Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
ghi
Chủ đề:
Phiếm
Tác giả:
Lão Móc
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Chuyện
tào lao theo tự điển Lê Văn Đức có nghĩa là “chuyện lông bông,
chuyện bao đồng, chuyện phiếm không bổ ích gì cả.” Và, nếu theo
định nghĩa như thế thì một số chuyện tào lao được kể ra đây lại
coi bộ không có vẻ tào lao chút nào.
– Chuyện tào lao được coi như “nổi cộm”
nhất là chuyện tên Nguyễn Khắc Hào, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên là nơi mà Đảng CSVN lộ nguyên hình là
một đảng cướp có “lai–sân” khi dùng đến cả ngàn công an và bọn xã
hội đen để “cưỡng chế” đất đai của các nông dân tại huyện Văn
Giang, sau vụ Tiên Lãng. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tên này đã báo
cáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau: “Trong vụ việc ở Văn
Giang có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước
ngoài. Các thông tin còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ để
tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống
bôi nhọ chính quyền”.
Thằng Phó Chủ tịch này quả xứng đáng
hậu duệ của “Bác Hồ” trong cái tài nghệ “láo thiên, láo địa, láo
từ Sịa láo đến Đông Hà, láo qua Bến Hải, láo ra... hải ngoại”.
– Chuyện tào lao kế tiếp là chuyện
“Thuốc Tễ Dê” do nhà văn Hoàng Hải Thủy ghi lại trong bài viết
cùng tựa. Theo bài viết thì chuyện này được ghi lại tên trang
mạng “Gió O.com”. Ông nhà văn Trần Mạnh Hảo được phỏng vấn đã trả
lời như sau:
“Những kỷ niệm này tôi có hàng nghìn vạn, là những kỷ niệm đẹp mà
buồn đã làm nên tâm hồn tôi sau này trong văn học, Ngoài hình ảnh
mẹ tôi, ông nội tôi (nay là nấm đất ở Nam Cali Hoa Kỳ) cũng cho
tôi bao nhiêu hình ảnh đẹp thơ mộng trước năm 1954 (năm ông bà
nội và các cô, chú thím di cư vào Nam). Con đê sông Đáy dài loằng
ngoằng như rắn cuốn, nắng nõn chuối và mây cánh buồm, sông au au
má đỏ, gió the the hương bưởi hương cau, một giờ yên ả không có
tiếng súng, tiếng bom, tiếng tàu bay đầm già của Pháp ò ò trên
đầu, tôi chạy theo ông nội qua đò, sang nhà thờ Phát Diệm đi lễ.
Ông đi trước. Tôi làm chiếc đầu rau chạy theo sau, vừa chạy vừa
nhặt thuốc tễ ai đánh rơi đầy trên mặt đê. Từng viên thuốc tễ
tròn tròn, to hơn đầu đũa, màu nâu sậm, ông tôi thỉnh thoảng vo
viên phơi trên tàu lá chuối khô, nay ai vứt bừa trên đê, nhiều vô
kể. Tôi sung sướng vô cùng, như bắt được vàng, nhặt thuốc tễ cho
vào hai túi căng phồng, tiếc rẻ, bỏ 3 viên vào miệng nhau nuốt
trửng. Ông quay lại hỏi, kinh ngạc bảo tôi khạc ra:
‘Không phải thuốc tễ, cứt dê đấy, nôn
ra ngay!’ Tôi sợ quá, khóc rống lên, không thể nôn ra được nữa
rồi ông ơi! Ông bắt tôi uống nước sông thật nhiều để dạ dày không
trúng độc. Quê tôi không ai nuôi dê, cả đời tôi có trông thấy
‘thuốc tễ cứt dê’ này bao giờ đâu! May mà nhờ Chúa, tôi không bị
đau bụng vì nhai nuốt 3 viên cứt dê trong sự lầm lẫn của trẻ thơ.
Lịch sử, đôi khi cũng chỉ là đứa trẻ con đi theo ông nội bốc nhầm
thuốc như tôi ngày nào chăng?”.
(Ngưng trích).
– Lời bàn của nhà văn Hoàng Hải Thủy
tức Công Tử Hà Đông: “Năm ông Trần Mạnh Hảo 10, 11 tuổi, ông thấy
những viên phân dê tròn tròn, nâu nâu ở bờ đê, ông tưởng đó là
thuốc tễ dê, ông ăn mấy viên, ông bỏ túi cả chục viên đem về nhà
ăn dần. Thảo nào khi lớn lên ông thông minh, tài hoa quá đỗi.”
– Chuyện tào lao về cảnh sát ở Hoa Kỳ:
Năm 1988 khi Giáo sư Trần Văn Khê từ Pháp đến nói chuyện tại
trường đại học Berkeley, cộng đồng người Việt vùng San Francisco
sôi nổi lên những ý kiến bênh chống người nhạc sĩ này. Trong buổi
ông Trần Văn Khê nói chuyện tại Alumni House, bên ngoài có những
sinh viên phân phát tài liệu về chính sách bạo ngược của Hà Nội,
bên trong có những câu hỏi được đặt ra về việc thủ tiêu văn hóa
miền Nam, đàn áp văn nghệ sĩ, những câu hỏi làm diễn giả Trần Văn
Khê nhiều khi phải nói quanh. Sau lần đó, nhạc sĩ Trần Văn Khê
viết hồi kí kể rằng khi ông đến Berleley nói chuyện, ông được
Cảnh sát Mỹ hộ tống, cảnh sát Mỹ báo cho ông biết:
“Chúng tôi bắt được 3 người Việt trong
mình có lựu đạn cay, cà chua và trứng thúi. Họ mang những thứ đó
đến phản đối cuộc nói chuyện của ông. Đây là trường hợp bắt được
quả tang, chúng tôi giữ những món đồ đó và giữ cả 3 người, nếu
ông yêu cầu truy tố thì chúng tôi sẽ bắt giam họ và đưa họ ra
tòa”. Nhưng nhạc sĩ Trần Văn Khê – theo lời ông kể trong hồi ký –
“đã đề nghị cảnh sát Mỹ tha cho 3 người đó.”
(Hồi kí, Tập 4, Nxb
Trẻ 2002, trang 34).
Lời bàn của Lão Móc: Đây là chuyện ông
Trần Văn Khê bịa đặt. Hoa Kỳ không phải là xứ sở nơi mà người dân
dễ đùa với pháp luật. Ai phạm luật bị bắt thì sẽ bị truy tố ra
tòa, nhẹ thì đóng tiền phạt, nặng thì có thể vào tù chứ không
phải như nhạc sĩ nói “tha cho” là cảnh sát sẽ tha. Đây đúng là
chuyện tào lao thứ thiệt.
– Trên một trang báo điện tử tác giả
viết bài về chuyện mấy ông nhà văn, nhà giáo, nhà trí thức đã bị
bọn VC khốn nạn nó bạt tai, đá đít, bỏ tù ở trong nước, ra được
hải ngoại lại quai mỏ, quai mồm kết tội chính quyền Việt Nam Cộng
Hoà là:
“Những
kẻ đầu cơ tích trữ, những đứa sống nhởn nhơ phè phỡn trên cơn
thiếu thuốc men, bệnh tật của dân nghèo khó, những đứa buôn súng
đạn, bán đứng sinh mạng của chính anh em đồng ngũ của mình...
những kẻ bất tài nhưng có quyền thế thao túng chính trị, thao
túng thị trường, thao túng trên cả sinh mạng binh sĩ.
... Một xã hội như thế, nghĩ cho cùng
tuy vẫn còn hơn xã hội Cộng sản nhưng nhất định không phải vì thế
mà trở thành một niềm mơ ước cho tất cả mọi người.”
(Bùi Ngọc
Đường “Quanh những sáng tác của nhà văn Nhật Tiến – Chào mừng sự
đối thoại” Tạp chí Văn Học số 39 – Tháng
4 năm 1989). Sau đó lại in sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương”
đem về nước dâng lên VC van xin hòa hợp hòa giải, bị bọn VC nó
chê hôi mùi thực dân, đế quốc, không thể đồng hành cùng bọn chúng
nó. Các độc giả vào góp ý.
Có “nick” thắc mắc:
“Tại sao trên đời lại có những kẻ
đã được tháo cũi, sổ lồng lại muốn quay về để làm thân phận ‘chim
hót trong lồng’, lại muốn quay về để được rọ mõm?”
Lập tức, một “nick” khác bèn vào góp ý
kể chuyện tào lao như sau:
“Thời
ông già gân Ronald Reagan chưa có thách thức đồng chí Erich
Honecker dẹp bỏ ‘bức tường ô nhục Bá Linh’. Lúc đó ‘đất nước Liên
Xô ta đang ca hát trên đồng hoa’ nhưng lại đói vêu mõm đến nỗi
hàng ngày nhân dân không có được bánh mì đen và một lát thịt mỏng
để mà ăn. Và dĩ nhiên nước Đức của bà Thủ Tướng Angela Merkel lúc
đó cũng đang chia đôi bởi bức tường Bá Linh.
Lúc đó, có một con chó Đông Đức ‘vượt
biên’ sang Tây Đức. Sau đây là màn đối thoại giữa hai con chó
Đông Đức và Tây Đức:
–Chó Tây Đức: Bên đó có bơ ăn, sữa uống
không?
–Chó
Đông Đức: Ê hề!
–Chó TĐ: Có TV coi không?
–Chó ĐĐ: Chiếu 24/7.
–Chó TĐ: Thế chạy qua đây làm gì?
–Chó ĐĐ: Chúng nó cấm sủa! Nhớ quá,
chạy qua đây gâu gâu vài tiếng.”
Tác giả góp ý trên viết tiếp: Còn đây
là chuyện “chó Việt Cộng, chó Việt kiều” do tôi phịa,
lấy ý từ “đại hội chó mèo” gì đó do “Triết nổ”
mấy năm trước dụ “đàn vịt cừu yêu quái” về VN ăn chơi:
–Chó Việt Cộng: Nghe nói bên đó văn
minh, dân chủ, tự do nhất thế giới, xin đằng ấy kể cho nghe vài
chuyện...
–Chó
Việt kiều: ID được cấy dưới da, có đi lạc cũng chả sợ. Bên ấy
mình là “chủ”, còn bọn “người” làm tôi tớ hầu hạ, phục vụ cho
mình ngày đêm. Tha hồ sủa, tha hồ cắn, mà chẳng sợ thằng tây, con
mỹ nào bắt tội.
–Chó VC: Thế về đây là gì?
–Chó Việt kiều: Ồ... cái giống “người”
bên ấy ăn ở vệ sinh sạch sẽ quá, đôi khi tìm mờ mắt mà không ra
cái món... khoái khẩu của bọn mình. Bạn hiểu chứ?
Không thể trả lời trước những việc
làm đầy chính nghĩa của những kẻ phê phán mình, cũng không thể bẻ
gẫy những lý luận đã được đưa ra trong tranh luận, Nhật Tiến đã
làm chuyện tào lao và vô cùng khôi hài là trong cuốn sách giối
già, ông “nhà văn con lươn” lại làm chuyện bất cố liêm sỉ là lên
tiếng kêu gọi tẩy chay... Lão Móc vì đã viết nhiều bài phê phán
ông ta về chuyện hòa hợp hòa giải với VC: “... Tôi kêu gọi những
Hội đoàn, những Đoàn thể, Hiệp hội Văn hóa, những Hội cựu Học
Sinh các trường Trung, Đại học của miền Nam cũ, những đồng hương
còn quan tâm đến văn hóa, v.v. hãy góp phần vào công cuộc dọn trừ
cỏ dại trong lãnh vực văn chương chữ nghĩa để làm sạch môi trường
sinh hoạt văn hóa ở hải ngoại và để cho chính nghĩa của những
người yêu chuộng Tự do, Dân chủ không bị làm cho lem luốc đi”.
Trong văn học sử nước nhà có giai thoại
nhà văn, nhà võ toàn tài Nguyễn Công Trứ đối đáp với một nhà sư
còn mang ngã mạn khi vị sư này ra câu đối xấc láo khoe khoang: “Thuộc
ba mươi sáu quyển kinh, chẳng thiên địa, thánh thần nhưng khác
tục”. Uy Viễn tướng công bèn đốp chát ngay:
“Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân
thần phụ tử, đếch nên người!” Kẻ đã sống nhờ chính thể miền
Nam, nơi đã nuôi mình khôn lớn, cho mình sự giáo dục, môi trường
để sống hạnh phúc. Kẻ đã cùng gia đình sống an nhàn nơi phồn hoa
đô thị; trong khi bao nhiêu người cùng trang lứa với mình, lớn
hơn mình, nhỏ hơn mình, phải đổ máu để hy sinh để bảo vệ Tự do,
Dân chủ miền Nam trong suốt hai chế độ Cộng Hoà. Nay, lại chính
mình quay ngoắt 180 độ nói những lời bợ đỡ cường quyền, phỉ báng,
bôi nhọ những người lãnh đạo miền Nam. Nhật Tiến, với những việc
làm của ông ta – nói theo cách nói của “kẻ sĩ” Nguyễn Công Trứ –
thì đúng là hạng người “không quân thần phụ tử đếch nên người!”
Không biết những Hội đoàn, Đoàn thể
nào, những Hội cựu Học Sinh Trung, Đại học cũ nào của miền Nam sẽ
ủng hộ lời kêu gọi tào lao của một kẻ... đếch nên người – như
Nhật Tiến?!
LÃO MÓC
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Danh sách những bài viết trong trang nhà GĐMĐVM/DMV
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Nghiem Nguyen chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, February 24,
2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang