở nghĩa trang này hằng năm để cùng tưởng nhớ về cách chúng tôi đã chiến đấu bên nhau. Đầu Chúng tôi đội Mũ Đỏ. Chúng tôi cười với nhau về những chuyện xưa, nhưng có một nỗi buồn sâu thẳm đó là chúng tôi mất mát quá nhiều, mà chẳng đi đến đâu.

Người ta thường hỏi tôi về những bài học rút ra từ cuộc chiến Việt Nam. Với những chiến binh Hoa Kỳ đã từng chiến đấu với các chiến binh SĐND–QLVNCH là những người không cần đặt câu hỏi. Tất cả những gì ta nhớ và biết đó là lòng can đảm bền bỉ và quyết tâm tiến ra sa trường của những binh sĩ SĐND–QLVNCH. Họ không có tượng đài kỷ niệm mà chỉ nằm trong ký ức của chúng ta.

Tác giả: Barry R. Mccaffrey
Người dịch: ban kỹ thuật

 

 

Một ít về tác giả Barry R. Mccaffrey: Ông Barry McCaffrey (@mccaffreyr3) nguyên là Cố vấn quân sự cho Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH trong thời chiến. Ông về hưu sau khi đã được thăng cấp Đại tướng QL Hoa Kỳ. Sau này ông phục vụ trong chính quyền Bill Clinton với tư cách là “Ông Hoàng bài trừ Ma túy” và hiện tại ông là nhà Bình luận về vấn đề An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho Thông tấn xã NBC (National Broadcasting Company).

Bản Anh ngữ

The Forgotten South Vietnamese Airborne
Source: https://www.nytimes.com/2017/08/08/opinion/south–vietnam–airborne.html



Troops of the Third Batallion, 60th Infantry, 9th Division, 2nd Brigade
arrive in the United States after being withdrawn from Vietnam in 1969.
Credit Bettmann, via Getty Images

 

I arrived in Vietnam in July 1966, and for the next year I served as an adviser with the South Vietnamese Airborne Division. It was the last year we thought we were winning. It was the last year we could define what we thought winning would be. It was a year of optimism, of surging American troop strength that largely took over the war from the Vietnamese — and of wildly expanding American casualty lists.

By the end of 1967, there were 486,000 American troops in the battle. The number of Americans killed in action that year roughly doubled from 1966. Amid all of that, the sacrifice and valor and commitment of the South Vietnamese Army largely disappeared from the American political and media consciousness.

The South Vietnamese Airborne Division, which I joined as an assistant battalion adviser, was an elite combat unit. By 1967 these paratroopers, with their camouflaged jump uniforms and distinctive red berets, had grown to 13,000 men, all volunteers. Those of us privileged to serve with them were awe–struck by their courage and tactical aggressiveness. The senior officers and noncommissioned officers were extremely competent and battle hardened; it’s easy to forget that while the Americans were new to Vietnam, many of these men had been at war since 1951.

As advisers, we essentially acted as staff and liaison officers at the battalion and brigade levels. We had spent a year preparing in California, including 16–hour days of cultural and language immersion at the Defense Language Institute. I ended up with a sub–fluent command of spoken Vietnamese. Counterinsurgency tactics and training in the World War II–era weapons systems that the Vietnamese still used took place at Fort Bragg, N.C.

 

The author, right, with Col. James B. Bartholomees, after a battle
south of Danang, South Vietnam, in 1966.

 

Normally, a battalion–level advisory team like mine consisted of three men: an American Army captain, a first lieutenant and a senior noncommissioned officer, usually a sergeant. The sergeants were the core: While officers rotated in and out, many of the sergeants stayed with their assigned South Vietnamese units until the end of the war — or until they were killed or knocked out of the fight.

My introduction to Vietnam was a bloody experience. We deployed by American Navy assault boats and Army helicopters into the swampy river delta south of Saigon. This was combat without glory, fighting and drowning in the saltwater muck. There was none of the adventure that we felt in Ranger school. My captain, an incredibly professional and competent senior adviser, was killed. Back at base, I helped carry his body off the helicopter. It was only the beginning.

Four months into my tour with the airborne we were involved in a giant, bloody battle supporting American Marine units north of Dong Ha, near the coast in the northern part of South Vietnam. Two of our battalions were inserted by helicopter into the Demilitarized Zone to check a significant force of North Vietnamese moving south. It turned into three days of intense and bloody combat. My senior adviser was killed. Our incredibly courageous noncommissioned officer, Master Sgt. Rudy Ortiz, was riddled from head to foot. He asked me to load his M–16 and put it on his chest so that he could “die fighting” with the rest of us (luckily, he survived).

 

 

We took hundreds of casualties and came very close to being overrun. But the South Vietnamese paratroopers fought tenaciously. At the critical moment, with supporting air and naval fire, we counterattacked. The executive officer of my Vietnamese battalion walked upright through heavy automatic weapon fire to my foxhole. “Lieutenant,” he told me, “it is time to die now.” It gives me chills to remember his words.

In combat, the South Vietnamese refused to leave their own dead or wounded troopers on the field or abandon a weapon. In another battle one of my West Point classmates, Tommy Kerns, a huge Army football player, was badly wounded and stuck in a narrow trench as his airborne battalion tried to break contact with a large North Vietnamese force. The Vietnamese paratroopers with him, all much smaller than Tommy, couldn’t haul him out of the trench. Rather than withdraw and leave him, they held their ground and won a violent engagement over his giant wounded body. He survived because of their courage.

The America advisers and most of the Airborne Division were stationed in and around Saigon. We loved the energy and fun of the city. We loved the culture and the language and the Vietnamese. We were terribly proud of our status with the Red Berets. We were sure the entire world envied our assignment — we were working with the country’s elite. With combat and airborne pay, we had what seemed like a ton of money. We lived in air–conditioned quarters. We were young and harebrained and aggressive. The American colonels and lieutenant colonels who ran the advisers were older, stable and battle–hardened men who had seen much worse combat in World War II and Korea as paratroopers.

Life as an adviser in the Vietnamese Airborne Division was unpredictable. The division’s job was to serve as a strategic reserve, to be inserted into combat whenever commanders needed an edge. A Vietnamese airborne battalion or a full brigade would be alerted for emergency deployment in the middle of the night. We would cram into American and Vietnamese Air Force transport planes, which sat, engines roaring, in long lines at Ton Son Nhut Air Base, near Saigon. Live ammo would be issued. Sometimes parachutes were issued. A hurried battle plan.

And then — mayhem. The battalions deployed to wherever they were needed. We could head anywhere in the country and find ourselves in the middle of a firefight. Many of the America advisers and hundreds of the Vietnamese paratroopers I served with did not come back from these operations. I can see their young faces still. Capt. Gary Brux. Capt. Bill Deuel. Lt. Chuck Hemmingway. Lt. Carl Arvin. My very young radio operator, Pvt. Michael Randall. All dead. Brave. Proud.

Vietnam wasn’t my first combat tour. After graduating from West Point, I joined the 82nd Airborne Division in the Dominican Republic intervention in 1965. We had deployed to the island and quashed the Cuban–inspired Communist uprising, and then stayed as an Organization of American States peacekeeping force. We thought that was what combat meant, and when we returned to Fort Bragg, we were eager to get to Vietnam — several lieutenants from my infantry battalion jumped into a car and drove all the way to Army headquarters in Washington to volunteer for the battle. We thought we were going to miss the war.

Now we know the end of the story. Two million Vietnamese probably died. The United States lost 58,000 and 303,000 were wounded. America descended into a bitter and convulsive political civil war. We knew nothing of it then. I was so very proud to have been selected to serve with the Vietnamese airborne. My new and beautiful wife, whom I loved dearly, knew I had to go. My dad, an Army general, would honor me if I was killed.

All this was over 50 years ago. The Vietnamese Airborne Division soldiers who survived the collapse of South Vietnam either escaped through Cambodia or went through a decade of brutal “re–education” camps. Most of them eventually made it to the United States. We have an association of the American advisers and our Vietnamese comrades, and there is a memorial to our efforts at Arlington National Cemetery. We gather there every year and remember how we fought together. We wear our red berets. We laugh at our old stories, but there is a deep sadness that we lost so many, and that it came to nothing.

People often ask me about the lessons of the war in Vietnam. Those of us who fought with the Vietnamese Airborne Division are not the ones to ask. All we remember and know is the enduring courage and determination of the Vietnamese Airborne privates pushing forward into battle. They have no monuments except in our memories.

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by MĐ Nguyễn Minh Hoàng chuyển

 

Đăng ngày Thứ Năm, August 10, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang