Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự

Các tác giả Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên thực hiện

 

 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù – 20 năm chiến sự” do các tác giả Đại úy Võ Trung Tín và Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
--BKT.

 

****** ||| ******

 

MỤC LỤC

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

 

B. PHẦN B - CHIẾN SỰ

 

1. Trận Điện Biên Phủ (13-3-1954 đến 7-5-1954)
2. Tình Hình Việt Nam Sau Hiệp Định Geneve
3. Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng (23-5-1955 đến 6-12-1955)
4. Chiến Dịch Hoàng Diệu (từ 21/9 đến 24-10-1955)
5. Chiến Dịch Nguyễn Huệ (từ 1-1- đến 17-2-1956)
6. Binh Biến ngày 11-11-1960
7. Trận Phước Thành (18 - 19-9-1961)
8. Trận Ấp Bắc (2 - 3-1-1963)
9. Trận Tân Châu Hồng Ngự (2 đến 4-3-1964)
10. Trận Bình Giả (3-12-1964 - 3-1-1965)
11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)
12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)
13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)
14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)
15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)
16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)
17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)
18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)
19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)
20. Trận Dak To (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)
21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)
22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)
28. Trận Gò Nổi (Tây Ninh) (19-5-1969)
29. Chiến Dịch Bình Tây (Từ ngày 27-3-1970)
30. Hành Quân Toàn Thắng 42 (29/4 – 22-7-1970)
31. Hành Quân Toàn Thắng 43 (1/5– 30-6-1970)
32. Hành Quân Toàn Thắng 45 (6/5 – 30-6-1970)
33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)
34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)
35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)
36. Mùa Hè Đỏ Lửa
37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)
38. Mặt Trận Bình Long (2/4 - 8-6-1972)
39. Mặt Trận Quảng Trị (30/3 - 15-9-1972)
40. Trận Thường Đức (18/8 - 8-11-1974)
41. Trận Ban Mê Thuột (10/3 - 16-3-1975)
42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)
43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)
44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

C. PHẦN C: CÁC VỊ TƯ LỆNH SĐND

 


TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ
(Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******16******

16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Hành Quân Thần Phong 11

(28/1/1966 – 6/3/1966)

Thượng tuần tháng 1/1966, Bộ Tư Lệnh cộng sản Bắc Việt (CSBV) tại Mặt Trận B-5 (các tỉnh Trung nguyên Trung phần từ Quảng Nam trở vào) đã điều động thêm 2 trung đoàn chủ lực tăng phái cho Sư Đoàn 3 Sao Vàng CSBV để mở rộng các hoạt động quấy rối tại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Riêng tại khu vực gồm 3 quận phía Bắc tỉnh Bình Định, Cộng quân tung Trung đoàn 22 chủ lực xâm nhập vào khu vực Bắc Bồng Sơn. Tỉnh Bình Định nguyên thuộc về Liên Khu 5 của Việt Minh trong thời Chiến tranh Việt-Pháp. Là một vùng lãnh thổ khoảng 26,000km² có chiều dài khoảng 370km và chiều ngang khoảng 70km. Đây là một bình nguyên mầu mỡ của miền Trung Việt Nam. Dân số khoảng 2 triệu 500 ngàn người chịu ảnh hưởng rất lâu của cộng sản. Trong thời gian 1945 đến 1954, Bình Định là thủ đô của Liên khu 5 cộng sản (quân đội Pháp chưa lần nào đặt chân lên vùng này). Trong 9 năm dưới chế độ cộng sản cai trị, nên có rất nhiều người vào đảng và cũng có nhiều người tập kết ra Bắc, vì thế hầu như gia đình nào cũng có liên hệ đến cộng sản. Tại đây Cộng quân đã đặt nhiều căn cứ địa để khai thác nhân lực, tuyển mộ binh lính, thâu thập thuế khóa, thực phẩm, thuốc men... và thường xuyên đe dọa an ninh trong vùng.

Theo tin tức tình báo, tại Bình Định cộng sản có Sư đoàn 3 Sao vàng, sư đoàn nổi tiếng của Liên khu 5 cộng sản, một Tỉnh ủy và một bộ chỉ huy Tỉnh đội gồm nhiều tiểu đoàn địa phương, còn du kích thì rất nhiều. Các đơn vị VC hoạt động trong vùng An Lão và phía Đông Nam của Tỉnh Quảng Ngãi gồm các trung đoàn 18, 22 và 58; tiểu đoàn 38 biệt lập, trung đoàn 2 VC cùng một đơn vị vận tải và 11 đại đội biệt lập của VC, mỗi đại đội quân số từ 90 đến 150 người.

Để giải tỏa áp lực địch quân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khởi động một cuộc hành quân quy mô với sự tham dự của lực lượng bộ chiến 2 Trung Đoàn/Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Sư Đoàn Nhảy Dù, phối hợp cùng với 2 Lữ đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, và 1 Lữ Đoàn/SĐ Mãnh Hổ của Đại Hàn. (Chỉ huy Hành Quân phía VNCH là Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh TL/SĐ22BB).

Song song với cuộc Hành quân này của QK2, về phía QK1 trong địa phận phía Nam tỉnh Quảng Ngãi, Các lực lượng SĐ2BB và lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã mở cuộc hành quân thủy bộ Liên Kết 22 (Phía Mỹ: Double Eagle) dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Hoàng Xuân lãm, càn quét từ quận Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi tiến sâu vào nội địa sát biên giới với Bình Định tảo thành các đơn vị Cộng quân đến mật khu Đỗ Xá để ngăn chận không cho CS chạy thoát về phía Bắc.

Ngày 26/1/1966 Theo phân nhiệm, lực lượng Nhảy Dù sẽ mở cuộc hành quân Thần Phong 11 song song với cuộc hành quân Masher của Mỹ nhằm truy kích 2 Trung Ðoàn VC quanh khu vực phía Bắc của Bồng Sơn, trong khi lực lượng Hoa Kỳ và Đại Hàn tảo thanh Cộng quân trong khu vực An Lảo cách Bồng Sơn khoảng 20km về phía Tây Bắc.

Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù VN được tổ chức thành một Chiến Đoàn Đặc Nhiệm tùng thiết. Trung tá Ngô Quang Trưởng Tham Mưu Trưởng SĐND được chỉ định chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Nhảy Dù & Thiết Giáp.

Bộ Tư Lệnh Hành quân/SĐND đóng tại Đệ Đức trên một ngọn đồi cách phi trường Bồng Sơn khoảng 3km. BCH/TĐ3ND đóng tại nhà thờ Đệ Đức. TĐ6ND đóng tại Hoài Sơn cách BTL/SĐ chừng 5km về phía Đông Bắc.

 

Bản đồ khu vực hành quân Masher giai đoạn 1

 

Ðơn Vị Bạn:

- SÐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ (Hành quân Masher) trách nhiệm tảo thanh khu vực thung lũng An Lão với các Lữ Đoàn:

• Lữ Đoàn I KBKV do Đại tá E. B. Roberts chỉ huy
• Lữ Đoàn II KBKV do Đại tá W. R. Lynch chỉ huy
• Lữ Đoàn III KBKV do Đại tá Harold G. More chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 1 & 2/7 và 2/12 KBKV...

- Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH có 3 Tiểu Đoàn tham chiến:

• Tiểu Đoàn 3ND do Thiếu tá Trần Quốc Lịch làm Tiểu Đoàn Trưởng
• Tiểu Đoàn 5ND, Thiếu tá Nguyễn Vỹ làm Tiểu Đoàn Trưởng
• Tiểu Đoàn 6ND, Thiếu tá Nguyễn Văn Minh làm Tiểu Đoàn Trưởng khi Thiếu tá Minh bị thương Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam thay thế

- 1 Lữ Đoàn/SĐ Mãnh Hổ Đại Hàn. (Flying Tiger Operation)

Lực Lương Địch:

- SÐ3 CSBV Sao Vàng với sư đoàn trưởng Giáp Văn Cương, sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Hoàng Hữu Anh, Chính ủy sư đoàn Đặng Hòa, gồm các trung đoàn:

• Trung đoàn bộ binh 2, là trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân khu 5

• Trung đoàn bộ binh 12, nguyên là Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 Tháng 2 năm 1965, xâm nhập vào chiến trường miền Nam kể từ hè 1965

• Trung đoàn bộ binh 22, được thành lập hè 1965 ở miền Bắc, khi vào chiến trường miền Nam được bổ sung thêm tiểu đoàn 8 Trung đoàn 1 của Quân khu 5

- Tiểu đoàn 38 biệt lập

- Trung Ðoàn 2 VC/SĐ2

- và 11 đại đội biệt lập của VC, mỗi đại đội quân số từ 90 đến 150 người.

Diễn tiến:

Ngày 28/1/1966 với thời tiết mưa dầm tại An Lảo, Lữ Đoàn III KBKV dưới quyền chỉ huy của Đại tá Harold G. More mở đầu cuộc hành quân về phía Mỹ gọi là Masher, TĐ 2/7 được trực thăng vận xuống làng Cù Nghi, phía Tây của Tam Quan để truy lùng và tiêu diệt một đơn vị Trung Đoàn 22 của CSBV. Ngay trong những giờ phút đầu tiên của cuộc đổ quân, 4 chiếc CH47 đã bị bắn rơi; 12 trực thăng UH-1D bị hư hại vì hỏa lực của địch. Đến trưa tổng cộng có đến 28 chiếc trực thăng cần phải sửa chữa do trúng đạn. Trong ngày đầu tất cả có 45 chiếc trực thăng bị trúng đạn. Giao tranh suốt ngày kéo dài đến ngày hôm sau.

Ngày 29/1/1966 TĐ2/12 KBKV được trực thăng vận đến tiếp viện. Và TĐ1/7 được thả xuống phía Bắc để chận đường lui binh của địch. Trước sự tăng viện hùng hậu của Mỹ, hai tiểu đoàn 7 và 9 của Trung Đoàn 22CSBV phải rút lui sau 3 ngày giao chiến ác liệt.

Ngày 31/1/1966 cuối cùng lực lượng Không Kỵ Hoa Kỳ đã làm chủ trận địa, gây tổn thất nặng cho đối phương, kết quả được ghi nhận như sau: 660 cán binh cộng sản bỏ xác tại trận, 357 tù binh; tịch thu 49 súng cá nhân, 6 súng cộng đồng. Phía Mỹ có 75 tử trận, và 240 người bị thương.

 

Chiến lợi phẩm

 

 

Trong khi đó, tại mặt trận phía Bắc của Bồng Sơn, kể từ ngày 28/1 Lực lượng Nhảy Dù bắt đầu vào vùng hành quân là làng Gia Hựu đến ngày 30/1/1966 sau ba ngày giáp chiến với những trận giao tranh ác liệt Chiến đoàn Nhảy Dù mới chiếm được mục tiêu, lực lượng Nhảy Dù VN phải dùng cận chiến tiến chiếm từng thước đất, từng giao thông hào sâu quá đầu người và loại khỏi vòng chiến 695 Cộng quân. Trong trận này Tiểu Đoàn Trưởng cùng Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù, đều bị thương, Thiếu tá Lê Ngọc Tô TĐP/TĐ3ND cũng bị thương ở chân. Tiếp sau đó là giai đoạn bình định, công tác của các đơn vị Nhảy Dù VN hành quân là làm dân sự vụ, phát thuốc chẩn trị bịnh cho dân.

Chiến trường đẫm máu nhất xảy ra tại làng Gia Hựu. Địch quân cố thủ trong các hệ thống hầm hố kiên cố chống trả mãnh liệt, đến ngày thứ 3 của chiến trận, sau một trận mưa bom cày nát mục tiêu, các đơn vị Nhảy Dù mới xung phong vào chiếm được. Một trái đạn pháo của địch trúng vào BCH của TĐ6ND, TĐT là Thiếu tá Nguyễn Văn Minh, BS Cảnh Y-sĩ của Tiểu Đoàn và Cố Vấn Trưởng bị thương. Người tạm thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Minh cầm Tiểu Đoàn 6 Dù là Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam. Trong lúc đó hai Đại đội của TĐ3ND do Thiếu tá TĐP Lê Ngọc Tô chỉ huy tràn qua đường rầy xe lửa cạnh Quốc lộ 1 để tấn công vào mục tiêu. Một loạt đạn AK của Cộng quân đã trúng vào chân của Thiếu tá Tô nên phải di tản gấp, về sau Đại úy Nguyễn Ngọc Hanh từ đơn vị 81 Tiếp Tế Thả Dù về thay thế Thiếu tá Tô trong chức vụ Tiểu Đoàn Phó.

 

Tản thương tại chiến trường

 

Ngày 4/2/1966 cuộc hành quân về phía Mỹ được chuyển sang giai đoạn 2 và đổi tên thành White Wing theo lời đề nghị của Tổng thống Hoa Kỳ để cho thích hợp với cuộc hành quân bình định và Lữ Đoàn III KBKV chuyển sang hoạt động vùng phía Nam ở thung lũng Kim Sơn. Và Lữ Đoàn II KBKV của Đại tá W. R. Lynch đến thay thế trách nhiệm tảo thanh khu vực thung lũng An Lão.

Đến ngày này cuộc hành quân đã sang ngày thứ 9, hai trung đoàn của SĐ3 sao vàng của VC đang bị bao vây, tổng số Cộng quân bị hạ tại trận đến ngày này là 767 VC.

Ngày 5/2/1966 Lực lượng SÐND hành quân đã giải phóng được một vùng của Tam Quan với 120,000 dân đã bị VC lấn chiếm kềm kẹp trong 2 năm qua. Hạ thêm 147 VC, bắt sống 53 tịch thu 30 vũ khí. Về phía Nhảy Dù tính đến ngày này có 15 tử thương, 36 bị thương trong số này có Tiểu Đoàn Trưởng và Y sĩ Trưởng TĐ6ND cùng Tiểu Đoàn Phó TĐ3ND khi lực lượng Nhảy Dù tiến chiếm mục tiêu làng Gia Hựu.

Ngày 11/2/1966 trong vùng Kim Sơn LĐIIIKBKV Hoa Kỳ đã giao tranh ác liệt suốt ngày với Cộng quân. Kết quả KBKV có 6 BS tử trận và đếm được 249 xác VC nâng tổng số địch bị loại khỏi vòng chiến là 1,200 tên tính đến ngày này.

Ngày 14/2/1966 lúc bốn giờ sáng, từ vị trí đóng quân tại Hoài Sơn để yểm trợ công tác dân sự vụ, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được lệnh di chuyển bằng xe đến điểm hẹn là Đồi 10 của làng Gia Hựu, nơi chiến trường đẫm máu xảy ra khoảng mười ngày trước đó để phối hợp với Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và Chi Đoàn Thiết Vận M-113 tấn công vào 3 ngôi làng kế cận Gia Hựu.

Hai TĐ5 & 6ND với thiết vận xa, trực thăng võ trang và khu trục yểm trợ được lệnh tiến vào mục tiêu kế tiếp là 3 thôn xóm nhỏ giáp giới thôn Hy Văn thuộc xã Hoài Châu kế cận làng Gia Hựu, quanh làng có hệ thống giao thông hào sâu quá đầu người. Ngoài đường làng dân chúng bồng bế gồng gánh dắt trâu bò bỏ chạy sang khu vực Quốc Gia. Buổi trưa khoảng 1.00 giờ các chiến sĩ Nhảy Dù mở đội hình tác chiến, dàn hàng ngang khai hỏa tiến vào bìa làng, địch chống trả dữ dội. Hai phi tuần khu trục được gọi tới trút bom đạn vào mục tiêu, rồi sau đó các gunship tiếp tục tác xạ để yểm trợ cho cánh quân dưới đất. Mãi đến 6 giờ chiều, lúc trời nhá nhem tối, tại bờ đất ngôi làng thứ hai, nơi địch quân chống trả mãnh liệt nhất, TĐ6ND phải gọi khu trục giội bom xăng đặc, trực thăng võ trang bắn mấy đợt rocket, đại liên và đợt xung phong cuối cùng của Đại Đội 64 Nhảy Dù mới chiếm được mục tiêu, nhưng Trung úy Vân ĐĐT/ĐĐ64 bị tử thương. Thiếu úy Toàn Trung Đội Trưởng mới ra trường Đà Lạt bị thương nặng cùng với 7 Binh sĩ TĐ6ND và 6 BS thuộc TĐ5ND bị hy sinh, phía Kỵ Binh có hai xạ thủ đại liên bị tử trận cùng 5 người bị thương. Đến 9 giờ đêm tiếng súng thưa dần và im hẳn. Trực thăng đáp xuống di tản thương binh ngay trong đêm.

Ngày 15/2/1966 tờ mờ sáng, các đơn vị Nhảy Dù bắt đầu lục soát quanh các vùng giao tranh, xác địch còn nằm ngổn ngang trong các hố cá nhân. Theo lời khai của một Trung úy CS tù binh thì họ thuộc SĐ3 Sao Vàng đã đóng quân tại làng Hy Văn này đã 3 tháng rồi.

Chiều Ngày 15/2/1966 hành quân Thần Phong II vẫn tiếp tục, các đơn vị Nhảy Dù được lệnh rút về Hoài Sơn bàn giao chiến trường lại cho các đơn vị bạn tiếp tục công tác dân sự vụ bình định. Tính đến ngày này, trên 2,000 Cộng quân bị hạ.

Ngày 16/2 Các đơn vị thuộc LĐIKBKV gồm hai TĐ 1 & 2/5KBKV cùng Tiểu Đoàn 2/12 KBKV đến thay thế vùng trách nhiệm của LĐIIIKBKV. Các đơn vị này đã đột nhập và càn quét khu vực BCH đầu não của Trung Đoàn 22 VC mà các Kỵ Binh Hoa Kỳ gọi là khu “Tam Giác Sắt”, phá hủy các cơ sở và tịch thu rất nhiều vũ khí, lương thực và tiếp liệu quân dụng...

Ngày 1 tháng 3 giai đoạn cuối của cuộc hành quân White Wing bắt đầu với Lữ Đoàn II KBKV được thả vào vùng rừng rậm của Núi Cây Giệp để tìm và tiêu diệt hai Tiểu đoàn 6 và 18 của SĐ 325 CSBV. Cuộc hành quân chỉ có giao tranh lẻ tẻ vì đại bộ phận của hai đơn vị này đã bỏ chạy sang Lào vài ngày trước đó khi nghe tin cuộc hành quân sẽ triển khai đến vùng này.

Ngày 6/3/1966 Chấm dứt hành quân Thần Phong II sau 40 Ngày “lùng và diệt” địch quân và công tác dân sự vụ. với kết quả:

- 2,389 Cộng quân bị hạ bỏ xác tại trận, 536 bị bắt sống tịch thu 267 vũ khí cộng đồng và rất nhiều súng cá nhân đủ loại

- Về phía Hoa Kỳ có 288 tử thương, 990 bị thương

- Về phía VNCH: Nhảy Dù có 29 tử trận, 41 bị thương; Kỵ Binh có 2 tử trận và 5 bị thương.

 Quan sát chiến trường

 


Tài liệu tham khảo:

- Y-sĩ Tiền Tuyến của Trang Châu
- Operation Masher/White Wing trên trang web: wikipedia.org/wiki
- Hành Quân Masher/White Wing trong Chiến Tranh VN toàn tập của Nguyễn Đức Phương
- 1966 Việc từng Ngày của Đoàn Thêm nxb Xuân Thu, CA 1989.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******17******

17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Đại Bàng 800

(12-11-1966)

Bình Ðịnh là tỉnh cực Bắc của Quân Khu II dọc theo vùng duyên hải Việt Nam có tổng diện tích khoảng 6,000km² phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh PleiKu, phía Đông giáp biển Ðông. Bờ biển Bình Định dài hơn 95km (63 miles) với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Tỉnh có ll đơn vị hành chánh gồm l0 quận: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước và thị xã Qui Nhơn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

Bình Định dựa lưng vào dãy Trường Sơn trùng điệp về phía Tây, có các nhánh núi đâm ra biển khiến địa thế có ba mặt núi non hiểm trở. Các dãy núi không cao lắm khoảng trên dưới 1000m, thoai thoải dần về phía Đông:

- Dãy Thạch Tấn ngăn Bình Định với Quảng Ngãi, hai tỉnh thông nhau qua đèo Bình Đê. Trong dãy này có ngọn Thạc Tấn, nơi giao tranh của quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn trước đây. Xuống phía Nam, dãy Trường Sơn chia làm nhiều nhánh, gồm những ngọn núi thấp, đây là nơi cư ngụ của đồng bào Thượng.

- Dãy An Lão có các ngọn núi Cheu cao 952m (2,856ft), Teup cao 960m (2,880ft), Yon cao 960m (2,880 ft).

Dãy Kinh Sơn nằm trong quận Hoài Ân bao gồm những ngọn núi cao khoảng 500m (1,500ft) và đỉnh Kim Sơn cao 800m (2,400ft).

Dãy núi Vĩnh Thạnh nối với dãy Kim Sơn bởi đèo Giốc Đót, có những ngọn núi cao với địa thế hiểm trở như hòn Bong, hòn Heo và hòn Chuông.

Dãy Triều Châu là phần cuối của dãy Vĩnh Thạnh, phủ toàn cát trắng, được định làm ranh giới giữa Bình Định và Pleiku bởi đèo Măng Giang (Mang Yang). Dãy Triều Châu còn gọi là dãy Tây Sơn vì là nơi tụ binh khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn trước đây. Trong quận An Túc có các đỉnh Konlak cao 1,720m (5,169ft) và Kon Bonia cao 1,568m (4,704ft).

Dãy Nam Sơn (còn gọi là vùng núi Binh Sau), có các hòn Ông, hòn Bà, núi Am và hòn An Tượng. Dãy này ngăn chia Bình Định với Phú Yên, hai tỉnh này thông nhau bởi đèo Cù Mông. Trong quận Phú Cát có núi Bà cao 1,100m (3,300ft).

Dân số 1,461,000 người (1999). Bình Ðịnh là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chăm-pa mà di sản còn lưu giữ là thành Ðồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo; nơi xuất phát và là thủ phủ của nhà Nguyễn Tây Sơn với tên tuổi của người anh hùng lừng danh Nguyễn Huệ-Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân Đào Duy Từ, Ðào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên... Bình Ðịnh còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hóa đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật tuồng, bài chòi...

Theo tin tức, khu vực hành quân sắp đến của Chiến Đoàn II Nhảy Dù là một vùng xôi đậu trong tỉnh Bình Định, nơi đây Mặt trận Du Kích Chín Xã đã thao túng hoành hành, trong suốt mấy năm trường và những ngày vừa qua, có sự xuất hiện của một Sư Đoàn CSBV vừa mới xâm nhập. Khiến Quân đoàn II phải gởi điện khẩn, xin tăng cường đơn vị Tổng Trừ Bị để tảo thanh quân địch trong khi chúng chưa kịp triển khai lực lương.

Thực hiện kế hoạch nói trên, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 đã khởi động cuộc hành quân hỗn hợp truy kích Cộng quân trên toàn tỉnh Bình Định. Ðây là tỉnh lớn nhất ở khu vực Duyên hải trung nguyên, trung phần, gồm 12 quận với dân số gần 1 triệu người (tính đến cuối năm 1966), và cũng là nơi có nhiều đơn vị chủ lực Bắc Việt ẩn náu.

 

Bản đồ Tỉnh Bình Định

 

Để có đủ lực lượng truy lùng Cộng quân trên một vùng rộng lớn, các đại đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ, và Ðại Hàn đã được điều động tham chiến: Chiến Ðoàn Nhảy Dù của VNCH, Sư Ðoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn, và Sư Ðoàn 1 Không Kỵ của Hoa Kỳ.

Vào thời gian này, bản doanh Sư Ðoàn 22BB đóng tại Bà Gi, Sư Ðoàn 1 Không Kỵ đặt hậu cứ tại An Khê, và Sư Ðoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đặt bộ tư lệnh hành quân tại Vân Canh.

Trong cuộc hành quân này, vùng hoạt động của Chiến Ðoàn Nhảy Dù là 4 quận phía Bắc tỉnh Bình Định: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát. Khu vực phía Nam gồm ngoại vi thị xã Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong và Văn Cảnh là vùng hành quân của Sư Ðoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Khu vực phía Tây gồm An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lão và Hoài Ân là vùng hành quân của Sư Ðoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch của Bộ Tư Lệnh Liên Quân Việt-Mỹ-Đại Hàn tại Vùng 2 Chiến Thuật, thì Sư Ðoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ sẽ khởi động cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm trước “Ngày N” ba ngày, kế tiếp mới đến cuộc tiến quân của lực lượng VNCH và lực lượng Đại Hàn. Trong 3 ngày đầu của cuộc hành quân, với ưu thế về phương tiện trực thăng và hỏa lực không quân, Sư Ðoàn 1 Không Kỵ đổ quân ngay khu vực trung tâm của Cộng quân tại quận Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, các đơn vị bộ chiến của sư đoàn này đã tỏ ra xông xáo cố tìm Cộng quân để triệt hạ thế nhưng đối phương đã tránh né tất cả các cuộc giao tranh với đơn vị Hoa Kỳ vì biết rõ Sư đoàn Không Kỵ có hỏa lực không yểm rất mạnh.

Lực lượng địch:

Quân cộng sản tại Bình Định có Sư đoàn 3 Sao vàng, đơn vị chủ lực của Liên khu 5 cộng sản gồm các trung đoàn 2, 12, và 22, Tỉnh ủy Bình Định Trần Quang Khanh và một bộ chỉ huy Tỉnh đội gồm nhiều tiểu đoàn địa phương, còn du kích thì vô kể.

Lực lượng Bạn:

- Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ trách nhiệm khu vực hành quân gồm bốn quận phía Tây là: An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lão và Hoài Ân, là vùng núi non hiểm trở vì sư đoàn này có nhiều phương tiện trực thăng và hỏa lực Không Quân (Hành quân Thayer II).

- Khu vực phía Nam là: Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong và Văn Canh là vùng hành quân của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn.

- Bốn quận phía Bắc: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ và Phù Cát là vùng đông dân nhất, được giao cho Chiến Đoàn II Nhảy Dù Việt Nam tìm & diệt địch và bình định lãnh thổ. Chiến Đoàn II Nhảy Dù, Chiến Đoàn Trưởng Trung tá Đào Hùng với 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù:

• TĐ3ND, TĐT là Thiếu tá Trần Quốc Lịch
• TĐ6ND, TĐT là Thiếu tá Trương Vĩnh Phước
• TĐ9ND, TĐT là Thiếu tá Lê Văn Huệ.

Diễn Tiến:

Ngày 8/11/1966 các Tiểu Đoàn Nhảy Dù được máy bay C-130 chở tới phi trường Qui Nhơn, từ đó xe vận tải GMC đưa các đơn vị đến cầu Bà Gi để đóng quân tạm nghỉ đêm và chuẩn bị trang cụ.

Trong 3 ngày đầu, với phương tiện trực thăng dồi dào, Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa kỳ đã đổ quân xuống các vùng an toàn nhất của cộng sản tại các quận Hoài Ân và quận Vĩnh Thạnh, phá và đốt nhiều kho lúa dự trữ của cộng sản, khu hậu cần kiên cố của Liên khu 5 và Sư đoàn 3 Sao vàng. Dựa theo tin tức của Phòng 2, ngày 16/11/1966, BTL/QĐII áp dụng chiến thuật “điệu hổ ly sơn”, điều động Trung Đoàn 41/SĐ22BB do Trung tá Bùi Trạch Dzần làm Trung Đoàn Trưởng, sử dụng 2 Tiểu đoàn bộ binh và Bộ Chỉ huy Trung Đoàn vào vùng hành quân tại Vĩnh Thạnh thật sớm và đến mục tiêu vào lúc 3 giờ chiều thì đóng quân, cho Binh sĩ dùng cơm và đào công sự phòng thủ thật vững chắc. Vùng này là vùng xôi đậu nên có rất nhiều cơ sở nằm vùng của Việt cộng, thế nào các cơ sở này cũng sẽ mật báo cho cộng sản đem quân về đánh.

Trong khi đó một Tiểu đoàn trừ bị và một Chi đoàn Thiết vận xa được lệnh ém quân thật kỹ, xa vùng hành quân độ 10 cây số để địch không thấy. Quả nhiên đến hai giờ sáng, Trung tá Bùi Trạch Dzần báo cáo trên máy, một trung đoàn cộng sản bắt đầu tấn công vị trí đóng quân của Trung Đoàn 41 (trừ). BTL QĐII ra lệnh Chi đoàn Thiết vận xa và Tiểu đoàn Bộ Binh tùng thiết cấp tốc tiến vào mục tiêu và tấn công từ phía sau lưng không cho địch rút lui. Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa kỳ được tin ta đụng độ liền đem phi cơ thả trái sáng yểm trợ. Pháo binh của hai Sư đoàn 22BB Việt Nam và Hoa kỳ tác xạ liên tục để yểm trợ quân bạn. Hỏa châu của Sư đoàn 1 Hoa kỳ thả quá nhiều nên ánh sáng tỏa ra thấy rõ như ban ngày. Kế hoạch đánh lén ban đêm của cộng sản kể như bị phá vỡ. Ba mươi phút sau, Thiết vận xa và Tiểu đoàn Bộ Binh tùng thiết đã đến kịp, bao vây bọc hậu. Các đơn vị Cộng quân bị tấn công từ hai phía nên bị thiệt hại nặng. Đến 5 giờ sáng, cộng sản phải phân tán và rút lui chạy vào rừng, để lại trên 300 xác chết nằm rải rác khắp nơi, một số lớn vũ khí, đạn dược ngổn ngang trên chiến trường.

Về phía các đơn vị Nhảy Dù, ngày 12/11/1966 năm giờ sáng 2 Tiểu Đoàn 9 và 6ND được xe GMC chở về ngã Bồng Sơn, qua quận Phù Mỹ, đèo Nhông, đèo Phù Củ; gần xế trưa xuống xe dàn đội hình băng qua QL1. Các đơn vị bắt đầu tiến quân về phía Đông, TĐ9ND tiến quân bên cánh trái trái có núi Chóp Chài, sườn phải có TĐ6ND và Thiết Vận Xa.

Trong khi đó tại mặt trận Bồng Sơn, TĐ3ND được đưa đến vùng Đệ Đức Hoài Nhơn để tấn chiếm một ngọn đồi trong vùng kế cạnh một ngọn đồi khác cao hơn do Việt Cộng chiếm ngụ. Ban ngày lực lượng Dù quan sát thấy rõ những hoạt động của địch quân như di chuyển, đào hầm hố... Hôm sau, TĐ3ND được lệnh tấn công vào mục tiêu. Khởi đầu chỉ có giao tranh lẻ tẻ, Cộng quân cố tình tránh né đụng độ với đơn vị Nhảy Dù. Áp dụng chiến thuật “Hồi Mã Thương” TĐ3ND do Thiếu tá Trần Quốc Lịch chỉ huy, đã bất thần càn quét ngược lại những vùng vừa đi qua. Bị tấn công bất ngờ, các bộ đội cộng sản chém vè vừa tái xuất hiện không kịp phản ứng nên đã bị tiêu diệt rất nhiều và bắt sống hằng trăm tù hàng binh. Khi khai thác tù binh, chính các tù binh đã nói: “Biết được cả Mỹ và Đại Hàn trong cuộc hành quân này, nhưng Mỹ và Đại Hàn ít khi cho đầu hàng mà tiêu diệt hết. Mặc dù rất sợ quân Dù, nhưng dù sao cũng là người Việt nên hy vọng nhiều hơn...” Vị TĐP/TĐ3ND lúc bấy giờ là Đại úy nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã mời rất nhiều phóng viên quân đội cũng như dân sự đến tận chiến trường để chứng kiến và tường thuật trên báo chí, truyền thanh và truyền hình về chiến thắng này.

Theo tin tức tình báo, Trung đoàn 2/SĐ3 VC và Tiểu đoàn 93 địa phương vừa xâm nhập thôn Dương Liễu trong khu vực đầm Trà Ổ thuộc huyện Phù Cát. Ngày 14/11/1966 TĐ9ND liền được điều động đến truy lùng. Dùng chiến thuật giống như lùa tôm xúc tép (bao vây tấn công), Tiểu đoàn tung hai đại đội tiến thẳng vào Đầm Trà Ổ, để lục soát dọc theo bờ biển từ Vạn Phú qua nhà thờ Chánh Khoan; rồi dàn quân làm tuyến ngăn chận tại đây. Tiểu đoàn 9ND (trừ), chia quân hai ngã, tiến thẳng vào mục tiêu là ngọn Núi Lồi. Các đại đội Nhảy Dù tiến quân thần tốc, khiến lực lượng cộng sản bị rối loạn, không kịp trở tay, một phần bị bắt, một phần chém vè chạy ra biển rồi bị túm gọn bởi các đơn vị ở Đầm Trà Ổ. Sau một tuần lễ hành quân, 131 Cộng quân bị hạ tại trận, một số lớn bị bắt sống, các đơn vị Nhảy Dù chuyển sang công tác Dân Sự Vụ và tái lập các cơ sở hành chánh để giúp cho dân chúng an ổn làm ăn.

Các dân làng khỏe mạnh ở dưới chân Núi Lồi đã di tản đi gần hết, chỉ còn lại những người già cả yếu đuối, nhiều người ở đây bị một chứng bịnh kỳ lạ, giống như dịch hạch, có từng chùm mụt nổi ở cổ và háng. Ai nấy đều sợ truyền nhiễm trong các giếng nước, nên phải đun sôi kỹ lưỡng và đôi khi dùng nước dừa để giải lao. Tiểu đoàn trưởng bảo bác sĩ và y tá cố gắng cứu chữa cho những người dân đau khổ này!

Một hôm nọ, binh nhì Huy, thuộc khẩu đội đại bác 75ly, đang đào hố nhỏ ở gần bờ biển để đi đồng (đại tiện). Bỗng có một cậu bé tuổi chừng 15, đang lấp ló nhìn trộm trong một cái chòi nhỏ, Huy tay cầm xẻng, vai mang súng chạy tới hỏi:

- Em nhỏ làm gì mà núp ló ở đây?

- Em đói quá, mấy ngày không có gì trong bụng, anh cho em xin chút cơm ăn đi!

Huy thấy em mặc áo quần rách rưới, tay chân run rẩy, mặt mày xanh lét, anh tội nghiệp, nhưng trong nồi chỉ còn toàn cơm cháy khét. Huy thấy chú bé ăn ngấu nghiến, không bỏ sót một hột cơm cháy nào hết.

Ăn xong, cậu bé vừa liếm những hạt cơm còn dính trên mấy ngón tay, vừa nói:

- Anh muốn bắt mấy ông du kích không, em chỉ cho? Nẫu (chúng nó) bắt ba em, lấy búa đập đầu đến chết, em chạy trốn ngoài đồng, bữa đói bữa no, không dám về nhà.

Thì ra vì gia đình em là điền chủ giàu có trong làng, ba em bị đấu tố, và do chính tay tên Chủ tịch Mặt Trận Chín Xã đứng ra tuyên án. Tiểu đoàn trưởng được tin, vội ra lệnh cho Đại đội 92 dẫn ban An ninh đi truy lùng bắt được tên Chủ tịch và một số du kích địa phương. Được tin này, Trung tá Đào Văn Hùng, Chiến đoàn trưởng, bảo trực thăng chở tên Chủ tịch Mặt trận Chín Xã về Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Nhưng giữa đường, hắn ta nhào ra khỏi máy bay tự tử. Trung tá Hùng đem em bé về Sài Gòn nhận làm con nuôi, sau này em đi lính Dù và là hạ sĩ nhứt trong Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử.

Càn quét trong Đầm Trà Ổ hơn một tuần, các đơn vị Nhảy Dù được trực thăng vận qua quận Hoài Nhơn. Ở đây cũng chỉ chạm địch lẻ tẻ. Hơn một tháng rưỡi, các tiểu đoàn nhảy dù đã dẫm nát hết khu rừng núi sình lầy của Đầm Trà Ổ, Núi Lồi, Phù Cát và mật khu Hoài Nhơn với 1,757 Cộng quân bị hạ tại trận.

Trận Sa Huỳnh:

Sau những thất bại liên tiếp trong năm 1966 tại Bình Định, vào đầu năm 1967, lực lượng Cộng quân lại tập trung tại phía Nam Vùng 1 thuộc Tỉnh Quảng Ngãi giáp ranh với Bình Định để được bổ sung quân số, và tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào một số đồn bót và căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ. Để chận đứng các hoạt động quấy rối của đối phương, BTL QĐII đã đưa Chiến Đoàn II Nhảy Dù mở cuộc hành quân truy lùng địch tại khu vực Sa Huỳnh.

Bước sang những ngày đầu năm 1967 Quân Đoàn II lại đưa các đơn vị Nhảy Dù đổ bộ trực thăng vận xuống vùng nhiều VC ở Sa Huỳnh giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi. Địch tại đây thật gan lỳ và hung hăng, Nhảy Dù chưa kịp nhảy xuống đất là đã bị họ bắn trả xối xả vào các trực thăng chở quân.

Dùng chiến thuật thần tốc, các chiến sĩ Dù vừa nhảy xuống đất đã vội dàn quân vừa bắn vừa hô “Xung phong” vang rền cả chiến địa. Vì hỏa lực và sức chiến đấu quá dũng mãnh của các chiến sĩ Nhảy Dù, nên địch thấy chống cự không lại, xúm nhau cong lưng chém vè (tháo chạy). Bỏ lại các Cán bộ Chỉ Huy trong hầm Trung Tâm Hành Quân của họ.

Hầm này rất lớn, bề ngang 3 thước, bề dài độ 6 thước. Các Binh sĩ bao vây xung quanh, kêu gọi đầu hàng. Nhưng họ ngoan cố mở lựu đạn tự tử (Cán bộ cao cấp cộng sản ở khu Bình Định, Qui Nhơn đã bị nhồi sọ quá nhiều nên rất cứng đầu). Khi lục soát dưới hầm thì thấy có xác cố vấn Trung Cộng và tên Huyện ủy vùng Bồng Sơn, Tam Quan, cùng nhiều tài liệu chứng tỏ họ là những Cán bộ Chính trị Cao cấp. Chiều hôm đó, sau khi thu dọn chiến trường, toàn bộ chiến đoàn đóng quân ngay trong làng xôi đậu này.

Sau một tuần hành quân lục soát trong vùng Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, hạ 805 CQ tại trận, bắt 52 tù binh, tịch thu 42 súng cộng đồng và 139 súng cá nhân. Sau đó các đơn vị Nhảy Dù được xe đưa về Tam Quan. Trong khi chờ đợi máy bay vận tải tới phi trường Đệ Đức để về Sài Gòn.

 

Anh muốn bắt mấy ông du kích không, em chỉ cho?


SĐ1 Không Kỵ đổ quân trên chiến trận

 


Tài liệu tham khảo:

1. Hành Quân Đại Bàng 800 của Đại tá Trịnh Tiếu Sacramento, California tháng 5, 1995 trên trang nhà www.generalhieu.com

2. Hành Quân Đại Bàng 800 Trong Bối Cảnh Hành Quân Của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ của Nguyễn Văn Tín trên trang nhà www.generalhieu.com

3. Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưỡng Tác giả xb 20/2/1998
4. 1966 - Việc từng ngày của Đoàn Thêm
5. Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******18******

18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Hành Quân Liên Kết 81

(Tại Quảng Ngãi từ 16/2/1967 đến 22/2/1967)

Đất Quảng Ngãi, xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Cuối đời Hán bị quân Lâm Ấp chiếm, sang đến đời Tống thuộc Cổ Lũy Động của Chiêm Thành.

Năm Nhâm Ngọ 1402, Hồ Quý Ly sai tướng Đỗ Mẫn đem 15 ngàn binh thủy bộ chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm là Ba Dịch Lai phải dâng đất Chiêm Động (phủ Thăng Bình, Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (Quảng Ngãi) xin bãi binh. Hồ Quý Ly chia đất này thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt lộ Thăng Hoa cai quản bốn châu. Năm 1414 nhân lúc Việt Nam bị nhà Minh đô hộ, Chiêm Thành đánh lấy lại vùng đất này.

Năm Tân Mão 1471, Vua Chiêm là Trà Toàn sang phá quấy vùng biên giới, vua Lê Thánh Tôn đem 20 vạn quân thủy bộ ngự giá thân chinh, quân Chiêm phải rút lui về cố thủ tại Trà Bàn. Vua Lê ra lệnh tiến quân vào cửa Thị Nại, ngày 26 tháng 2 Âm Lịch vây đánh Trà Bàn và bắt được vua Chiêm. Từ đó Chiêm Thành thần phục nước ta. Vua Lê Thánh Tôn lấy đất Đồ Bàn và Cổ Lũy lập ra Đạo Quảng Nam. Quảng Ngãi là một trong ba phủ thuộc Đạo Quảng Nam và thay đổi tên nhiều lần qua các triều đại như Phủ Quảng Nghĩa (1558) Đời nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802) cải Quảng Nghĩa thành Hóa Nghĩa phủ (1788). Năm 1802, Gia Long đặt Quảng Nghĩa dinh rồi đổi Quảng Nghĩa trấn vào năm 1808. Đời Minh Mạng đặt là tỉnh Quảng Nghĩa vào năm 1834. 

 

Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi

 

Trước năm 1975 Quảng Ngãi có mười quận: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Quảng Ngãi có các cửa Biển Sơn Trà, Sa Kỳ, Đại Cổ Lũy, Mỹ Ý, Sa Huỳnh và hải đảo Lý Sơn hay Hòn Ré. Các sông chính chảy qua tỉnh là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng và Sông Vệ. Núi Thiên Ấn là thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Sơn Long, gần sông Trà Khúc, cao 105m (315ft). Trên đỉnh bằng phẳng ước chừng mười mẫu Tây, bốn mặt vuông phẳng trông như cái ấn. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên (con sông lớn). Núi Ấn soi mình xuống dòng sông Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dòng sông.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc vĩ tuyến 15 cách Sài Gòn 838 cây số với nhiều núi đồi, gò cao, thung lũng và biển cả. Núi rừng chiếm gần 2/3 diện tích tỉnh, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Tín, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kontum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km (84 miles), ngoài khơi có đảo Lý Sơn (Cù lao Ré). Miền đồng bằng đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát. Tổng diện tích 513,520 mẫu tây, Quốc lộ 1 chạy xuyên qua tỉnh theo chiều Nam Bắc, Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Quảng Ngãi, Quảng Tín là hai tỉnh thuộc vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 2 Bộ Binh/Khu 12 Chiến Thuật. Với ba Trung Đoàn 4, 5 và 6 trực thuộc được trải mỏng để giữ đồn bót an ninh diện địa, không một đơn vị nào lưu động tác chiến để làm thành phần trừ bị bảo vệ. Cho nên địch quân lợi dụng khiếm khuyết này thường đêm [đêm] pháo kích quấy phá, đường bộ giao thông đến các quận lỵ thường bị cắt đứt phải tiếp tế bằng trực thăng, lực lượng Địa Phương Quân hoạt động hạn chế bảo vệ dân quanh các quận lỵ không hữu hiệu. Giữa lúc tình trạng bi đát đó, vị Tân Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Đại tá Nguyễn Văn Toàn đáo nhậm đơn vị vào giữa năm 1966.

Vừa nhậm chức, Đại tá Toàn đề ra ngay kế hoạch tái phối trí lực lượng. Ông đã hướng dẫn lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân nhận lãnh trách nhiệm an ninh diện địa thay thế cho các đơn vị thuộc SĐ2BB, chủ lực quân rút chân ra khỏi các đồn bót, bổ sung quân số và huấn luyện chiến thuật sẵn sàng lưu động tác chiến bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào như một đơn vị “Tổng Trừ Bị”.

Kể từ đó 3 Trung Đoàn 4, 5 và 6 Bộ Binh lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Sư Đoàn thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân “Liên Kết” với các đơn vị đồng minh mở rộng khu vực an ninh, giúp cho các Tiểu khu Quảng Ngãi và Quảng Tín bình định các vùng thường hay bị địch quân quấy phá trước kia.

 

Nhờ vậy, kế hoạch bình định trong năm này được thành công tốt đẹp, dân chúng dần dần được an ổn làm ăn, khiến các đơn vị chủ lực tỉnh, địa phương huyện và du kích cộng sản bị loại dần, hoạt động không còn hữu hiệu và mất dần địa bàn hoạt động. CSBV phải tăng cường nhịp độ xâm nhập người và vũ khí vào miền Nam bằng đường bộ qua đường mòn HCM và bằng đường biển. Lực lượng chính quy của địch bắt buộc phải lộ diện, nhưng mỗi lần chúng tập trung quân, lại bị SĐ2BB càn quét nhờ vào lưu động tính và sức mạnh của Sư Đoàn 2 Bộ Binh được tập trung.

Để đối phó với sức mạnh và lưu động tính của SĐ2BB, Cộng quân đưa ra chiến thuật “Chốt điểm” hoặc “chốt kiềng”. Chốt điểm được tổ chức gồm từng tổ, mỗi tổ gồm khoảng 5 hay 6 tên địch chiếm giữ một vị trí an toàn để cản đường tiến quân của ta. Ba hay bốn “chốt điểm” liên kết lại để bảo vệ cho nhau thành “chốt kiềng”. Khuyết điểm của chốt điểm là thụ động và phân tán hỏa lực. Đại bộ phận của địch gồm cả Bộ chỉ huy ở cách xa phía sau. Sau khi điều nghiên, mỗi khi gặp “Chốt” loại này, các đơn vị thuộc SĐ2BB không tấn công phá chốt ngay để bị hao mòn, chỉ lợi dụng đêm tối tiến ra phía sau, bao vây cắt đường tiếp tế, tự nhiên chốt phải tan rã. Hơn thế nữa, Quân Lực VNCH đã bắt đầu hành quân chung với Quân lực Hoa Kỳ, với chiến thuật “Diều Hâu” trực thăng vận đổ quân ngay trên đầu địch nên chiến thuật “Công đồn đả viện” cũng như “Chốt điểm Chốt Kiềng” đương nhiên bị vô hiệu hóa.

* Hành Quân LK81 Giai đoạn I

Vào tháng 2/1967 để thử nghiệm chiến thuật lưu động tính của đơn vị sau khi bàn giao trách nhiệm diện địa cho các đơn vị ĐPQ và Nghĩa quân, khởi đầu SĐ2BB phối hợp hành quân cấp Trung Đoàn với Lữ Đoàn Thanh Long Đại Hàn, nhắm vào vùng Đông Bắc Thị xã Quảng Ngãi bao gồm các xã Bình Hòa, Bình Thiện, Bình Kỳ, Bình Đức (Cap Batangan hay mũi Ba làng An) và Sơn Mỹ (tức Mỹ Lai), để tiêu diệt các lực lượng du kích địa phương và bảo vệ dân làng chuẩn bị thu hoạch vụ mùa tới.

Lực Lương Địch gồm có:

- 2 Trung Đoàn của SĐ3 Sao Vàng thuộc QK 5 CS (Sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV được thành lập vào ngày 2/11/1965, gồm có 3 trung đoàn bộ binh 2, 12 và 22, 1 tiểu đoàn pháo cối, 1 tiểu đoàn cao xạ 12ly7, 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin và 1 một đại đội trinh sát, thường hoạt động trong khu vực tỉnh Quảng Ngãi và vùng duyên hải tỉnh Bình Định)

- Tiểu Đoàn 406 Đặc Công
- Tiểu Đoàn 46 Chủ Lực Tỉnh.

Lực Lượng Bạn gồm các đơn vị Việt-Mỹ và Đại Hàn như sau:

Giai đoạn I:

1. SĐ2BB với 3 Trung Đoàn 4, 5 và 6
2. Lữ Đoàn Thanh Long của Đại Hàn.

Giai đoạn 2:

1. Sư Đoàn 2 Bộ Binh
2. Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Hồ Trung Hậu làm Chiến Đoàn Trưởng gồm 2 Tiểu Đoàn:

• Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù do Thiếu tá Lê Văn Đặng làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thu Lương làm Tiểu Đoàn Phó
• Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Lê Văn Ngọc làm Tiểu Đoàn Phó

3. Chi Đoàn 3/4 Thiết Giáp do Trung úy Phan Công Tuấn làm Chi Đoàn Trưởng
4. Lữ Đoàn Thanh Long Đại Hàn
5. Duyên Đoàn 16
6. Đại Đội Trinh Sát 2/SĐ2BB do Trung úy Nguyễn Văn Bê làm Đại Đội Trưởng
7. SĐTQLC Hoa Kỳ.

Diễn Tiến:

Cuộc hành quân dự trù 10 ngày. Tuy nhiên đến ngày thứ hai, BTL hành quân nhận được tin tình báo phát hiện ra 2 chiếc tàu CSBV chở đầy vũ khí và gạo để tiếp tế cho VC đang di chuyển ngoài Hải phận Quốc Tế, ban ngày ngụy trang làm tàu đánh cá, ban đêm di chuyển. BTL/SĐ2BB ra lệnh cho Duyên Đoàn 16 Hải Quân Việt Nam theo dõi và đặt kế hoạch chận bắt.

Trong khi đó BTL/Quân Khu 5 của cộng sản điều động 2 Trung Đoàn chính qui từ mật khu Đỗ Xá di chuyển về vùng Tây Bắc Tỉnh Quảng Ngãi phối hợp yểm trợ với các Tiểu Đoàn 406 Đặc Công và Tiểu Đoàn 48 Chủ Lực Tỉnh để bảo vệ hành lang tiếp nhận từ Tịnh Đức qua Núi Thình Thình, núi Võ rồi băng qua QL-1 về Núi Ngang, Vĩnh Tuy.

Cuộc hành quân chuyển hướng, áp dụng kế nghi binh. Lực lượng Đại Hàn rút về Bình Liên, Trung Đoàn 4BB rút về hậu cứ gần Phi Trường Quảng Ngãi trong tư thế ứng chiến sẵn sàng trở lại khu bờ biển khi tàu địch cập bến. Duyên Đoàn 16 vẫn túc trực bám sát theo dõi lộ trình của tàu giặc. Sau năm ngày di chuyển chậm chạp và quan sát với một số ghe đánh cá đến liên lạc, CSBV nghĩ là cuộc hành quân đã chấm dứt, tàu vũ khí bắt đầu di chuyển từ đảo Lý Sơn cập vào mũi Ba Làng An, thuộc khu trách nhiệm của lực lượng Đại Hàn.

Khi tàu vừa cập bến, các đơn vị hành quân nhanh chân trở lại vị trí hành quân, tiến chiếm các mục tiêu đã ấn định. Khi lực lượng Đại Hàn tiến đến tàu, VC biết đã bị lộ liền cho nổ tàu. Tuy nhiên chỉ hư hại một ít vũ khí nhẹ, còn lại trên 1,000 vũ khí còn mới nguyên bị tịch thu.

 

 

Trong khi đó một chiếc tàu khác chở gạo tiến về Quảng Ngãi, nhưng vừa đến ngang Đà Nẵng, nhận được tin tàu vũ khí bị phát giác chúng biết đang bị theo dõi không trở về Bắc được chúng bèn cho nổ đánh đắm tàu, gạo trôi tắp vào bờ biển Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi. Ngư dân thay vì đi chài lưới họ ra vớt gạo, có người được cả tấn gạo mang nhãn hiệu Trung Cộng, mỗi bao nặng 100kg và được bọc bằng nylon nên không bị thấm nước.

Lương thực và vũ khí tiếp tế từ Bắc vào đã bị mất hết QK5CS quyết định đưa quân xuống đồng bằng để thu hoạch mùa lúa sắp tới. Được tin tình báo, BTL/SĐ2BB quyết định mở cuộc HQLK81 giai đoạn II để bảo vệ mùa gặt tới của nông dân không thể lọt vào tay CS. Cánh đồng lúa Quảng Tín và Quảng Ngãi thật trù phú khi được mùa có thể nuôi quân hai hay ba Sư Đoàn trong một năm.

* Hành Quân LK81 Giai đoạn 2

Hai Trung Đoàn 5 và 6/SĐ2BB trách nhiệm bảo vệ nông dân trong vùng tỉnh Quảng Tín, Trung Đoàn 4/SĐ2BB trách nhiệm vùng Quảng Ngãi. SĐ2BB không còn lực lượng trừ bị nên Bộ TTM/QLVNCH đã chấp thuận yêu cầu tăng cường Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Hồ Trung Hậu làm Chiến Đoàn Trưởng để làm lực lượng trừ bị.

BCH/Chiến Đoàn I cùng TĐ1ND được không vận từ Sài Gòn ra thẳng phi trường Quảng Ngãi, trong khi đó TĐ7ND được không vận đến phi trường Cam Ranh rồi từ Cam Ranh được C-123 bốc ra thẳng phi trường Quảng Ngãi vào buổi tối và ngày hôm sau trực thăng vận đưa vào khu vực hành quân tại Sơn Nam giữa Núi Tròn và Sông Trà Khúc.

 

Sông núi tại Quảng Ngãi

 

Vùng hành quân bao gồm khu vực giữa hai con sông Trà Bồng và Trà Khúc. Khu vực này là hành lang xâm nhập quan trọng của CS từ bờ biển nối với mật khu Đỗ Xá, nơi đóng quân của BTL/QK5CS.

Địa thế khu vực này rất hiểm trở và thuận lợi cho việc ém quân. BTL/HQ đã cho Đại Đội 2 Trinh Sát vào hoạt động trước 3 ngày khai diễn cuộc hành quân để thăm dò và áp đặt 2 toán viễn thám ở khu núi Tròn. Lợi dụng trời mưa và đêm tối hai toán này đã hoàn tất nhiệm vụ trong vòng 48 giờ.

Sáng sớm ngày 16/2/1967 (Ngày N) Bộ Tư lệnh Sư Đoàn TQLC Hoa Kỳ di chuyển đến vùng núi Thiên Ấn, phía Bắc Sông Trà Khúc. Trong khi toàn bộ Trung Đoàn 4BB xuất phát từ Sơn Hương tiến về phía Tây chiếm các mục tiêu 45, 46 phía Đông Bắc Núi Tròn khoảng 10km và BCH/Chiến Đoàn I Nhảy Dù với hai Tiểu Đoàn 1 và 7 Nhảy Dù được di chuyển đến án ngữ tại Sơn Trung.

Ngày N+1 (17/2/1967) Sáng sớm Trung Đoàn 4BB bắt đầu chạm địch cấp Đại Đội, trong khi các đơn vị TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm mục tiêu trong khu vực núi Ca-Ty cũng chạm địch cấp Trung Đội. Một số các đơn vị địch cố gắng di chuyển vào vùng hành quân để tăng cường cho các đơn vị địa phương nhưng bị chận đánh, trong ngày này có 60 cán binh VC bị hạ, tịch thu 7 súng cộng đồng và nhiêu đạn dược.

Bước sang ngày N+2 (18/2/1967) Ðịch bắt đầu phản công, tấn kích Trung Đoàn 4BB tại mục tiêu 46. Trung Đoàn 4 phản công quyết liệt, địch quân bị thiệt hại nặng và rút về hướng Sơn Nam gần nơi Chiến Đoàn Nhảy Dù đóng quân. Địch cố tránh giao chiến để ém quân nhưng chúng bị đơn vị viễn thám của Trinh Sát Sư Đoàn 2 theo dõi.

Ngày N+3 (19/2/1967) Chiến Đoàn I Nhảy Dù được điều động tấn công vào mục tiêu bằng hai mũi dùi để dứt điểm. (vào thời gian này, Nhảy Dù còn dùng súng cá nhân bán tự động Carbine M2, mỗi Đại Đội chỉ mới nhận được khoảng 15 khẩu AR15). Giao chiến dữ dội, lực lượng Nhảy Dù đã chiến đấu quyết liệt, triệt hạ từng đợt xung phong biển người của địch quân. Tuy không có Pháo Binh, không có Phi Cơ yểm trợ, Chiến Đoàn I Nhảy Dù đã thanh toán mục tiêu dễ dàng và xóa sổ Trung Đoàn 22 của SĐ3 Sao Vàng CS, viên Trung đoàn Trưởng người Huế, tập kết ra Bắc mới trở về Nam bị tử trận.

Khởi đầu Tiểu Đoàn 7ND làm nỗ lực chính. Tiểu Đoàn 7 do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Lê Văn Ngọc làm Tiểu Đoàn Phó vừa được không vận từ Cam Ranh đến ngay trong đêm (kế nghi binh để đánh lạc hướng tình báo của địch quân) liền tiến quân tấn công vào vị trí ém quân của Trung Đoàn 22/SĐ3 Sao Vàng của CS trong vùng Sơn Nam. Suốt ngày đầu Cộng quân tránh né nên không có đụng độ. Di chuyển đến chiều tối đến một bờ làng, TĐ7ND dừng chân bố trí đóng quân đêm quanh một ngọn đồi với dấu tích là một ấp chiến đấu của CS có những bờ tre vây quanh ở mạn Bắc sông Trà Khúc. Bốn Đại Đội trấn đóng chung quanh theo vị trí 4 hướng: Đại Đội 71, Đại úy Trần Đăng Khôi ĐĐT trấn giữ mặt phía Đông; Đại Đội 72/Trung úy Hồ Ngọc Sơn trấn đóng mặt phía Tây, Đại Đội 73/Trung úy Nguyễn Quang Sáng trấn giữ mặt phía Nam; Đại Đội 74 Trung úy Nguyễn Lô trấn giữ mặt phía Bắc, Đại Đội 70 Vũ Khí Nặng/Trung úy Nguyễn Đình Toán, BCH Chiến đoàn cùng BCH Tiểu Đoàn ở trung tâm.

Tại sườn phía Nam của vị trí đóng quân là khu vực trách nhiệm của Đại Đội 73, sau khi đóng quân đêm, các đơn vị Nhảy Dù thường tung các toán kích đêm bung ra ngoài hoạt động. Đêm nay Hạ sĩ I Cảnh trong BCH Đại Đội dẫn một Tiểu Đội ra ngoài phục kích và đến khoảng 2.00 giờ sáng toán tiền đồn này trở về lại bên trong vị trí đóng quân.

Khi toán quân của HSI Cảnh trở vào, Trung úy Sáng ĐĐT/ĐĐ73 đang đi tuần tiểu với khẩu AR15 trên tay, Ông hỏi mật khẩu:

- Ai đó.
- Cảnh đây!

Vị ĐĐT nghe tiếng trả lời quen thuộc của “đệ tử” nên để cho toán quân đi vào. Nhưng chỉ vài phút sau lại có một toán quân khác cũng đi vào theo lối đó. Trung úy Sáng lại hỏi mật khẩu:

- Ai đó.
- Cảnh đây!

Đại Đội Trưởng 73 biết là quân gian nên khai hỏa ngay tức khắc, tất cả 5 tên đặc công VC với trên người đầy lựu đạn và bộc phá, lần theo sau toán kích dự định đột nhập vào trong căn cứ, tất cả đều bị hạ sát. Nhờ tiếng súng khai hỏa báo động của ĐĐT/Đại Đội 73, tất cả Tiểu Ðoàn đã nhanh chóng vào vị trí tác chiến.

Biết là toán đặc công cảm tử đã bị bại lộ và bị tiêu diệt, Cộng quân bèn xua quân xung phong, dốc toàn lực tấn công biển người vào cả bốn mặt vị trí đóng quân của TĐ7ND. Nhờ báo động kịp thời với những công sự chiến đấu kiên cố là những bờ tre, các chiến sĩ mũ đỏ đã đốn ngã địch quân la liệt. Súng bắn không cần nhắm, lựu đạn ném không cần lấy đà, địch quân càng ngày càng tiến gần, lớp này ngã gục thì lớp khác chồm lên như những con thiêu thân. Giao tranh kéo dài đến sáng ngày hôm sau.

Khi trời gần sáng, cường độ giao tranh bắt đầu giảm bớt nhưng Cộng quân lại gia tăng pháo kích. Hằng trăm qủa đạn pháo đủ loại rơi vào vị trí đóng quân của TĐ7ND. Các phi tuần phản lực của Mỹ do các Cố Vấn Nhảy Dù gọi tới yểm trợ kịp thời triệt hạ các ổ pháo và các vị trí ẩn núp của địch quân nên sau đó đội hình của Cộng quân dần dần tan rã. Sáng sớm Tiểu Đoàn 7 tung quân lục soát, trên 300 xác Cộng quân rải rác quanh vị trí phòng thủ đã được tìm thấy, tịch thu hằng trăm súng đủ loại. Riêng Đại Đội 73 đã tịch thu được 147 khẩu.

Tại mặt trận phía Nam, khu vực trách nhiệm của Đại Đội 73, sau đợt dội bom của phi pháo, Đại Đội bắt đầu dàn quân lục soát thì có khoảng 12 tên VC trong tư thế dàn hàng ngang, mỗi tên hai tay cầm một khẩu Trung Liên Nồi đưa lên khỏi đầu và xin đầu hàng. Trung úy Đại Đội Trưởng ra lệnh nổ súng hạ sát tất cả. Viên Trung úy cố vấn (mặt búng ra sữa) la lớn rằng ĐĐT làm như thế là vi phạm quy chế tù binh, Ông ta sẽ thưa Trung úy Sáng ra tòa. Nhưng ông ta chưa dứt lời thì một loạt AK của Cộng quân núp gần đó đã trúng vào chân trái làm ông bị gẫy giò và phải tản thương khẩn cấp. Và sau đó không còn nghe ông kiện cáo gì nữa. (có lẽ ông đã hiểu rõ quy chế “Tù hàng binh và VC”).

Trong khi đó, BCH chiến đoàn điều động TĐ1ND tiến lên phía cánh trái của TĐ7ND để trợ chiến và lục soát vị trí pháo của địch về hướng Núi Tròn. Tiểu Đoàn 1ND do Thiếu tá Lê Văn Đặng làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thu Lương làm Tiểu Đoàn Phó dàn quân với đội hình hang ngang: Đại Đội 15 của Trung úy La Trịnh Tường dẫn đầu, Đại Đội 14 của Trung úy Trịnh Tân đi cánh phải, Đại Đội 11 của Trung úy Võ Văn Thừa đi cánh Trái, và Đại Đội 12 của Trung úy Trương văn Ngoạt bọc hậu.

Các cánh quân lục soát tiến về hướng núi Tròn thấy hằng trăm xác Cộng quân nằm la liệt do phi pháo oanh kích. Khi qua khỏi con đường đất đỏ vào tới một khu vực VC gọi là ấp chiến đấu. Địch quân bắt đầu khai hỏa dữ dội, Trung úy Trịnh Tân ĐĐT 14 bị tử thương ngay loạt súng đầu tiên. Trung úy Tường bèn đốc thúc ĐĐ15 đánh thốc vào BCH Trung Đoàn/SĐ3 Sao Vàng che mạn sườn bên trái ĐĐ14. Sau hai giờ giao tranh, TĐ1ND đã làm chủ chiến trường. Cộng quân bỏ chạy để lại trên 100 xác tại trận. Ta tịch thu 2 súng cối 106ly của Tiệp Khắc, một đại liên phòng không 12.7ly, một súng Bazooka của Trung Cộng, cùng một số lớn vũ khí cá nhân.

Tổng kết Chiến Đoàn I ND đã hạ tại chỗ 746 cán binh VC, 10 tên bị bắt sống, tịch thu 27 súng cộng đồng, gần 500 súng cá nhân.

Trong khi đó Trung Đoàn 4BB đã yểm trợ cho dân chúng tấp nập vào gặt lúa đưa về nơi an toàn trong mấy ngày liên tiếp. Đến ngày 22/2/1967 Hành quân LK81 kết thúc: 813 VC bị hạ, 52 bị bắt sống, tịch thu 43 súng cộng đồng, 539 súng cá nhân.

 

Khu vực hành quân Liên Kết 81

 


Tài Liệu Tham Khảo:

- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù của Trung tá La Trịnh Tường trên trang nhà www.nhaydu.com
- Tường thuật Trận Liên Kết 81 của Trung tá Nguyễn Quang Sáng hiện đang cư ngụ tại San José California

- Những sự thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975 của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn, Tác giả xuất bản

- Operation LIEN KET 81 information trên trang web: www.flyarmy.org/panel/battle/67021700
- Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******19******

19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự

(May 18-27/1967)

Vùng Phi Quân Sự

Sông Bến Hải lấy tên từ địa danh ở thượng lưu con sông bắt nguồn trong dãy Trường Sơn chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Có thuyết nói là địa danh nguyên thủy gọi là “Bến Hói”. “Hói” là tiếng địa phương nghĩa là dòng sông nhỏ. Vì vậy “Bến Hải” là đọc trại từ “Bến Hói”. Sông Bến Hải chảy được khoảng 80 cây số thì gặp sông Sa Lung từ hướng Tây Bắc đổ vào. Hai con sông hợp lưu chảy tiếp ra Biển Đông, qua một làng ở bờ bắc có tên là Minh Lương nên được gọi là sông Minh Lương.

Thời Minh Mạng, do phải kiêng húy vua nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Cây cầu nằm không xa ngã ba sông cũng mang tên Hiền Lương. Con sông trên vĩ tuyến 17 có chiều dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m (thôn Tùng Luật), đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m. Đầu nguồn dòng sông rất hẹp có nơi chỉ rộng 20m (xóm đạo Phước Sơn), đoạn Cửa Tùng đổ ra biển bị đụn cát phía bờ Nam đang tiếp tục lấn dần làm cho Cửa sông bị bồi lấp nặng, lòng sông chỉ rộng có 30m. Sông Bến Hải là dòng sông nhỏ chia ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị.

 

Bản đồ khu giới tuyến 17 do Trần Đỗ Cẩm vẽ

 

Chuyện xưa kể rằng, có bầy tiên nữ thường vẫn đến tắm ở một nguồn nước bốn mùa trong xanh trên đỉnh núi cao nơi tiếp giáp giữa ta với Lào. Nước từ nguồn này chảy về hai phía trái chiều nhau. Nước chảy về phía Tây làm thành sông Sebanhieng, theo tiếng nói của bộ tộc Bru (Vân Kiều) nghĩa là “dòng nước chảy ngược”. Nước chảy về phía Đông làm thành sông Bến Hải. Một lần, có đám đàn ông lén nhìn ngẩn ngơ bầy tiên đang tắm. Chuyện đến tai Trời. Trời sai thần Núi trừng phạt người trần. Thần Núi phán rằng, bất cứ ai qua đây cũng phải mang gông vào cổ để khỏi liếc dọc liếc ngang. Ngọn núi do đó có tên Động Mang từ đây. Có ai ngờ, dòng sông bắt nguồn từ Động Mang đã mang trên mình cái gọi là “giới tuyến” không cho người ở đôi bờ nhìn nhau trong suốt hai mươi năm trường.

 

Không ảnh Khu vực hạ lưu sông Bến Hải

 

Năm 1954, ngày 21 tháng 7, sau trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và CSBV, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17°B), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, làm phân định giới tuyến Bắc - Nam tạm thời cho Việt Nam, chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956. Đến năm 1955, quy chế hoạt động tại giới tuyến được đưa ra, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế gồm Ba Lan, Canada và Ấn Độ. Đây là khu phi quân sự rộng 1.6km (một dặm Anh) về mỗi phía tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam – Lào cho đến bờ biển Đông. Cũng từ đó, dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam trong suốt hơn 20 năm.

Tháng 5/1950, Pháp xây cây cầu 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu rộng 4m lát ván gỗ thông, hai bên có thành chắn cao 1m², trọng tải 18 tấn (trước kia dân hai bờ đi lại bằng thuyền). Cầu Hiền Lương nối liền thôn Hiền Lương ở bờ Bắc với thôn Xuân Hòa ở bờ Nam. Đứng trên cầu nhìn về phía Tây có thể thấy rõ nơi hợp lưu Bến Hải - Sa Lung. Đi về phía Đông thêm 10km nữa thì đến Cửa Tùng. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Trong hiệp định chỉ rõ: “cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hoàn toàn không thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”.

Ngay từ giữa năm 1966, quân cộng sản Bắc Việt (CSBV) liên tục xâm nhập miền Nam qua khu vực Phi quân sự này nhưng Hà Nội lúc nào cũng chối rằng không có quân đội Bắc Việt hiện diện tại miền Nam.

Để giúp cho VNCH ngăn chận sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt qua khu Phi Quân Sự. Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ tại Việt Nam đã thiết lập một “hệ thống căn cứ án ngữ” từ cửa biển đến biên giới Lào và các căn cứ hỏa lực (CCHL) để dồn địch vào các hành lang dễ dàng cho phi cơ và đại bác yểm trợ các đơn vị bộ chiến tấn công để diệt địch.

Các căn cứ này tọa lạc tại một số cao điểm trong vùng từ duyên hải Quảng Trị để quan sát và điều khiển hỏa lực Pháo binh, nhưng đồng thời cũng để quan sát vị trí đặt súng lớn của địch quân ngay ở phía Bắc khu Phi Quân Sự để pháo kích vào các vị trí Việt-Mỹ nằm về phía Nam.

Trong số các căn cứ đặt gần khu Phi Quân Sự tỉnh Quảng Trị, căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất là Cồn Thiên (Cồn Thiên) do TĐ1/9 TQLC Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Trung tá R. S. Schening trấn ngự, tọa lạc trên 3 ngọn đồi, ngọn cao nhất 158m nằm về phía Nam cách khu Phi Quân Sự khoảng 3km đường chim bay. Yểm trợ cho căn cứ này là căn cứ hỏa lực Carroll (Tân Lâm) nằm trên Quốc Lộ 9, cách Cam Lộ khoảng 4km. Gần cuối năm 1966, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ còn xây thêm một căn cứ nữa lấy tên là Rock Pile xa về hướng Tây cách Cồn Thiên khoảng 10 dặm, trên đỉnh một ngọn núi cao hơn 300 mét, án ngữ các đường dọc theo thung lũng từ hướng Tây và Bắc xuống. Tại hai CCHL Carol và Rock Pile với các pháo đội đại bác tự hành 175ly có khả năng tác xạ xa đến tận phía Bắc khu phi quân sự và bên kia biên giới Lào Việt. Hai căn cứ tiền đồn Làng Vei và Khe Sanh án ngữ mặt cực Tây là hai cứ điểm quan trọng của hệ thống căn cứ án ngữ.

Đầu năm 1967, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập hàng rào điện tử theo kế hoạch hàng rào điện tử Mc Namara bao gồm việc khai quang một hành lang dài 24km rộng 600 mét dọc theo phía Nam Khu phi quân sự từ bờ biển phía Đông. Trên dải đất này quân đội Mỹ sẽ thiết lập hàng rào kẽm gai, bãi mìn, các dụng cụ ghi nhận bằng điện tử xen kẽ giữa các căn cứ án ngữ để ngăn chặn sự xâm nhập của CS qua khu PQS.

Cuối tháng 3/1967, cuộc chiến tại khu giới tuyến đã bùng nổ khi Cộng quân pháo kích dữ dội vào một căn cứ phòng thủ của Liên quân Việt-Mỹ gần quận lỵ Gio Linh, cách cầu Hiền Lương khoảng 6km trong đêm 20 tháng 3/1967. Cộng quân cũng đã mở trận hỏa tập bằng súng cối và phi đạn vào vị trí đóng quân của các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ và một đơn vị thuộc Trung Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chung quanh Cồn Thiện và Gio Linh. Cộng quân cũng phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chỉ cách Gio Linh hơn 3km, nơi mà trước đó vài ngày, đã diễn ra trận đụng độ ác liệt giữa một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và một đơn vị cộng sản Bắc Việt (CSBV). Tối ngày 5 tháng 4/1967, Cộng quân tấn công vào yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ làm nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng. Đặc công Việt Cộng đã yểm trợ để các tù binh cộng sản phá trại giam vượt thoát. Tại phía Nam sông Bến Hải khi trận chiến xảy ra, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Trung Đoàn 2 Bộ Binh VNCH do Thiếu tá Vũ Văn Giai làm Trung Đoàn Trưởng đã kịp thời chận đứng được các đợt xung phong của quân cộng sản Bắc Việt.

 

Bản đồ khu giới tuyến

 

Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã điều động Sư Đoàn 324B phối hợp cùng Sư Đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào tuyến phòng ngự của VNCH dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh Sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến).

Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung Đoàn 2 Bộ Binh VNCH và các đơn vị thuộc Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân cộng sản và giữ vững tuyến Cồn Thiên và Gio Linh, làm cho lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất.

Đầu tháng 5/1967, quân cộng sản Bắc Việt lại khởi động một đợt tấn công mới vào các căn cứ của liên quân Việt-Mỹ, bắt đầu bằng cuộc tấn công vào căn cứ Cồn Thiên vào rạng sáng ngày 7 tháng 5/1967. Lực lượng Cộng quân tham gia cuộc tấn công này là Tiểu Đoàn K2 và Tiểu Đoàn K4 thuộc Trung Đoàn 80 CSBV. Sau một giờ giao tranh, đơn vị Thủy Quân Lục Chiến trú phòng đánh bật cuộc tấn công. Địch quân rút đi và để lại quanh căn cứ 238 xác bộ đội, 7 cán binh cộng sản bị bắt sống, 212 súng bị tịch thu cùng nhiều đạn dược. Song song với cuộc tấn công bằng bộ binh vào Cồn Thiên, Cộng quân cũng pháo kích dữ dội vào khu vực Gio Linh và Đông Hà gây tử thương cho 36 binh sĩ Hoa Kỳ và 99 người bị thương. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố, các đơn vị Bộ Binh VNCH và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã chịu đựng được các trận hỏa pháo của Cộng quân. Khi vừa dứt đợt pháo, Không Quân Hoa Kỳ xuất trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, Sư Đoàn 324B CSBV bị thiệt hại gần 1/3 quân số.

Sáng ngày 17 tháng 5, một đại đội Thủy Quân Lục Chiến hành quân tuần tiểu quanh Cồn Thiên đã chạm súng với một đơn vị Cộng quân và đã đánh tan đại đội Cộng quân này hạ sát 96 cán binh cộng sản tại chỗ.

Theo phân tích của Bộ Tư Lệnh Liên quân Việt-Mỹ vào thời gian này, thì các trận tấn công của 2 sư đoàn cộng sản Bắc Việt vào khu giới tuyến là Cộng quân muốn chọc thủng tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại vùng Phi Quân Sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị liên quân Việt-Mỹ vô hiệu hóa.

 

Phóng đồ hành quân Hickory, Beau Charger, Belt Tight và Lam Sơn 54

 

Để truy lùng và tấn công hai Sư đoàn cộng sản Bắc Việt 324B và 341 vừa xâm nhập phía Nam khu phi chiến, Liên quân Việt-Mỹ đã huy động tới 15 ngàn chiến binh để khởi động bốn cuộc hành quân song song vào sáng sớm ngày 18/5/1967:

1) Cuộc hành quân Hickory ở phía Tây căn cứ Cồn Thiên do các đơn vị hỗn hợp liên quân Việt-Mỹ gồm hai Tiểu đoàn 2/9 và 2/26 TQLC Hoa Kỳ và cùng một Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 1BB VN đảm trách phối hợp với lực lượng đổ bộ Tiểu Đoàn 3/4 của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ. Cuộc hành quân khởi động từ lúc 11.00 giờ ngày 18/5 để truy lùng 2 Tiểu đoàn cộng quân ẩn náu trong khu vực này. Sau 2 ngày hành quân các đơn vị đã tìm ra dấu tích của hai Tiểu đoàn cộng quân nhưng các đơn vị VC đã đoạn chiến và bỏ chạy để lại 41 xác đồng bọn. Cuộc hành quân tiếp tục truy kích cộng quân từ căn cứ Cồn Thiên cho đến sông Bến Hải và kéo dài tới cuối tháng 5/1967.

2) Cuộc hành quân Beau Charger khởi động 3 giờ sau cuộc hành quân Lam Sơn 54 ở khu Phi Quân Sự phía Đông sát bờ biển do lực lượng Thủy Bộ SLF Alpha Marine đổ bộ từ hạm đội. Lực lượng này đổ bộ vào khu DMZ tại bờ Nam Sông Bến Hải (cửa Tùng) rồi càn quét về hướng Nam dọc bờ biển đến Cửa Việt. Lực lượng hành quân đã chạm địch dữ dội trong khu phi chiến và 83 quân CSBV bị hạ tại trận.

3) Cuộc hành quân Belt Tight ở hướng Đông-Bắc Căn cứ Cồn Thiên, do các TĐ2nd, 3rd SLF Bravo Marine đổ bộ từ hạm đội vào ngày 20/5/1967. Cuộc hành quân đã chạm địch mạnh và có cả thảy 73 bộ đội BV bị giết trong vòng 48 giờ đầu tiên.

4) Và cuộc hành quân Lam Sơn 54 bắt đầu từ lúc 5.00 giờ sáng ngày N (18/5/1967) do Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đảm trách từ Căn cứ Cồn Thiên đến ranh giới của Beau Charger. Cuộc hành quân bao gồm 2 Tiểu đoàn của Trung Đoàn 1BB càn quét từ Quốc lộ 1 về phía Đông tiếp cận với lực lượng hành quân Beau Charger của lực lượng đồng minh, và 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù trách nhiệm càn quét dọc theo QL 1 về hướng Tây

Lực Lượng Bạn:

- Trung Đoàn 1/SĐ1BB với 2TĐBB

- Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn II ND do Trung tá Đào Văn Hùng chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù và các đơn vị tăng phái như CBND, TTND, QYND và PBND...:

•TĐ3ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Trần Quốc Lịch
•TĐ5ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Nguyễn Vỹ
•TĐ9ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Lê Văn Huệ.

Lực Lượng địch:

- 1 Trung Đoàn/SĐ341 CSBV
- 1 Trung Đoàn/SĐ325B CSBV

 

SĐ1BB tổ chức cuộc hành quân Lam Sơn 54. được tăng cường Chiến đoàn II Nhảy Dù, Chiến Đoàn Trưởng là Trung tá Đào Văn Hùng, gồm 3 Tiểu Đoàn 3ND do Thiếu tá Trần Quốc Lịch làm Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ5ND do Thiếu tá Nguyễn Vỹ làm Tiểu Đoàn Trưởng và TĐ9ND do Thiếu tá Lê Văn Huệ làm Tiểu Đoàn Trưởng.

5.00 giờ sáng ngày N (18/5/1967) các đơn vị Nhảy Dù cùng xuất phát từ Gio Linh chia thành hai mũi dùi tấn công vào khu phi chiến, nơi mà các trung đoàn CSBV đã lén lút xâm nhập và bám trụ làm cứ điểm xuất phát tấn công các đơn vị đồng minh và VNCH trong thời gian qua. TĐ9ND làm nỗ lực chính đi dọc đường rầy xe lửa và QL1, TĐ5ND đi cánh trái tiếp giáp với căn cứ Cồn Thiên và hơi chếch về phía sau nhằm ngăn chận cộng quân đánh bọc hậu và Tiểu Đoàn 3ND đi cánh phải QL1.

Địa thế khu phi quân sự từ QL1 về phía Đông thì bằng phẳng và trống trải, toàn là những đụn cát thẳng tấp do Trung Đoàn 1/SĐ1BB trách nhiệm; nhưng về phía Tây là khu rừng rậm, đồi núi chập chùng, chính nơi đây quân CS thường xâm nhập ẩn núp. Một Trung Đoàn CSBV đã lén lút xây dựng căn cứ tại đây vì họ cho là khu phi quân sự, an toàn không bị oanh tạc hay pháo dập.

 

Phóng đồ khu vực hành quân Lam Sơn 54

 

Mục đích cuộc hành quân này ngoài việc truy lùng, đánh đuổi các đơn vị CSBV xâm nhập, giải tỏa áp lực cộng quân quanh căn cứ Cồn Thiên do một đơn vị của Hoa Kỳ trấn giữ, còn thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa là yểm trơ cho các chuyên viên thuộc Tiểu Đoàn 11 Công Binh thuộc SĐ3TQLC Hoa Kỳ thiết bị các trang cụ điện tử trong hệ thống “hàng rào điện tử” để có thể phát hiện sự hiện diện của cộng quân bằng các tín hiệu địa chấn, âm thanh, từ trường... Hàng rào điện tử này có chiều dài khoảng 10km từ căn cứ Cồn Thiên đến Căn cứ Gio Linh.

Chiến Đoàn II Nhảy Dù được chỉ định càn quét khu vực Phi Quân Sự phía Nam sông Bến Hải từ Quốc lộ 1 chạy dài đến căn cứ Cồn Thiên. Thông thường, gặp những mục tiêu quan trọng, Nhảy Dù thường dùng hỏa lực Pháo Binh hay Phi Cơ dập nát rồi mới xung phong để tiết kiệm xương máu binh sĩ. Nhưng đây là khu phi quân sự chúng ta phải tránh ồn ào có thể làm cái nguyên nhân cho bọn phản chiến quậy phá và CSBV có cơ hội tuyên truyền.

Ngày 25/5 khi các mũi dùi Nhảy Dù vừa vào đến bìa rừng của ngọn Đồi 117 (gọi là Đèo Ba Dốc) cách Cồn Thiên 5km đường chim bay, Cộng quân đồng loạt nổ súng. Lực lượng Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù đã sẵn sàng ứng chiến, dàn hàng ngang, đồng loạt hô xung phong tiến vào mục tiêu với hỏa lực hùng hậu, đủ loại súng lớn súng nhỏ.

Địch quân như đã chuẩn bị với những công sự phòng thủ kiên cố chống trả dữ dội. Chiến đoàn Nhảy Dù đã gọi Pháo Binh, Hải Pháo rồi tới khu trục tham chiến, trận chiến mỗi lúc một khốc liệt. Các đơn vị Nhảy Dù cố gắng tấn chiếm mục tiêu trước khi trời tối. Nhưng một loạt đạn AK đã làm cho Trung úy Đức Đại Đội Trưởng 92 bị thương nặng. Thiếu úy Trần Hữu Bảo cùng Trung đội xông lên tiếp ứng nhưng Anh cũng bị bắn bể xương vai.

Trận chiến giằng co đến xế chiều mà chưa chiếm được mục tiêu. Thiếu tá Lê Văn Huệ, TĐT nóng lòng hò hét đốc thúc các Đại Đội nhiều phen nhưng không kết quả. Ông vội móc khẩu súng colt và đứng thẳng lên bờ cao của đường rầy tại Đèo Ba Dốc, vừa bắn vừa hô “xung phong”. Ngay lập tức ông bị hai viên đạn ghim trúng đầu và bụng, chết không kịp một lời trăn trối.

Sau khi Thiếu tá Lê Văn Huệ, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ9ND bị tử thương, trời bỗng nổi cơn giông tố, mây đen kéo đến đầy trời, rồi cơn mưa ầm ầm trút xuống. Và nhờ cơn mưa bất chợt xối xả đó làm tầm quan sát của địch quân bị giới hạn. Các khinh binh của Trung đội tiền phong nhào lên dùng lựu đạn ném vào tiêu diệt ổ thượng liên của địch. Trung đội vừa hô xung phong vừa bắn tràn ngập mục tiêu làm địch quân hoảng sợ rối loạn hàng ngũ và tháo chạy.

Sau khi Thiếu tá Huệ, TĐT/TĐ9ND tử trận, Trung tá Đào Văn Hùng Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù đã điều động hai Tiểu Đoàn 3 và 5 Nhảy Dù thừa thế xông lên truy sát địch, vừa đuổi vừa bắn cộng quân chạy về bên kia bờ sông Bến Hải. 

 

Chiến đoàn II ND đại thắng, sau khi thu dọn chiến trường, tịch thu rất nhiều vũ khí có cả súng cối 82ly mà cộng quân dùng để pháo vào căn cứ Mỹ, bắt sống tù binh và giải tỏa hoàn toàn khu vực quanh căn cứ Cồn Thiên.

Tổng kết chiến trận 342 xác cộng quân bỏ tại trận, 30 tù binh và tịch thu gần 100 súng đủ loại, phía Nhảy Dù có 21 chiến sĩ hy sinh kể cả Thiếu tá Huệ TĐT/TĐ9ND và Trung úy Đức ĐĐT ĐĐ92ND và 116 binh sĩ bị thương.

Chiến trận chấm dứt vào ngày 27/5/1967. Chiến đoàn II ND được di chuyển về Huế để bắt đầu một cuộc hành quân mới Lam Sơn 60. Sau trận này, Thiếu tá Lịch và Thiếu tá Vỹ được ân thưởng Đệ 4 Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và Tiểu Đoàn 3 Dù được thêm một nhành Dương Liễu trên quân kỳ.

 

 Cảnh một quả đạn 122ly CSBV pháo trúng ụ chứa đạn tại căn cứ
đại bác 175mm của Hoa Kỳ tại Gio Linh, bên cạnh khu DMZ năm 1967,
trong chiến tranh Việt Nam (
AP Photo) 


Tài liệu tham khảo:

1. Trận Chiến Cồn Thiên trong Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương, nxb Làng Văn Canada 2001
2. Trận Chiến Cồn Thiên 1967 của Vương Hồng Anh trên trang Vantuyen.net
3. Operation Hickory-Belt Tight-Beau Charger-Lam Son 54 by Hugh Connelly
4. 1st. Amphibian trên trang web: Amtrac.org
5. FMFPAC, Operation of Marine Forces Vietnam, May 1967, VNCD-029
6. Mặt trận vùng Phi Quân Sự trong Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưỡng
7. Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******20******

20. Trận Dakto (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Dakto (đồi 1416)

(November 3-22/1967)

Dakto (Đắc-tô) là một quận trong 4 quận của Tỉnh Kon Tum ở trung tâm cao nguyên Việt Nam nằm trong một thung lũng được bao bọc chung quanh bởi những dãy núi chập chùng có những ngọn cao trên 1400 thước trải dài tới vùng ba biên giới Lào Kampuchea và Việt Nam. Rừng cây cao mút từng xanh chen lẫn với những rừng tre bạt ngàn bao phủ dầy mặt đất. Thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt, ban ngày nóng cháy da người đến 95 độ F, về đêm nhiệt độ giảm nhanh đôi khi chỉ có 55 độ F.

Dakto là một vị trí chiến lược quan trọng trong chiến tranh Việt Nam vì là nơi có thể chế ngự con đường mòn HCM trên đất Lào, con đường mà CSBV dùng để xâm nhập người, vũ khí và chiến cụ nhằm thôn tính miền Nam. Tên những địa danh ở khu vực cao nguyên này thường lấy theo ngôn ngữ của dân tộc Bana.

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum khởi thủy là một thôn xóm của người Bana. Thuở xưa, có một bộ tộc người Bana ở gần bên dòng sông Đăk-bla với tên gọi Kon Trang. Lúc ấy, bộ tộc Kon Trang rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các thôn xóm luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai người con trai của một “Già làng” Ja Xi – (người có thế lực trong bộ tộc Kon Trang) tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh nên đã rủ nhau làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng sông Đăk-bla. Vùng đất này rất thuận lợi cho lối sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăk-bla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Bana, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bầu nước).

Vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đánh chiếm Trà Bàn của Chiêm Thành, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây vẫn theo chế độ tự trị “già làng”.

Qua thời gian Kon Tum đã thay đổi nhiều lần về diện tích cũng như tên gọi. Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attopeu ở Lào, đến năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn.

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Kon Tum được thu hẹp lại và chia thành 4 quận theo Nghị định số 348-BNV/HC/NĐ ngày 27 tháng 6 năm 1958: quận Kon Plong, quận Đak-Tô, quận Đak-Sut và quận Kon Tum.

Kon Tum có diện tích 9,615km², nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Tín, phía nam giáp tỉnh Pleiku, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150km giáp với Lào và 127km với Vương quốc Campuchea.

Do phần lớn diện tích nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ Đông sang Tây và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc tỉnh là dãy núi Ngọc Linh có độ cao trung bình khoảng 800-1,200m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2,596m, Ngọc Phan 2,251m, Ngọc Krinh 2,066m, Bôn Sơn 1,939m, Kon Bo Ria 1,500m, Kon Krông 1,330m.

 

Vị trí của Dakto trong tỉnh Kontum

 

Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Kampuchea, sông Trà Khúc chảy vào tỉnh Quảng Ngãi và sông Ba chảy sang Phú Yên.

Phía Nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m. Từ phía Tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk-Pô-kô và Đắk-Bla bồi đắp.

Cực Nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Pleiku. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Pleiku nhà máy thủy điện Yaly công suất 720MW.

Người Bana là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời tại Kon Tum. Họ không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây Nguyên biết dùng trâu, bò cày kéo và chữ viết. Người Bana can đảm và trọng nghĩa tình, thể hiện trong tập tục cà răng, căng tai làm đẹp của trai gái và những vết sẹo trên ngực đàn ông do tự lấy than lửa hoặc dao rạch ngực mình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.

Đến nay những tập tục này đã bị bỏ dần nhưng ý nghĩa của nó thì còn mãi trong dân gian. Đến với buôn làng người Bana cũng như buôn làng của các dân tộc thiểu số khác (Jarai, Rhade, Koho, Mnong, Stieng...) ở Kon Tum người ta còn được chứng kiến nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo tiến hành trong “nhà rông” có mái nhọn cao vút.

 

Trận chiến Dakto tại Quân Khu 2 năm 1967

 

Vào tháng 10/1967 tin tức tình báo thu thập được cho thấy các đơn vị CSBV đã có mặt quanh Dakto lên tới 4 Trung Ðoàn Bộ chiến và một Trung Ðoàn Pháo, chuẩn bị tấn chiếm hai trại Lực Lượng Ðặc Biệt Dakto và Ben Het. Trại Dakto được thiết lập từ tháng 8/1962, và Trại Ben Het đang còn trong thời kỳ xây dựng bên cạnh Liên Tỉnh Lộ 512. Thay vì chờ địch tấn công Thiếu tướng Peers, Tư lệnh SÐ4BB Mỹ quyết định ra tay trước. Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù Mỹ, bản doanh đóng ở Tuy Hòa được yêu cầu cấp tốc tăng viện thêm Tiểu Ðoàn 4/503 cho chiến trường. BTL/SÐ4BB Mỹ đóng tại Dakto mở cuộc hành quân truy lùng địch về phía Nam của Liên Tỉnh lộ 552 gồm các TÐ3/12, 3/8 và TÐ4/503/173 ND Mỹ.

Trận đánh tại Dakto từ ngày 3 đến 22/11/1967 là một trong những trận đánh chính yếu từ khi cộng quân bắt đầu khai triển chiến dịch mở các mặt trận dọc biên giới như Bình Long, Sông Bé, Cồn Thiện và Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng QLVNCH và Hoa Kỳ để bí mật đưa quân tổng tấn công vào các thành phố nhân dịp Tết Mậu Thân.

Lực Lượng địch: do Tướng CSBV Hoàng Văn Thái chỉ huy gồm 4 Trung Ðoàn Bộ chiến và 1 Trung Ðoàn Pháo.

1. Trung Ðoàn 24, 1620 tay súng
2. Trung Ðoàn 32, 1337 tay súng
3. Trung Ðoàn 66, 1335 người
4. Trung Ðoàn 174, 2000 người
5. Trung Đoàn 40 Pháo binh 800 người gồm 1 TÐ cối 120ly và 2 TÐ hỏa tiễn 122ly
6. Ngoài ra còn có Tiểu đoàn 304 Kon Tum (bộ đội địa phương).

Lực lượng Bạn:

1. SÐ4BB Hoa Kỳ (-) do Trung tướng William R. Peers làm Tư lệnh Sư đoàn kiêm chỉ huy mặt trận Đắc-tô
2. Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ do Thiếu tướng Leo H. Schweiter chỉ huy
3. Chiến Ðoàn III Nhảy Dù Việt Nam (CĐT: Trung tá Nguyễn Khoa Nam) gồm 3 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù:

• Tiểu Đoàn 2ND, Thiếu tá Trần Kim Thạch XLTV chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Thiếu tá Lê Quang Lưỡng TĐT, đi du khảo ở Okinawa

• Tiểu Đoàn 3ND, Thiếu tá Nguyễn Viết Cần TĐP chỉ huy thay thế Thiếu tá Trần Quốc Lịch TĐT, cùng đi Okinawa với Thiếu tá Lưỡng

• Tiểu Đoàn 5ND Thiếu tá Nguyễn Vỹ làm Tiểu Đoàn Trưởng.

4. Trung Ðoàn 42BB Việt Nam với hai Tiểu đoàn 2 & 3/42 BB
5. Các Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc Quân Khu 2 và SĐ22BB.

Diễn tiến:

Ngày 3/11/1967 Ðại Ðội B thuộc TÐ3/12 chạm địch với Trung Ðoàn 32 CSBV gần cao điểm 1338 phía Nam của Dakto. Phía Mỹ vô sự, VC bỏ lại trận địa 4 xác. Một tù binh ngành Pháo Binh CS tên là Vũ Hồng cho biết lực lượng cộng quân đang tập trung quanh Dakto là 4 Trung Đoàn bộ binh và 1 Trung Đoàn Pháo gồm khoảng 6000 người. Trong số này 3 Trung Đoàn 66, 32 và 174 thuộc SĐ1CSBV tân lập do Hoàng Văn Thái chỉ huy, Trung Đoàn 24 Biệt lập và Trung Đoàn 40 Pháo. Mục đích cuộc điều quân này của CSBV là tấn chiếm Dakto và tiêu diệt các đại đơn vị của Hoa Kỳ.

Với những dữ kiện xác nhận sự tập trung hùng hậu của Cộng quân trong vùng, Thiếu tướng W. R. Peer đã điều động thêm 2 Tiểu Đoàn 1/503 và 2/503 của Lữ Đoàn 173ND đang hành quân tại Tuy Hòa cũng được lệnh di chuyển đến Dakto.

Ngày 4/11/1967 Ðại Ðội A/TÐ3/8 lại đụng độ với TĐ6/Trung Ðoàn 32CSBV, Mỹ 2 chết VC bỏ lại 8 xác. ÐÐB/TÐ3/12 tấn công một đơn vị khác thuộc Trung đoàn 32CSBV. Mỹ có 4 binh sĩ tử trận, VC bỏ lại 13 xác. Trong khi đó TÐ4/503/173ND mở cuộc hành quân song hành phía Nam của LTL552, càn quét cộng quân từ Ben Het đến đỉnh Ngok Kam Leat.

Ngày 6/11/1967 TÐ4/503 đụng độ mạnh với TÐ9/66CSBV tại cao điểm 823. Sau 2 ngày giao tranh ác liệt phía Mỹ có 6 binh sĩ tử thương, VC bỏ lại 28 xác chết. 34 súng bị tịch thu kể cả 6 súng cộng đồng và 2 B40.

Ngày 7/11/1967 thêm ÐÐB/TÐ4/503 được tăng viện và đổ xuống cao điểm 823 để thiết lập CCHL15. Sau vài giờ đổ quân xuống đỉnh đồi, quân CSBV kéo đến tấn công và bao vây đơn vị này, ĐĐB/TÐ4/503 phản công quyết liệt đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận chiến kéo dài đến sáng hôm sau, phía Mỹ có 9 binh sĩ tử thương, quân CS trên 100 xác bỏ tại trận địa. Tiểu Đoàn 1/503 đến thay thế Đại Đội B/4/503 để tiếp tục thiết lập căn cứ hỏa lực 15.

 

 

Chiến Đoàn III Nhảy Dù VN xông trận:

Càng ngày, các cuộc giao tranh càng gia tăng. BTL QĐ1/HK quyết định tăng cường thêm lực lượng cho Dakto. Các Tiểu Đoàn 1/8, 2/8 và 1/12 thuộc SĐ1KBKV HK được gởi tới.

Ngày 8/11/1967, Chiến Đoàn III ND-VN do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm chiến Đoàn Trưởng gồm ba Tiểu Ðoàn 2, 3 và 5 ND được gởi đến tăng viện phía Bắc Tân Cảnh để ngăn chận Trung Ðoàn 24 CSBV tại cao điểm 1416 cùng với hai TÐ2/42BB và 3/42BB trách nhiệm an ninh liên tỉnh lộ 552 và bảo vệ căn cứ Dakto nơi đặt BTL hành quân SÐ4BB.

Tại đỉnh đồi Ngok Van cao chót vót 1416m, Trung đoàn 24 CS đã lợi dụng địa thế hiểm trở thiên nhiên nơi này để làm cứ điểm, chuẩn bị các công sự phòng thủ dầy đặc. Cộng quân đã thiết trí ba khẩu đại liên phòng không 12.8ly tại 3 vị trí quanh triền núi trong các hốc đá kiên cố nên các phi cơ oanh kích không làm gì được. Trước đây không lâu, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc hành quân Kham Jey 167 luân phiên liên tiếp tấn công để cố chiếm cho bằng được đỉnh đồi trọng yếu 1416 nhưng đều thất bại. Lên được lưng chừng núi, lực lượng Hoa Kỳ liền bị hỏa lực mạnh mẽ của 3 khẩu đại liên 12.8ly này từ trên cao đẩy xuống chân đồi.

Rút kinh nghiệm về sự thất bại của Hoa Kỳ. Sau hai lần thử mở cuộc tấn công ban ngày thấy không hiệu quả, nên Trung tá Nam, Chiến Đoàn Trưởng đổi chiến thuật, quyết định đánh đêm để lợi dụng yếu tố bất ngờ. Trung tá Nam quyết định như vậy vì hai lý do:

Thứ nhất VC lợi dụng địa thế núi cao và hiểm trở, cây cối rậm rạp, độ dốc lớn, nhiều điểm che dấu và ẩn núp tốt khi phi cơ oanh kích, địch thường đinh ninh là quân ta sẽ không thể và không dám tấn công ban đêm. Do đó, ta có thể lợi dụng sự phòng thủ lỏng lẻo về đêm của địch.

Thứ hai Lực lượng Nhảy Dù-VN dùng yếu tố bất ngờ bằng cách đột nhập lên đỉnh đồi cao rồi từ trên đánh xuống. Để tránh sự phát hiện của địch quân, Chiến Đoàn III Dù đã chọn đường tiến lên đỉnh núi từ phía núi dốc nhất, gai góc và yên tĩnh nhất mà từ lúc khai diễn trận đánh, các đơn vị Hoa Kỳ cũng như các chiến sĩ Dù Việt Nam không hề sử dụng con đường này vì địa thế hiểm trở của nó.

Ngày 9/11/1967 khoảng 10 giờ đêm, ba Tiểu Đoàn Nhảy Dù được trang bị lựu đạn tối đa, khai triển đội hình tác chiến với TĐ3ND làm nỗ lực chính, Tiểu Đoàn 2 đi cánh trái và TĐ5 bảo vệ cạnh sườn phía tay phải.

Riêng Tiểu Đoàn 3ND, Thiếu tá Trần Quốc Lịch TĐT, đã lựa chọn một số những chiến sĩ khỏe mạnh từ 4 Đại Đội trực thuộc, tổ chức thành một “Biệt Đội Xung Kích Cảm Tử” khoảng 100 người giao cho Đại úy Bùi Quyền chỉ huy dẫn đầu đoàn quân. Biệt Đội này được trang bị vũ khí cá nhân với hỏa lực tối đa, lưỡi lê và nhiều lựu đạn (không mang theo ba-lô...)

Sau khi vượt tuyến xuất phát các binh sĩ Nhảy Dù vừa leo vừa bò hướng lên đỉnh cao, dò dẫm từng thước đất với đồi núi chập chùng, rừng tre bạt ngàn. Tất cả đều tuyệt đối giữ im lặng... kể cả truyền tin, chỉ đàm thoại khi chạm địch.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ leo trèo, các chiến sĩ Dù đã tới được đỉnh Ngok Van... Theo hiệu lệnh xuất quân bằng tiếng kèn đồng, toàn thể Biệt đội Xung Kích Nhảy Dù từ trên đỉnh núi, đồng loạt hô xung phong và khai hỏa vào vị trí địch như các Thiên Thần đến từ trời cao. Bị bất ngờ tấn công như sấm sét từ mọi hướng, địch quân còn đang say ngủ, ngơ ngác hỗn loạn bỏ chạy tứ tung, bỏ lại tất cả súng nặng, máy truyền tin và các chiến cụ quan trọng. Một số lớn địch bị tiêu diệt trong các công sự phòng thủ bởi hỏa lực dữ dội của các chiến sĩ Nhảy Dù, một số đưa tay xin hàng, một số chạy bổ xuống hướng chân núi chém vè bằng cách phóng hỏa đốt cháy rừng tre để ngăn chận bước tiến truy sát của các “Thiên Thần Sát Địch”. Lực lượng Nhảy Dù tung lựu đạn tấn chiếm vị trí 3 khẩu đại liên phòng không, tiêu diệt hết các xạ thủ. Tất cả các xạ thủ chân còn bị xiềng vào súng.

Khoảng 5 giờ sáng, các chiến sĩ của Chiến Đoàn III Dù hoàn toàn chiếm được đỉnh đồi. Khi mặt trời lên, quân ta từ trên cao đánh xuống các đơn vị địch bố trí lưng chừng núi. Từ trên cao, quân ta tung lựu đạn xuống các hầm hố địch ở lưng đồi để tiêu diệt các tên còn ngoan cố. Đến 10 giờ sáng, Chiến Đoàn đã làm chủ tình hình toàn thể các khu vực quan trọng... Chiến lợi phẩm thu được rất nhiều.

Trong lúc Chiến Đoàn III Dù đang đánh cận chiến với địch tại đỉnh Ngok Van thì các đơn vị của Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù và Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ cũng đồng loạt mở lại các cuộc tiến công lên hai ngọn đồi 875 và 1338. Giao tranh ác liệt cả đôi bên đều tổn thất nặng.

Quanh cao điểm 830 TÐ3/8BB Mỹ chạm địch không rõ quân số đối phương, giao tranh liên tiếp trong 3 ngày phía Mỹ thiệt hại nặng (39 tử thương 193 bị thương) VC bỏ lại chiến trường 92 xác.

Ngày 10/11/1967, TÐ1/503/173 Nhảy Dù Mỹ khi lục soát quanh CCHL 15 đã chạm mạnh với 2 Tiểu Ðoàn 8 và 9/Trung Ðoàn 66 CSBV. Phía Mỹ có 20 binh sĩ tử thương đổi lại VC bỏ xác tại trận trên 200.

Ngày 11/11/1967 Cộng quân đã khuấy rối một đơn vị công binh yểm trợ phía Bắc Dakto nhưng không gây thiệt hại nào.

Trong khi đó, Chiến Ðoàn III Nhảy Dù Việt Nam với 3 Tiểu Đoàn 2, 3 và TÐ5ND sau 4 ngày giao tranh ác liệt chiếm lại từng tất đất và đã quét sạch Trung Ðoàn 24 CSBV quanh đỉnh đồi 1416 phía Ðông Bắc Dakto. Cộng quân bỏ lại chiến trường 390 xác chết, 2 bị bắt làm tù binh, tịch thu 94 súng đủ loại gồm cả 3 khẩu đại liên phòng không 12.8ly và nhiều chiến cụ khác, phá hủy 2 súng cối, nhiều tấn đạn dược. Phía Nhảy Dù có 66 chiến sĩ thương vong. (kể cả Trung úy Lê Viết Tùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 31, K19 Đà Lạt bị thương, Thượng sĩ I Đệ Trung Đội Phó, Y Tá Trưởng Nguyễn Mạnh Am và 4 chiến sĩ của Tiểu Đoàn 3ND bị thương vì phi cơ Mỹ dội bom sát phòng tuyến và một tân binh bị cánh quạt trực thăng tản thương H34 chém trúng)

Sau nhiều ngày tảo thanh các đơn vị Cộng quân quanh vùng hành quân nhưng vẫn không thấy dấu vết của Trung Ðoàn 174 CS. BTL hành quân ra lệnh cho TÐ2/503/173 Nhảy Dù Hoa Kỳ thiết lập thêm CCHL 16 về phía Tây Nam Dakto, cách biên giới khoảng 7km để yểm trợ cho các cuộc hành quân tảo thanh xa hơn.

Ngày 12/11/1967, ÐÐA/2/503 khi lục soát quanh CCHL16 đã bắt được một tù binh VC thuộc TÐ4/174 CSBV. Chuẩn tướng L. Schweiter Lữ Ðoàn Trưởng LÐ173 Nhảy Dù đã tung 2 TÐ1/503 và TÐ2/503 càn quét khu vực trên trục tiến quân từ Ðông sang Tây, từ đồi 882 đến CCHL 16.

Ngày 15/11/1967, sáng sớm, Cộng quân pháo kích vào Phi Trường Dakto phá hủy 2 vận tải cơ C-130 và làm hư hại 1 chiếc khác, buổi chiều cộng quân lại tiếp tục pháo 78 đạn súng cối và hỏa tiễn 122ly lại pháo vào phi trường làm nổ tung kho đạn.

Ngày 18/11/1967 TÐ1/503/173 tiến chiếm ngọn đồi 882, đụng độ dữ dội với Trung Ðoàn 66CSBV. Sau một ngày giao tranh phía Mỹ có 6 binh sĩ tử trận CS bỏ lại chiến trường 51 xác.

 

 

Trận chiến trên đồi 875:

Ngày 19/11/1967 theo tin tức tình báo và những báo cáo của các đơn vị chạm địch, Trung Ðoàn 174 CSBV lẩn khuất quanh ngọn đồi 875 với những hệ thống địa đạo và công sự phòng thủ kiên cố, cách đồi 882 khoảng chừng 3km. Tướng Tư Lệnh LÐ173 Nhảy Dù ra lệnh cho TÐ2/503/173 tiến chiếm ngọn đồi 875. Sáng ngày 19/11, 2 ÐÐ B & C/503 tấn chiếm đỉnh đồi và ÐÐA/2/503 trừ bị trấn đóng ở chân đồi. Trong khi TÐ2/174 CSBV nghinh chiến với lực lượng tấn công của TÐ2/503 Nhảy Dù Mỹ thì TÐ3/174 CSBV đã tấn công và bao vây ÐÐA dưới chân đồi. Bị tấn công bất ngờ, ÐÐ này bị tan rã, Các binh sĩ sống sót đã rút về với 2 ÐÐ B và C.

Thêm một xui xẻo khác cho đơn vị này, khi gọi phi pháo yểm trợ, một phi cơ Mỹ đã thả bom lầm vào vị trí của TÐ2/503 này làm cho 42 binh sĩ bị tử thương và 45 người khác bị thương. Trong số 16 sĩ Quan của TÐ này thì phân nửa đã bị tử trận và phân nửa còn lại đều bị thương.

Ngày 20/11/1967, TÐ4/503 Nhảy Dù từ CCHL16 được lệnh vào thay thế TÐ2/503. Việc thay thế hoàn tất vào buổi chiều. Các trực thăng tản thương trong khi cố gắng đáp xuống chiến trường để tản thương và tiếp tế có 6 chiếc bị bắn hạ.

Ngày 21/11/1967, TÐ4/503 được lệnh tấn chiếm đỉnh đồi 875, nhưng gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch quân với hỏa lực hùng hậu trong các công sự phòng thủ kiên cố. Sau 2 giờ giao tranh TÐ4/503 được lệnh lui về tuyến xuất phát với 39 quân nhân tử thương và 72 bị thương. Sau đó phi pháo đã liên tục cày nát các hệ thống địa đạo và công sự phòng thủ của đối phương.

Trận chiến tại đồi 875

Ngày 23/11/1967, nhằm ngày Lễ Tạ Ơn các đơn vị Hoa Kỳ chuẩn bị cho cuộc tấn công dứt điểm. Nhưng khi các đơn vị này đặt chân lên hai đỉnh đồi thì chỉ gặp sự kháng cự lẻ tẻ vì các đơn vị địch đã quyết định đoạn chiến vào đêm trước đó và rút chạy về phía biên giới sau khi hay tin đỉnh Ngok Van 1416 đã lọt vào tay các chiến sĩ Dù Việt Nam.

Trận đánh chiếm lại các đỉnh 875, 1338 và 1416 tại Kontum chỉ thực sự kết thúc khi các chiến sĩ thuộc Chiến Đoàn III Nhảy Dù Việt Nam làm chủ tình hình tại đỉnh Ngok Van 1416. Trận chiến đỉnh 1416 đã mang lại sự hãnh diện cho QLVNCH cũng như Sư Đoàn Nhảy Dù và đem lại sự kính nể từ phía Hoa Kỳ cũng như quân lực các nước Đồng Minh đang tham chiến trong khoảng thời gian này.

Tổng kết trận đánh phía Việt Cộng 1644 bị giết, trong khi phía Mỹ có 289 tử thương 985 bị thương, về phía VNCH có 73 tử trận.

Các chiến sĩ Nhảy Dù tham dự trận đánh đều được ân thưởng xứng đáng. Hiệu kỳ của Chiến Đoàn III Nhảy Dù được tuyên dương trước Quân Đội và được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu. Trung tá Nguyễn Khoa Nam được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu và là sĩ quan cấp Trung tá thứ nhì của Sư Đoàn Nhảy Dù được ân thưởng huy chương cao quý này sau Trung tướng Đỗ Cao Trí. Ngoài ra, Trung tá Nam cũng được ân thưởng huy chương “Distinguished Service Medal” của Hoa Kỳ và được đề nghị thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên Đại tá.


Thiếu tướng Dư Quốc Đống Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đang gắn huy chương cho
Trung tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đoàn Trưởng CĐIIIND

 


Tài liệu tham khảo:

- The battle of Dakto on Wikipedia
- Chiến Tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Ðức Phương, nxb Làng Văn 2001
- Việc từng ngày năm 1967 của Đoàn Thêm, Xuân Thu xuất bản
- Hoạt Động Của Chiến Đoàn III Dù Trong Năm 1966-1967 trên trang nhà http://nguyenkhoanam.com

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******21******

21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Tổng quát

Tổng Công Kích Năm Mậu Thân

(từ ngày 29-1-1968...)

Ngày Tết đến, đối với người Việt Nam là một ngày thiêng liêng, nhất là người dân thành thị đã đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

Cộng sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng sản Bắc Việt cũng đã không nghĩ gì đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đã khéo, thuật xảo sắp đã hay, tiếng súng của cộng sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Sài Gòn và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Hòa. Tính chung, cộng sản đã thảm bại vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đã đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận, Việt cộng đã mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới. Đột nhiên xen lẫn giữa tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh bình, trong giây phút biến thành tiền tuyến.

 

TẾT MẬU THÂN

 

Đêm giao thừa 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, Việt cộng đồng loạt tấn công vào 5 thị xã thuộc Vùng 2 Chiến Thuật: (5 Tỉnh thành này thuộc Quân Khu 5 của CSBV họ theo lịch của Hà Nội, giao thừa trước một ngày nên không đồng loạt với các cánh quân khác)

Thị xã Nha Trang lúc 0 giờ 30
Thị xã Darlac lúc 1 giờ 30
Thị xã Kontum lúc 2 giờ 00
Thị xã Qui Nhơn lúc 4 giờ 10
Thị xã Pleiku lúc 4 giờ 40.


Đồng thời, Việt cộng pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng. Cũng trong đêm này, Việt cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xã kể trên và Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha Trang và Pleiku áp lực Việt cộng đã được giải tỏa nhanh chóng. Tổng hành dinh Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt cộng tại các thị xã Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại hai thị xã này, Việt cộng đã bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ tình hình. Khi xảy ra vụ tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đã thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp phòng bị.

Sáng ngày Mồng Một Tết (30/1/1968), trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tố cáo Việt cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng bắn của Chính Phủ VNCH.

Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Tính theo kế hoạch tổng công kích, Việt cộng đã đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH (xem bản đồ phía trên) thời gian như sau:

 

Các địa phương bị tấn công trong dịp Tết Mậu Thân

 

Tại Vùng 1 Chiến Thuật:

1. Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ
2. Quảng Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
3. Quảng Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
4. Quảng Ngãi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ.

Tại Vùng 2 Chiến Thuật:

1. Bình Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25
2. Tuyên Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ.

Tại Vùng 3 Chiến Thuật:

1. Thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ
2. Bình Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25
3. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25BB bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết
4. Biên Hòa bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
5. Long Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ.

Tại Vùng 4 Chiến Thuật:

1. Phong Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ
2. Vĩnh Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30
3. Kiến Hòa bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
4. Định Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04 giờ
5. Kiên Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 02g40
6. Vĩnh Bình bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4g15
7. Kiến Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 04g15
8. Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1g25
9. Gò Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2g35
10. Bạc Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10/2/68.

Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt cộng đã tấn công vào 28 nơi. Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc. Tại Sài Gòn, Quân Lực VNCH kịp thời đưa quân tăng viện vào thủ đô để đối phó. Quân số trực tiếp tham chiến tại thủ đô tính đến ngày 4 tháng 2/1968 đã lên hơn 10 tiểu đoàn, không kể các lực lượng Cảnh Sát đô thành.

Xem tiếp các chương về những Trận chiến Tết Mậu Thân 1968

22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích và cập nhật từ quyển “20 Năm Chiến Sự” - Binh chủng Nhảy Dù
Tác giả:


Đại úy Võ Trung Tín Tiểu đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Email:
20namchiensu@gmail.com



Tổng Phát Hành: Mr. Hải Võ
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Tel: 714-856-9202. Email: 20namchiensu@gmail.com
Giá quyển sách:
$40.00USD (Ngoài Hoa Kỳ: $50.00USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by Võ Trung Tín chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang