Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tùy
bút
Chủ đề:
Quốc ca
VNCH vs
VNCS
Tác giả: BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Bây
giờ là đầu tuần tháng Sáu. Còn 3 tuần nữa mới vào Hè nhưng, ở Tây Âu
mấy hôm nay, Hạ hồng đã tung tăng chân sáo. Trời xanh lơ và nắng
vàng “nhung”, tôi muốn nói cái mầu vàng làm nhớ nhung của Huy Cận
(ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung!). Vâng, tôi nhớ nhung cái nắng quê
nhà. Không phải cái nắng hè gay gắt. Mà là cái nắng mịn vàng của một
sáng xuân tươi.
Không biết nguyên tuần trước (17–22), có phải (vùng) Paris cũng đầy
nắng ấm? Hay chính là tôi mang cái nắng biển từ miền tây–nam Pháp
về? Bởi vì, ở đây, tháng 5 năm nay giống tháng 11 năm rồi như hai
giọt nước: giọt lạnh, giọt mưa, giọt gió, giọt... corona! Sao cũng
được, chỉ biết là cái nắng bây giờ, ở đây, là một cái nắng hiền hoà,
chan chứa yêu thương, không rực nắng, không tình thù như tên một
cuốn phim “Tây Ban Nha” mà tôi đã xem cách đây gần 50 năm (74/75?).
Nguyên tác “Un verano para matar”
là “Summertime Killer” khi trình chiếu ở Hoa Kỳ, là “Meurtres
au Soleil” ở Pháp, là “Tình thù rực nắng” ở miền Nam
Việt Nam. “Thù” thôi, không “sát nhân” như trong mấy cái titres
ngoại quốc.
Cho
hay, tuy chiến tranh liên miên, hết ngoại xâm, rồi nội chiến nhưng
văn chương, nghệ thuật của “ta” (tiền chiến/hậu chiến ở miền Nam),
đa phần, không đòi giết ai. Trừ một lần, có chàng thi sĩ phế nhân
đòi “giết người trong mộng để trả thù duyên kiếp phũ phàng”!
“Tình thù rực nắng” là chuyện một
cậu bé, khi trở thành thanh niên (Christopher Mitchum), đã đi tìm
tên chúa đảng (lại Đảng!) khi xưa đã giết cha mình, để trả thù.
Chàng bắt cóc con gái chúa Đảng (Olivia Hussey) định làm áp lực với
ông bố. Nhưng rốt cuộc thì người bắt và người bị bắt lại yêu nhau
kịch liệt. Tôi không nhớ kết cục ra sao nhưng chuyện đó không quan
trọng. Điều làm tôi đi xem cuốn film (một mình!) đến... hai lần là
chỉ để được thấy Olivia Hussey, “người trong mộng “ của tôi, từ hôm
xem “Roméo et Juliette”!
Chọn Olivia để thủ vai con gái rượu của
chúa đảng là phải. Tưởng tượng nếu là một “củ khoai lang” của Đảng
gởi vào (gái miền Nam như cành liễu rũ/gái miền Bắc như củ khoai
lang. Ca dao 75) thì bảo đảm là cuốn phim sẽ không kéo dài đến gần
2H! Chim Anh Vũ Christopher không thể nào ôm nổi “củ khoai lang” vào
lòng như mấy chú khỉ–rừng–xanh (trai miền Nam như chim Anh Vũ/trai
miền Bắc như khỉ rừng xanh). Nhưng đằng này? Đằng này là Olivia thì
Christopher cứ “con tin còn... một chút này (?) làm ghi (?)” là phải
rồi!
Dĩ nhiên, “Summertime
killer” không được trình chiếu ngoài Hà Nội thời đó (như các
phim “5 người từ trên trời rơi xuống / Đến hẹn lại lên / Vợ chồng A
Phủ / Chấm, chấm, phẩy / Đại tá Vô–Lô–Giót–Ski...)”. Mặc dầu tên
phim rất hợp với chính sách của Đảng: giết người, người chống đối
lẫn người không chống đối (cải cách ruộng đất!). Mặc dầu Đảng “kill”
quanh năm, suốt tháng, “kill” dài dài, “kill” hoài hoài, không cứ gì
phải đợi mùa Hè mới “kill (mùa hè đỏ lửa)”, mùa Xuân mới giết (Mậu
Thân). Nhưng, giả dụ được chiếu ngoài Bắc, thì nó sẽ được dịch sang
Việt Ngữ là gì? “Mùa hè giết người của... Mỹ–Ngụy ác ôn?” “Mùa Hè
đại thắng?” “Giải phóng miền Nam?”... Hay, đỉnh cao trí tuệ hơn, là
“Xôm–mơ–thay ci–lơ”?!
Theo tôi, không có sự khác biệt giữa văn
chương, nghệ thuật miền Nam và miền Bắc, trước 75. Bởi, giản dị,
miền Bắc chỉ có “thơ văn tuyên truyền”, không có văn chương nghệ
thuật. So sánh chỉ có giữa những gì có thể so sánh được.
Trong khi Tố Hữu, đại “thi” hào của XHCN
kêu gọi:
“Giết,
giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng
đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền
lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ
tịch, thờ Sít–ta–lin bất diệt...”
hay Xuân Diệu:
“Anh em ơi
quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn
hung kẻ thù...
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”
thì ở miền Nam, Hoàng anh Tuấn “Mưa Sài
Gòn, mưa Hà Nội”, thì Nguyên Sa “Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm /
Chẳng biết tay ai làm lá sen”. Trong khi Nguyễn Hiền tha thiết
“Người ơi nước Nam của người Việt Nam. Vì đâu oán tranh để lòng nát
tan”, thì Huy Thục hoan hô bộ đội giết người:
“... đồi
Đồng Chi xác Mỹ chất đầy
Kìa trông 1, 2, 3,
4, 5, 6 chục
tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia.
Nó bỏ xác trên rừng...”!
Nói gì nữa khi, ngay trong quốc ca, người
cộng sản đã hãnh diện với “cờ in máu chiến thắng” với “đường vinh
quang xây xác quân thù”?! Khác hẳn với quốc ca của miền Nam “dù cho
thây phơi trên gươm giáo / thù nước lấy máu đào đem báo”. Một bên
thúc dục “giết người” để “cứu quốc”. Một bên kêu gọi “hy sinh (tiếc
gì thân sống)” (liều chết) để “làm sao cho núi sông / từ nay luôn
vững bền”.
Cùng
một mục đích giải phóng đất nước nhưng cái ÁC đã hiện rõ trong lời
quốc ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa!
Về lời quốc ca “Tiếng gọi công dân” của
Việt Nam Cộng Hòa, theo ông Trần Gia Phụng, trong một bài viết trên
“baotiengdan” (*), nguyên là ca khúc “Tiếng gọi Thanh Niên” với nhạc
của Lưu Hữu Phước nhưng lời là của 2 sinh viên Y Khoa Hà Nội (thập
niên 40s): Lê Khắc Thiền và Đặng Ngọc Tốt. Cũng có nguồn tin cho
biết lời ca “Tiếng gọi sinh viên” đã được một số nhân viên đài Phát
Thanh Sài Gòn sửa đổi cho phù hợp với chế độ Cộng hòa.
Tuy cần phải được kiểm chứng lại cho đúng
với sự thật, nhưng người ta có thể khẳng định là lời hát bài quốc ca
Việt Nam Cộng Hòa không phải là “bản gốc” của ông Lưu Hữu Phước và
các bạn ông (Huỳnh Văn Tiểng / Mai Văn Bộ?). Cứ xem lời “quốc ca”
Mặt Trận Giải Phóng miền Nam của các ông thì rõ.
Chẳng biết có phải vì là quốc ca tuyên
truyền hay là viết cho mấy thanh thiếu niên các vùng quê xa xôi, hẻo
lánh miền Nam bị bắt ép đi bộ... đội, dễ hiểu, mà lời quốc ca của
Cộng Hòa Miền Nam VN (của hai ông Tiểng, Siêng?) vừa non nớt, vừa
quê mùa. Nó không có được cái “trình độ” như trong “Tiếng gọi Sinh
Viên” mà cũng không xứng đáng để là một quốc ca:
“Giải phóng miền Nam,
chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt Đế quốc
Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”!
Đã thế, lại còn lồ lộ cái tính cộng sản:
“vùng lên
nhân dân miền Nam anh hùng,
vùng lên hỡi
các nô lệ của thế gian,
hận thù ngất trời
Trường Sơn vinh quang
Cầm gươm (cầm mã
tấu?)
ôm súng
xung
phong đi giết thù...”
Lời quốc ca Mặt Trận cho thấy đây chỉ là
một quốc gia được Hà Nội dựng lên, nhằm phục vụ cho một tính toan
giai đoạn. Bởi, khi “diệt Đế quốc (bắt chước ‘Diệt Phát Xít’ của
Nguyễn đình Thi), phá tan bè lũ bán nước” xong. Thì lời hát trở
thành vô nghĩa. Như cái vô nghĩa của “Giải phóng “. Như cái vô hình
của “Mặt Trận”.
“Tình thù rực nắng” chỉ có ở miền Nam trước 75. Sau đó, nó là “tình
thù rực lửa” (rực lửa căm thù! rực lửa anh hùng). Cái nắng hiền hòa
miền Nam đã bị đám lửa đỏ phương Bắc tàn bạo xua đi! Cái nắng đó,
bây giờ, không chỉ có ở hải ngoại. Mà còn ở quê nhà, nhất là ở miền
Nam. Nó vẫn còn hiển hiện trong gia đình của mỗi công dân đã được
dạy dỗ, được đào tạo trong lễ nghĩa Việt Nam, bởi giáo dục Cộng Hòa,
và, trong gia đình của những người lính già miền Nam đã một thời xả
thân bảo vệ quê hương.
Để “Nòi giống xứng danh / nghìn năm /
giòng giống Lạc Hồng”!
Không phải tự hào là con cháu Mác–Lê!
BP
03/06/2021
(*)
https://baotiengdan.com/2018/04/16/nguon-goc-ban-quoc-ca-viet-nam-cong-hoa
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Năm,
June 3, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang