Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Bút ký
Chủ đề: QH30–T4Đ

Tác giả: Nguyễn Quốc Đống

48 NĂM NHÌN LẠI
NGÀY QUỐC HẬN 30/4/1975


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)


30/4/1975, Bắc quân cộng sản cưỡng chiếm toàn bộ lãnh thổ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Ngay từ đầu tháng 3, 1975, hàng đoàn người di tản từ các tỉnh miền trung, và cao nguyên theo các đơn vị Quân lực VNCH lui về phía nam theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều quân nhân, và thường dân ngã gục dưới lằn đạn của cộng quân. Nhiều gia đình lạc thân nhân trong các chuyến di tản hỗn loạn, mở đầu cho cơn hấp hối của miền Nam. Chú em tôi, một thiếu úy trong QLVNCH có cháu trai đầu lòng chưa đầy hai tuổi bị thất lạc trên đường di tản từ Kontum về Sài Gòn.

Ngày 30–4, khi Sài gòn rơi vào tay giặc, 5 vị tướng, và nhiều quân nhân các cấp của QLVNCH tuẫn tiết, chết theo đất nước; người Sài Gòn ồ ạt chạy ra các bến tàu; và cả chục ngàn người tìm cách thoát đi. Trong cơn hoảng loạn, họ chỉ biết chạy, và chạy; miễn sao thoát khỏi đoàn quân tự nhận mình là “giải phóng quân”, nhưng độc ác đến độ đuổi cả những thương binh ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, khi thân thể của họ không toàn vẹn, mất tay, mất chân, và vết thương trên người họ còn đang rỉ máu. Bọn này còn tính người hay không?

Sau ngày 30–4, cộng quân bắt đầu giáng những đòn trả thù độc ác lên quân, dân miền Nam. Chúng hành xử như “đoàn quân chiến thắng” tại một thuộc địa mới chiếm được, không phải là “quân giải phóng” tại vùng đất bị đế quốc Mỹ cai trị như chúng rêu rao.

– Cả trăm ngàn sĩ quan và viên chức chế độ miền Nam bị lừa vào các trại tập trung cải tạo ở các vùng rừng thiêng nước độc, nơi họ bị giam ít nhất là 3 năm, có người 10, 13 hay 17 năm; nhiều người chết đói, chết bệnh, hay bị hành quyết khi trốn trại. Bản thân tôi trải qua gần 10 năm tù từ nam ra bắc, trước khi được thả về tháng 4, 1984.

– Cả trăm ngàn thường dân thành thị bị lùa đi các vùng kinh tế mới, với các điều kiện sống khắc nghiệt khiến nhiều người chết, họ phải trốn về thành thị, nơi nhà cửa đã bị tịch thu.

– Giới doanh nhân bị cướp đoạt tài sản qua các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh, đánh tư sản mại bản.

– Toàn dân bị cướp đoạt tiền bạc qua 3 đợt đổi tiền.

– Kinh tế miền Nam bị hủy diệt vì các công ty, nhà máy, phương tiện sản xuất đều bị quốc hữu hóa.

– Văn hóa nhân bản và dân tộc của miền Nam bị tiêu diệt vì bị coi là văn hóa đồi trụy. Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ... bị tống vào tù.

Để thoát cảnh trầm luân này, người dân miền Nam lại phải liều chết vượt biên, vượt biển trốn khỏi đất nước mà họ đã bảo vệ, xây dựng và sống yên lành hơn 20 năm dưới chế độ Cộng Hòa. Hơn một triệu người từ nhiều miền đất nước, cả bắc lẫn nam đã rời bỏ quê hương trên những con thuyền mong manh, bằng đủ cách: đi chui, đi bán chính thức... Họ bị tù, mất tài sản, mất cả mạng sống trong những chuyến vượt biên. Họ bị cán bộ, công an biên phòng giết hại để đoạt vàng; trên biển cả bị nạn hải tặc; trong rừng Kampuchea thì gặp cướp Pol Pot... Biết bao phụ nữ, thiếu nữ, cả các em gái nhỏ bị hãm hại bởi lũ cướp vô nhân này. Hai cháu gái gọi vợ tôi là dì ruột, một cháu 17 tuổi, một cháu 15 tuổi, và một số bạn đồng nghiệp dạy học với vợ tôi cũng đã mất tích trong những chuyến vượt biển hãi hùng. Trí óc chúng tôi đầy ắp những kỷ niệm đau thương khi ngày 30–4 trở lại.

Dù biết trước sẽ gặp nhiều tai hoạ trong cuộc hành trình tìm tự do, dân miền Nam vẫn liều chết ra đi, vì họ tận mắt chứng kiến tội ác cộng sản gây ra cho “bên thua cuộc”, dù hai bên tham chiến đều là người một nước, cùng chủng tộc, cùng nói tiếng Việt như nhau. Đây là cuộc di tản thảm khốc nhất của người Việt sau ngày đất nước thu về một mối dưới sự cai trị của đảng CSVN. Người ta ước tính có khoảng 2 triệu rưỡi người ra đi, và khoảng hơn 500,000 đã bỏ mạng trên biển cả, cái giá thật đắt cho tự do. Người chết quá nhiều, nên một số nước tự do đã gửi tàu cứu vớt thuyền nhân, như tàu Cap Anamur của Đức, tàu Ile de Lumiere (Hội Medecins Sans Frontieres) của Pháp. Họ trở thành các người Việt tỵ nạn cộng sản tại nhiều quốc gia thuộc thế giới tự do. Tại hải ngoại, những người Việt chạy nạn cs không bao giờ quên được biến cố 30/4/1975, họ gọi ngày này là “Ngày Quốc Hận”, và Tháng Tư là “Tháng Tư Đen”. Dù được định cư ở các nước tự do, giàu mạnh, họ không phải là những “tỵ nạn kinh tế” nên vẫn không hưởng trọn niềm vui thoát cảnh đói nghèo ở quê nhà. Họ mang trong lòng “nỗi hận” của người vong quốc; căm hận cs đã khiến họ “nước mất, nhà tan”, và trải qua những hoàn cảnh bi thương không bao giờ phai mờ trong ký ức.

Tại hải ngoại, người Việt tỵ nạn cộng sản (TNCS) đã thành lập các cộng đồng tỵ nạn để nâng đỡ nhau trong việc xây dựng đời sống mới, tham gia sinh hoạt cộng đồng, bảo vệ cộng đồng chống sự xâm nhập của CS, cũng như tiếp tục lý tưởng tranh đấu cho tự do, dân chủ tại quê nhà. Cuộc chiến giữa quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại miền Bắc theo ý thức hệ CS, và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam theo ý thức hệ quốc gia, chống CS chấm dứt vào ngày 30/4/1975, vì sau khi Hiệp Định Paris được ký ngày 27 tháng 1, 1973 người cộng sản tiếp tục nhận được vũ khí, đạn dược từ phe xã hội chủ nghĩa, trong khi người quốc gia không còn nhận được vũ khí, tiếp liệu cần thiết từ Hoa Kỳ và đồng minh. VNCH có một quân đội vào hàng thiện chiến nhất Đông Nam Á, đủ sức chống giặc cộng, bảo vệ miền Nam trong hơn 20 năm, lại bị bắt buộc phải lui binh, buông vũ khí, và thua trận chỉ trong vòng 2 tháng!

Sau 30/4/1975, chỉ cuộc chiến bằng vũ khí chấm dứt, vì người dân miền Nam vẫn không chấp nhận được cuộc xâm lăng của bắc quân cs khiến quốc gia VNCH của họ bị bức tử. Đất nước thu về một mối dưới sự cai trị của bạo quyền cs, nhưng hòa bình chưa bao giờ có được đối với người dân miền Nam. Những ai còn dùng chữ “hòa bình”, “tự do”, “thống nhất” để nói về ngày 30–4 với người dân miền Nam, đã không tôn trọng nỗi đau mà họ phải chịu sau cuộc đổi đời bi thảm, đã như một cơn sóng thần úp chụp lên cuộc đời họ. Tại hải ngoại, cuộc chiến quốc–cộng vẫn tiếp diễn dưới hình thức khác, trên nhiều mặt trận: chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội.... Nó trở thành cuộc chiến trường kỳ giữa hai ý thức hệ, giữa người Việt TNCS và CSVN, không đổ máu nhưng dai dẳng, kéo dài trong nhiều thế hệ.

Người Việt TNCS đã dành nhiều công sức, thì giờ, và tiền bạc để bảo vệ vùng đất sống cuối cùng của họ. Tại nhiều nơi, nhất là tại Hoa Kỳ, họ vận động các hội đồng thành phố, quận hạt, và quốc hội tiểu bang ra các nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ VNCH là cờ đại diện cho cộng đồng. Họ triệt hạ lá cờ đỏ VC tại nhiều nơi như trường học, công ty, siêu thị... Họ tổ chức biểu tình chống sự hiện diện của các viên chức cs, tố cáo tội phản quốc bán đất, bán biển của vc; biểu tình phản đối các buổi trình diễn của các đoàn văn nghệ cs, của văn công vc, tổ chức và củng cố các hội đoàn cựu quân nhân để sinh hoạt chung...

Người Việt TNCS kiên trì chống cộng, vì với thời gian, tội ác của cs ngày càng rõ nét. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ mặt thật của cs chưa hiện rõ. Chúng còn núp dưới tên “Đảng Lao Động VN”, dùng chiêu bài “giành độc lập”. Trong cuộc chiến 1954–1975, chúng lại đưa ra chiêu bài “đánh Mỹ cứu nước”. Nhiều người miền Nam, cả trí thức lẫn thường dân đều bị chúng lừa, nên đã không hết lòng chiến đấu bảo vệ miền Nam, và đã để vùng đất tự do cuối cùng của đất nước rơi vào tay giặc cộng. Nay tình hình đã đổi khác. CSVN lộ rõ nguyên hình là bọn buôn dân bán nước. Chúng cắt đất, dâng biển cho Tàu cộng, cho tư bản nước ngoài tận dụng tài nguyên quốc gia, thanh niên thành lao nô qua xuất khẩu lao động, thiếu nữ thành nô lệ tình dục dưới hình thức cô dâu xứ người. Người Việt hải ngoại thoát được nạn cs, nhưng 90 triệu đồng bào trong nước chưa biết thế nào là “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Tất cả chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng!

Hàng năm, vào ngày 30–4, trong nước CSVN tưng bừng tổ chức “ăn mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, còn ở hải ngoại, đây là “ngày tang” của người Việt TNCS. Chỉ sự khác biệt này thôi cho ta thấy chiến tranh VN tuy chấm dứt, nhưng lòng người Việt còn phân ly, sự hòa giải dân tộc chưa bao giờ có.

Các cộng đồng người Việt TNCS đều long trọng tổ chức Tưởng Niệm Quốc Hận khi Tháng Tư trở về. Họ tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân trong chiến tranh vệ quốc, chống bắc quân cs xâm lược. Họ tưởng nhớ các đồng bào chết trong các nhà tù cs, chết trên đường chạy nạn cs, chết trên đường tìm tự do, chết trong vùng kinh tế mới... Họ tố cáo tội ác của cs: tội khủng bố giết hại đồng bào trong chiến tranh, tội diệt chủng giết đồng loại sau khi chiến tranh kết thúc, tội dâng đất, dâng biển cho giặc Tàu, tội cướp đất, cướp nhà, bần cùng hóa người dân... Cũng tại các buổi lễ này, họ còn nhắc nhở con em đừng quên tội ác của CS, hãy học hỏi về lịch sử cộng đồng để tiếp nối thế hệ cha anh mà ngày nay hoạt động bị hạn chế nhiều do tuổi già, sức yếu. Được hướng dẫn đúng đắn về chính trị, các cháu sẽ dấn thân nhiều hơn trong hoạt động cộng đồng, thực hiện được việc kết nối với giới trẻ trong nước. Và chính giới trẻ trong nước mới là lực lượng giúp thay đổi tư duy của đồng bào trong nước, giúp họ tẩy rửa nọc độc cs, không sống vô trách nhiệm, vô cảm, ích kỷ sau nhiều năm bị cs tuyên truyền, nhồi sọ, tẩy não. Tư duy thay đổi, người dân mới vững tin vào sự thay đổi của thể chế; nếu không, họ sẽ “hài lòng” với những gì chế độ ban phát, với thay đổi trong cuộc sống vật chất, và mãi mãi chỉ là nô lệ trong chế độ độc tài.

Nhiều người cho rằng người Việt hải ngoại “chống cộng cực đoan”, vì nửa thế kỷ trôi qua, CS đã thay đổi, đời sống người dân đã được cải thiện, dễ thở hơn... Đúng, CS đã thay đổi nhiều. Chúng không còn mang bộ dạng quê mùa của những ngày đầu sau 30/4/1975. Chúng không còn đội mũ tai bèo, nón cối, mang dép râu, hay mặc những bộ áo đại cán quê mùa kiểu Tàu, mà đã biết diện vest, đi xe hơi xịn, ở trong các ngôi nhà tráng lệ. Chúng nói là xây dựng một đất nước mới theo chủ nghĩa Mác–Lê, nhưng lại làm kinh tế theo chủ nghĩa tư bản, để làm giàu cho bản thân và cho đảng. Chúng không còn gọi người Việt bỏ nước ra đi là “phản quốc, ôm chân đế quốc ăn bơ thừa sữa cặn”, mà gọi họ là “khúc ruột ngàn dặm”, vì biết họ là những con bò sữa hàng năm đem về cho chúng nhiều tỷ đô la, giúp chúng gom đầy túi tiền, và củng cố chế độ. Chúng kêu gọi “hòa hợp, hòa giải”, người Việt phải có tiếng nói chung, trí thức hải ngoại nên đem tri thức, doanh nhân hải ngoại nên đem vốn đầu tư về xây dựng đất nước.... Tắc kè cs đổi màu cũng đánh lừa được một số đông người Việt TNCS. Họ lũ lượt về nước du lịch, đầu tư, kinh doanh, nghệ sĩ về hát hò kiếm tiền, nhà văn về in sách kiếm danh, nhiều người còn về nước làm từ thiện thay cho bộ xã hội vc. Hình như họ quên mất câu nói chí lý của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm”.

Trên thực tế, CSVN vẫn xem người Việt TNCS ở hải ngoại là kẻ thù, luôn muốn triệt hạ lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH, biểu tượng của một quốc gia nhân bản tại miền Nam VN. Chúng tẩy não người dân, gieo rắc hận thù trong giới trẻ, để họ tin rằng bất cứ ai liên hệ đến quốc gia VNCH, đến lá cờ VNCH, đều là kẻ thù của người dân. Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện về thanh niên Dương Đức Thịnh, một du học sinh VN tại tiểu bang NSW bên Úc. Vào dịp lễ 30/4/2021, cộng đồng NSW đã treo cờ VNCH. Thanh niên này đã leo lên cột cờ, lôi lá cờ VNCH xuống, xé rách, và giẵm đạp lên nó một cách hằn học. Thử hỏi một thanh niên mới 18 tuổi biết gì về chế độ tại miền Nam, nếu không bị chế độ cs tuyên truyền, nhồi sọ; gieo vào đầu anh ta lòng hận thù đến nỗi coi thường pháp luật của nước sở tại, coi khinh cộng đồng của chính đồng bào anh ta như vậy!

Câu chuyện mới đây về
Hanni Phạm là một trường hợp điển hình khác. Hanni Phạm là một cô gái 18 tuổi, gốc Việt, sinh ra tại Úc. Cô có tài ca hát, là thành viên của ban nhạc trẻ K–pop Đại Hàn New Jeans. Ban nhạc của cô được trao giải The Fact Music Awards tháng 10, 2022, nên Hanni trở thành thần tượng của giới trẻ yêu nhạc tại VN. Nhưng khi có người tố cáo trên các mạng xã hội “Hanni thuộc gia đình gốc VNCH, trong nhà ông ngoại có treo cờ vàng ba sọc đỏ”, lập tức các fans của cô mở chiến dịch tẩy chay, ném đá vào Hanni, gọi cô là “kẻ dối trá, che giấu lý lịch không sạch sẽ của mình, thuộc gia đình phản bội tổ quốc, theo giặc...” Thật là khôi hài, thế mà CS cứ cao giọng “hòa hợp, hòa giải” với người Việt hải ngoại! CS là loài gian ác, vô liêm sỉ, nhiều thủ đoạn. Chúng ta đừng ngây thơ, dễ dãi, mau quên, hay vì tham lam mà làm những việc có lợi cho chúng, và có hại cho cộng đồng Việt TNCS.

Mục tiêu cuộc tranh đấu của nhiều thế hệ người Việt yêu nước trong nhiều thập niên qua, là xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, không cộng sản, để đem hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho người dân Việt đã chịu quá nhiều đọa đày dưới ách thống trị của thực dân Pháp, của độc tài cộng sản. Chỉ khi nào “tổ quốc” VN thành một quốc gia tự do, dân chủ, thì “danh dự” của người Việt TNCS mới được phục hồi, và “trách nhiệm” bảo quốc, an dân của người chiến sĩ VNCH mới hoàn thành. Ngày ấy sẽ không xa, nếu người Việt đồng tâm, đoàn kết một lòng chống kẻ thù chung là bọn đảng viên cộng sản gian ác, bọn thân cộng nằm vùng hèn hạ, bọn tỵ nạn cộng sản giả hình tham lam. Chỉ khi đó, giấc mơ quang phục quê hương Việt Nam mới thành hiện thực, và chúng ta mới có ngày về vinh quang trên quê hương.

Công việc tranh đấu chống cộng của chúng ta hiện đang gặp nhiều khó khăn. Kẻ thù của chúng ta ngày càng có nhiều tiền, nhiều quyền, lòng tham và sự độc ác của chúng cũng gia tăng. Chúng dùng mọi thủ đoạn chia rẽ chúng ta, làm suy yếu tinh thần và lực lượng của người chống cộng. Nhân sự của khối người Việt chống cộng cũng không còn như xưa; nhiều chiến hữu đã ra đi mãi mãi, số còn lại thì hoạt động bị hạn chế vì tuổi già, sức yếu. Nhưng trách nhiệm của người Việt tỵ nạn cộng sản, của người công dân yêu nước Việt không cho phép chúng ta đầu hàng, bỏ cuộc.

Chúng ta hãy giữ ý chí vững mạnh, và giữ vững niềm tin vào một ngày mai tươi sáng của đất nước và dân tộc VN.

Nguyễn Quốc Đống, MN
Cựu SVSQ K. 13/TVBQGVN
Cựu tù nhân chính trị Việt Nam
Tháng 4, 2023



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Nguyễn Quốc Đống chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, April 30, 2023
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang