Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
ghi
Chủ đề:
cúm tầu
Tác giả:
BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.
Trên đây là một đoạn
văn trong bài “Tôi đi học” nổi tiếng của nhà văn Thanh Tịnh.
Tôi cũng có một “buổi sáng mai hôm ấy”
nhưng là một sáng mai không sương thu, gió lạnh và chẳng có ai âu
yếm nắm tay tôi đi. Trên con đường “tôi đã quen đi lại lắm lần,
nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều
thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”.
Cái buổi sáng mai “hôm ấy” của tôi cũng
không xa xôi gì cho lắm. Nó còn đây cái mùi gây gây lạnh, còn đây
một cảm giác lạ lùng. Không phải như một anh ăn cơm nguội lâu
ngày, giờ sắp húp lại một bát phở nóng, tôi không hồi hộp, hoang
mang, cũng chẳng bồn chồn, rộn rã. Chỉ thấy hơi “là lạ”, khi trở
lại trên con đường lâu ngày không đi.
Khác với cậu học trò Thanh Tịnh, cái
buổi–sáng–mai–hôm–ấy của cậu là buổi sáng đầu tiên cậu đi học
hay, nói một cách khác, buổi sáng đầu tiên cậu đến trường, là lần
đầu tiên cậu bước vào cái không gian lạ lẫm đối với cậu, gặp
những khuôn mặt mà, có thể, cậu chưa từng gặp bao giờ. Trong khi
cái buổi–sáng–mai–hôm–ấy của tôi là ngày đầu tiên tôi trở lại văn
phòng, sau gần đúng 6 tháng không ĐI làm.
Không ĐI, không phải không CÀY / Mà là
chết bỏ cả ngày lẫn đêm! Đó là cái “nỗi lòng” mà tôi đã giãi bày
với bạn về chuyện Cày–ở–nhà (Home office) trong thời gian bị cô
lập thôi. Chứ Cày–nhà thì khỏe hơn Cày–sở rồi, nhất là đỡ mất 3H
[giờ] di chuyển mỗi ngày.
Cái “hôm ấy” của tôi là hôm thứ tư
(9/9) rồi. Cũng chỉ vì nhà tôi bị panne internet! Nên “cậu” phải
bốc điện thoại báo Xếp “tí nữa tao vào”.
Thật ra, các đồng nghiệp trong department tôi đã lần lượt trở vào
sở từ tháng 6 đến giờ, chỉ còn 4 đứa ở nhà, trong đó, 3 đã là
“thương phế binh” (personne à risques) vì bị mổ tim. Tim tôi,
ngoài chuyện “ngục tù” (“trái tim ngục tù”!), thì vẫn còn ngon
lành. Nhưng Xếp đồng ý cho tiếp tục Cày–nhà vì tôi đi làm bằng xe
lửa dễ bị lây, nhất là ở nhà thì tôi cày nhiều hơn, giờ giấc cũng
“dễ dãi” hơn (gọi mấy giờ cũng có mặt)!
Trên “con đường tình ta đi” hôm ấy,
ngoài cái quên chạy “đường tắt”, mọi chuyện vẫn xảy ra bình
thường. Cho đến khi xe vào cổng.
Ngay trước cổng là một bảng to nhắc
phải “bắt buộc đeo mask”. “Cửa quay” vào cao ốc chỉ chấp nhận mỗi
lần 1 người! Mới bước vào accueil thì đã thấy dưới nền đầy những
vạch đỏ cách nhau 1m 2 người: gardien, standardiste mang mask,
ngồi sau hàng kính chắn, cùng những bảng chỉ dẫn “không nên cà
badge sát support” “giữ khoảng cách 1m”, chỗ này dán băng chặn
đường, nơi kia văn phòng đóng kín, v.v. Không ai nói với ai,
không khí nặng nề, căng thẳng... Thêm vài cây súng là y như
đang... đảo chánh!
Đường văn phòng tôi chỉ toàn một chiều,
từ cầu thang lên lầu, qua các hành lang. Không gian im vắng! Đi
tới đâu cũng mask là mask. Không thấy nụ cười, chỉ toàn những
“đôi mắt người... phương Tây” u uẩn! Đã thế, lại không đến gần
được, chỉ đứng xa tay vẫy chào nhau. Chán quá, tôi đi một mạch
vào văn phòng.
Ở bureau thì còn te tua hơn. Cứ như bị
“cách mạng” kiểm kê, tịch thu tài sản! Từ cái cafetiere, cái hộp
đựng mù–soa của “cậu”, đến cái bouilloire của hai thằng đồng
nghiệp cũng đã không cánh mà bay! Hỏi thằng đồng nghiệp thì nó
bảo Xếp tich thu vì đó là đồ “quốc cấm thời Covid”! Các fontaine
nước uống bị khóa, phải tự túc cá nhân. Máy (tự động) bán cà phê,
cacao, potage... cũng bi cúp! Nước uống không có nhưng nước sát
trùng thì đầy dẫy! Bực nhất là cái khoảng đi toilettes!
Bạn ta cũng biết tôi là một người yêu
nước, “cung cầu” xấp xỉ ngang nhau. Toilettes cách bureau tôi
không xa, có điều nó nằm phía bên kia hành lang mà (bây giờ) tôi
gọi là “le couloir de Berlin” (hàng lang ô nhục). Bởi vì, theo
luật đi đường mới (thời Covid Tàu), phải “một chiều” để tránh
chạm mặt nhau. Có nghĩa là ra khỏi bureau, thay vì trước kia băng
qua hành lang là tới ngay “điểm hẹn”, thì bây giờ tôi phải quẹo
tay phải, đi một mạch xuống tuốt dưới “ngã tư Bảy Hiền”, xong,
quẹo tay trái, rồi đi trở ngược lên, vào nơi “gió cát” (?). Lúc
ra... về thì nhanh hơn vì bureau nằm phía đối diện. Nhưng ai cần
nữa?! Bận đi mới quan trọng. Chứ... xong xuôi hết rồi, người thơ
thới, hân hoan, “đường xa đâu sợ ướt mưa”, đi nhanh hay chậm đâu
thành vấn đề?!
Mất cái này nhưng được cái khác. Là mấy
urinoir không đón “khách” gần nhau nữa. Mà cái mở, cái cấm. Nhờ
thế nên người sử dụng, là tôi, rất thoải mái. Chứ trước kia thì
nhiều thằng vô duyên lắm, cứ chọn ngay tôi mà kết duyên hàng xóm,
vừa “thi hành” vừa chuyện vãn, cứ như ngồi quán cà phê! Khiến đã
mất thì giờ (!), lại phải giữ kẽ, sợ hớ hênh, lơ đễnh, nó cười là
da vàng nhược... tiểu, quê chết luôn!!!
Trưa đi ăn cantine mà bắt chán! Diện
tích bị thu hẹp lại 2/3. Thực đơn rất “giản dị”. Nước được phát
chai (0.5l). Không tách, ly gì ráo. Dao nĩa gói riêng từng phần.
Muối, tiêu toàn bịch nhỏ. Tệ hơn cả McDonald! Ngồi ăn thì ngồi
theo kiểu chữ “chi”, như ngồi hố tránh bom! Trước mặt không ai,
láng giềng cũng không! Nói chuyện phải nói lớn. Thành ra đa số
đều im lặng, cắm cúi ăn vì sợ văng... sang người khác! Nhà hàng
mà cứ như tu viện!
Nản quá nên, trên đường ra khỏi
cantine, tôi định mang thơ bà Huyện Thanh Quan ra, luận với thằng
đồng nghiệp: “Covid gây ra cuộc hí trường”. Nhưng nghĩ đến chữ
“hí trường” thì không biết dịch ra sao?! – Chả nhẽ là.... “école
du rire” (trường dạy cười)!!!?
Nhiều cái chán như thế nên tôi càng thù
Tàu Cộng, thù lây sang tên Tổng Giám Đốc WHO toa rập! Nếu tụi nó
báo động sớm thì, ít ra, được chuẩn bị trước, tình hình thế giới
đâu quá thê thảm như hôm nay (?)!
Nhưng nghĩ lại, sống với CV (Covid_Tàu)
còn đỡ hơn sống với VC (Việt Cộng). Mặc dầu cả hai đều là “sản
phẩm” của Tàu!
Chống CV, chúng ta phải che miệng, che
mũi, phải rửa tay, phải giữ khoảng–cách–xã–hội. Trong khi VC bịt
miệng, bóp mũi đồng bào, đảng viên thi nhau rửa tiền, người dân
tránh xa công an, cán bộ, v.v.
Số tử vong vì CV hiện nay, 18/9/2020,
trên toàn thế giới, là 944,887 người. Trong khi số người chết do
VC gây ra (tấn công miền Nam), từ 65–75, là >3 triệu quân nhân
tham chiến, thêm 2 triệu đồng bào miền Bắc, 430,000 đồng bào miền
Nam (Theo Wikipedia, La Guerre du Viet Nam)!
Từ khi vượt biên đến nay tôi tin vào
“số mệnh”. Tôi nghĩ, Covid Tàu là cái “số” nhân loại phải chịu,
ít nhất, là trong năm nay. Nhưng rồi cũng sẽ đâu vào đó. Bởi tôi
tin vào những tiến bộ khoa học.
Nhưng còn cái số của người Việt chúng
ta phải chịu “VC”, quả tình không biết đến bao giờ?!
–Hỏi Mẹ Việt Nam hay hỏi thằng Tàu
Cộng?!
BP
18/9/2020
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: phong cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Sáu, September 18, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang