Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Ngược
dòng Thời gian
Chủ đề:
Chiến Tranh VIỆT NAM
Tác giả:
Nguyễn Phúc Liên Thành
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O.BOX 6147
FULLERTON, CA 92834, USA
Orange county, California, 20/1/2020
Nguyễn Phúc Liên Thành Kính gởi:
–Đồng bào Quốc nội và Hải ngoại,
–Quý chiến Hữu QLVNCH/CSQG Việt Nam Cộng Hòa.
XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI
ĐẠI
TÁ PHẠM NGỌC THẢO. HẮN LÀ AI?
Trích: Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc của tác
giả Nguyễn Phúc Liên Thành [trang 366–372]
1.
CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 19/2/1965 DO THIẾU TƯỚNG LÂM VĂN
PHÁT VÀ ĐẠI TÁ PHẠM NGOC THẢO CHỈ HUY.
Cuộc đảo chánh vào ngày 19 tháng 2 năm
1965 do Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo chỉ
huy, ngay tại Thủ đô Sài Gòn. Tình báo Việt Nam Cộng Hòa và tình
báo Hoa Kỳ phối hợp phát giác ra âm mưu này và đã chận đứng được
cuộc đảo chánh.
Sự
việc xảy ra như sau:
Cuộc binh biến ngày 19/2/1965 trên
danh nghĩa do Thiếu tướng Lâm Văn Phát cầm đầu, nhưng thực tế rõ
ràng là do Phạm Ngọc Thảo tổ chức, chỉ huy, và điều động. Đằng
sau Phạm Ngọc Thảo là Cục R Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay nói
rõ ra là cộng sản Hà Nội. Ngoài ra cũng cần nói thêm sát cạnh
Phạm Ngọc Thảo trong cuộc binh biến này có Nguyễn Bảo Kiếm, cán
bộ cao cấp của cơ quan Việt cộng Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn. Người
hỗ trợ cho cuộc chỉnh lý này là Cộng Tăng Thích Trí Quang và đám
tăng lữ cộng sản Ấn Quang trong mục đích lật đổ Tướng Nguyễn
Khánh và chính phủ của ông ta.
Lực lượng quân đội tham gia trong cuộc
binh biến này gồm có một số đơn vị dưới quyền Thiếu tướng Lâm
Văn Phát. Một đơn vị thiết giáp khoảng 50 chiếc. Đơn vị quân sự
chủ lực của cuộc chính biến này là Trung Đoàn 46 của Sư Đoàn 25
Bộ Binh. Lực lượng quần chúng hỗ trợ cho cuộc binh biến của Phạm
Ngọc Thảo là đám học sinh, sinh viên, Phật tử, và đám tăng lữ
cộng sản Ấn Quang do Cộng Tăng Thích Trí Quang lãnh đạo.
Cuộc binh biến xảy ra vào 1 giờ trưa
ngày 19/2/1965, và rất nhanh lực lượng đảo chánh đã chiếm được
Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Trại Lê Văn
Duyệt), Đài Phát Thanh Sài Gòn, Bến Bạch Đằng cạnh Bộ Tư Lệnh
Hải Quân Việt Nam và phi trường Tân Sơn Nhất. Theo Tướng Trần
Văn Đôn, trong thời gian này Thủ tướng Nguyễn Khánh đang ở Bộ
Tổng Tham Mưu. Ông tháo chạy đến Bộ Tư Lệnh Không Quân thì căn
cứ này đã bị quân nổi loạn chiếm. Thủ tướng Nguyễn Khánh cho xe
chạy đến tư thất Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Giữa đường gặp xe Tướng Kỳ
đi ra, Tướng Khánh bỏ xe nhảy lên xe Tướng Kỳ và hai người chạy
ra sân bay. Sân bay đã bị bao vây nhưng hai người đã chui hàng
rào kẽm gai chạy đến nơi phi cơ đậu. Hai người lên phi cơ và cất
cánh trong tình trạng chẳng cần xuôi gió, ngược gió gì cả. Tướng
Nguyễn Cao Kỳ đã cứu được Tướng Khánh và bay về Vũng Tàu. Những
ngày sau Tướng Nguyễn Khánh bị Hội Đồng Tướng Lãnh họp tại Biên
Hòa loại ông ta khỏi chức vụ Thủ tướng và cử ông ta đi làm “Đại
Sứ Lưu Động” tại ngoại quốc.
Trở lại cuộc binh biến, Tướng Nguyễn
Cao Kỳ đã gặp Đại tá Phạm Ngọc Thảo và ra lệnh cho Đại tá Phạm
Ngọc Thảo phải rút hết quân phản loạn về lại doanh trại vì ông
ta không muốn các đơn vị quân đội đánh nhau. Nếu Đại tá Phạm
Ngọc Thảo không tuân lệnh vào đúng 5 giờ chiều mà không rút
quân, thì Tướng Kỳ sẽ cho lệnh phi cơ cất cánh oanh tạc các đơn
vị phản loạn.
19/2/1965 tại Sài Gòn, Đại tá (Việt Cộng Nằm
Vùng) Phạm Ngọc Thảo đang chỉ huy cuộc binh biến ngày 19/2/1965
nhằm lật đổ Thủ tướng Nguyễn Khánh và chính phủ của ông ta.
Hội đồng Tướng Lãnh bổ nhiệm Tướng
Nguyễn Chánh Thi làm Tư Lệnh Hành Quân Chống Đảo Chánh.
Tướng Nguyễn Chánh Thi ra lệnh cho
Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Phạm Ngọc Thảo và một số sĩ
quan cao cấp trong đó có Trung tá Lê Hoàng Thao, Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 46 thuộc Sư Đoàn 25, tất cả phải buông súng và
trình diện bộ chỉ huy hành quân của Tướng Nguyễn Chánh Thi.
Tướng Lâm Văn Phát ra trình diện.
Trung tá Lê Hoàng Thao và Đại tá Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
Cuộc binh biến được dẹp tắt, nhưng một
bí mật hết sức quan trọng được phơi bày:
Nếu cuộc binh biến thành công, thì một
chính phủ mới sẽ được thành lập và Thủ tướng của tân chính phủ
là Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Xin quý độc giả đọc tiếp để biết tương
lai của miền nam Việt Nam sẽ đi về đâu nếu Đại tá Phạm Ngọc Thảo
là Thủ tướng của tân chính phủ.
2.
ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO. HẮN LÀ AI?
Tài liệu của tình báo Việt Nam Cộng
Hòa và Hoa Kỳ ghi nhận về Phạm Ngọc Thảo như sau:
Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14 tháng 2,
năm 1922 tại Vĩnh Long trong một gia đình giàu có. Tôn giáo:
Công Giáo.
Phạm Ngọc Thảo tốt nghiệp Kỹ Sư Công Chánh tại Đại học Hà Nội
năm 1942 và về làm việc tại Sài Gòn vào năm 1943.
Cha là Andrian Phạm Ngọc Thuần.
Phạm Ngọc Thuần và con cái đều là dân
Tây, tất mang quốc tịch Pháp. Anh ruột Phạm Ngọc Thảo là Luật Sư
Gaston Phạm Ngọc Thuần, năm 1954 tập kết ra Bắc và sau đó giữ
chức vụ Đại Sứ của chính phủ cộng sản Hà Nội tại Đông Đức. Một
người anh khác là Luciem Phạm Ngọc Hùng là Ủy Viên Hội Đồng
Chính phủ Cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam.
Phạm Ngọc Thảo tham gia kháng chiến
vào tháng 8 năm 1945. Phạm Ngọc Thảo đã từng giữ chức vụ Tiểu
Đoàn Trưởng, Trung Đoàn Phó, và Trưởng Phòng Mật Vụ Nam Bộ.
Kết hôn với cô Phạm Thị Nhiệm vào năm
1946. Phạm Thị Nhiệm có anh là Phạm Thiêu là Đại Sứ cho cộng sản
Hà Nội tại một số nước cộng sản ở Đông Âu.
Hiệp định chia đôi đất nước vào năm
1954, Phạm Ngọc Thảo được lệnh Bí Thư Xứ Ủy Lê Duẩn chỉ thị cho
Phạm Ngọc Thảo ở lại Miền Nam không tập kết ra Bắc. Phạm Ngọc
Thảo được giao nhiệm vụ chiến lược là xâm nhập vào hàng ngũ cao
cấp của chính quyền miền Nam để phục vụ cho “mục tiêu xâm lược
Miền Nam”.
Lê
Duẩn cũng giới thiệu Phạm Ngọc Thảo với Mai Chí Thọ, phụ trách
Đặc Tình Xứ Ủy sau này là Bộ Trưởng Nội Vụ, và hai người khác
trong Đặc Tình Xứ Ủy là Mười Hương và Cao Đăng Chiếm, sau này là
Thượng tướng Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ.
Thoạt đầu Mười Hương là cán bộ điều
khiển của Phạm Ngọc Thảo. Nhưng thời gian sau đó Mười Hương bị
Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn bắt giam tại Huế vào
tháng 7/1958. Lê Duẩn thay Mười Hương làm người chỉ đạo trực
tiếp công tác của Phạm Ngọc Thảo, hay nói theo danh từ tình báo
thì Lê Duẩn là cán bộ điều khiển của Phạm Ngọc Thảo. Ngay cả
trùm công an Mai Chí Thọ cũng xác nhận rằng: Hắn ta chỉ nhận
những chỉ thị về nhiệm vụ của hắn ta đối với Phạm Ngọc Thảo, còn
Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo làm công tác gì thì y cũng
không được thông báo và cũng không được quyền biết đến.
Riêng Võ Văn Kiệt, khi làm Bí Thư Đặc
Khu Ủy Sài Gòn Gia Định thì Võ Văn Kiệt mới biết rằng nhiệm vụ
mà Lê Duẩn giao cho Phạm Ngọc Thảo là tìm cách xâm nhập vào
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa càng sâu càng tốt và tùy cơ đối
phó. Điều quan trọng là không có trách nhiệm báo cáo tin tức nào
cho dù quan trọng đến đâu cho bất kỳ một ai. Võ Văn Kiệt đã tiếp
xúc với Phạm Ngọc Thảo nhiều lần từ sau ngày 1/11/1963 cho đến
ngày Phạm Ngọc Thảo chỉ huy cuộc binh biến 19/2/1965. Những lần
gặp gỡ này chính do Phạm Ngọc Thảo quyết định để trao đổi một số
vấn đề chứ Võ Văn Kiệt không có một chỉ thị nào tìm gặp Phạm
Ngọc Thảo, vì Phạm Ngọc Thảo hoạt động độc lập, tự do hành động,
không hề bị một giới hạn trong một quy luật nào và chỉ khi nào
cần thiết thì cho giao liên bắt liên lạc với Mười Hương hoặc Lê
Duẩn để bàn bạc mà thôi.
Phạm Ngọc Thảo nhận lệnh của Lê Duẩn
xâm nhập vào Sài Gòn bắt đầu hoạt động. Thoạt đầu y và vợ cùng
đi dạy học tại Sài Gòn. Sau một thời gian y về Vĩnh Long và theo
kế hoạch đã định trước, y tìm thăm Đức Cha Ngô Đình Thục, vì
chính Cha Ngô Đình Thục là người làm lễ rửa tội cho Phạm Ngọc
Thảo. Cuộc thăm viếng của Phạm Ngọc Thảo với Đức Cha Ngô Đình
Thục xảy ra trước khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng
Thống. Phạm Ngọc Thảo được Cha Ngô Đình Thục giới thiệu với ông
Huỳnh Văn Lang là một học trò cũ của cha Thục khi ấy làm Tổng
Giám Đốc Viện Hối Đoái. Y được ông Huỳnh Văn Lang thâu dụng vào
làm việc tại Viện Hối Đoái. Đến khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên
làm Tổng Thống thì Cha Ngô Đình Thục tiến cử Phạm Ngọc Thảo với
Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu với lời đề nghị Phạm Ngọc
Thảo là một tài năng cần được xử dụng. Ông Ngô Đình Nhu đã chấp
nhận xử dụng Phạm Ngọc Thảo.
Thoạt đầu Phạm Ngọc Thảo được đồng hóa
cấp bậc đại úy và giữ chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An. Hồ sơ
cũng ghi rõ rằng năm 1957, khi ông Huỳnh Văn Lang kiêm nhiệm
chức vụ Bí Thư Nam Bắc Việt Nam của Đảng Cần Lao, ông cho xuất
bản Tạp Chí Bách Khoa thì Phạm Ngọc Thảo được mời làm thành viên
sáng lập và nằm trong ban biên tập của tờ báo.
Phạm Ngọc Thảo đã khôn khéo lợi dụng
Tạp Chí Bách Khoa viết những bài bình luận gây chú ý trong chính
quyền đương thời và đặc biệt là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Bác
sĩ Trần Kim Tuyến. Những bài viết của Phạm Ngọc Thảo:
1) Thế nào là một quân đội mạnh (Bách
Khoa số 1–1957).
2) Đánh giặc mà không giết người (Bách
Khoa số 2–1957).
3) Lực Lượng Quân sự cơ động và lực
lượng Địa phương (Bách Khoa số 13).
4) Vấn đề kinh tế tự túc trong Quân
Đội (Bách Khoa 5–6), v.v.
Và Phạm Ngọc Thảo được trọng dụng.
Phạm Ngọc Thảo gia nhập đảng Cần Lao và được đưa vào Ban Tuyên
Huấn, được thăng cấp thiếu tá và đưa về làm việc tại Sở Nghiên
Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống.
Hành tung của Phạm Ngọc Thảo đã bị
phát giác khi mà Đoàn Công Tác Đặc Biệt của Ông Ngô Đình Cẩn bắt
được Thiếu tướng Tình báo Mười Hương, tên cán bộ tình báo cao
cấp của cộng sản Hà Nội mà cũng là Cán Bộ Điều Khiển của Phạm
Ngọc Thảo vào tháng 7/1958.
Là cáo già trong ngành tình báo, với
kinh nghiệm dày dặn, hai ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Bác sĩ Trần
Kim Tuyến đã giăng chiếc bẫy sập dùng con mồi Phạm Ngọc Thảo đã
lộ hành tung để nhử những con mồi khác vào chiếc bẫy của sở
Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống. Mãi cho đến ngày 19/2/1965
khi mà cuộc binh biến của Phạm Ngọc Thảo bị thất bại, khi ấy thì
Lê Duẩn, Mai Chí Thọ, và Võ Văn Kiệt mới biết rằng Phạm Ngọc
Thảo đã bị lọt vào lưới của ông Ngô Đình Nhu và Bác sĩ Trần Kim
Tuyến từ lâu rồi.
Xem như không hề hay biết gì về những
hoạt động cộng sản của Phạm Ngọc Thảo, Phủ Tổng Thống vẫn bổ
nhiệm Phạm Ngọc Thảo đảm nhiệm chức Vụ Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa
(Bến Tre) vào năm 1961.
1962 hết làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa Phạm Ngọc Thảo
được gởi đi học Khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Mỹ. Sau khi mãn khóa về
nước Phạm Ngọc Thảo được bổ nhiệm làm Thanh Tra Ấp Chiến Lược
trực thuộc Phủ Tổng Thống.
Sau ngày 1/11/1963, Phạm Ngọc Thảo được cử làm
Tùy Viên Báo Chí của Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng. Tướng Nguyễn
Khánh làm cuộc chỉnh lý vào ngày 30/1/1964, Phạm Ngọc Thảo được
bổ nhiệm làm Giám Đốc Báo Chí, Phát Ngôn Viên Chính phủ. Thời
gian này Pham Ngọc Thảo được thăng cấp đại tá. Tháng 10/1964
Phạm Ngọc Thảo được cử đi làm Tùy Viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Việt
Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Y đã đem theo vợ con, và vợ con y đã
định cư tại Hoa Kỳ cho đến ngày nay.
Cuối năm 1964 Tướng Nguyễn Khánh nắm được một số
tin tức tình báo cho biết Phạm Ngọc Thảo là một tên tình báo
cộng sản. Tướng Khánh cho lệnh triệu hồi Phạm Ngọc Thảo về nước
và sẽ bắt Phạm Ngọc Thảo ngay tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng
Phạm Ngọc Thảo đã cảnh giác không về đúng chuyến bay dự định nên
đã thoát hiểm. Có mặt tại Sài Gòn, Phạm Ngọc Thảo tổ chức cuộc
binh biến ngày 19/2/1965.
Như đã trình bày ở phần trên, cuộc
binh biến ngày 19/2/1965 của Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm
Ngọc Thảo thất bại. Phạm Ngọc Thảo tại đào và trong tháng 6/1965
Tòa án Quân sự Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tuyên án tử hình vắng
mặt tên cộng sản Phạm Ngọc Thảo.
Anh Sáu Lèo, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc
Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Cục Trưởng An Ninh Quân Đội
kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng
Hòa, nhảy vào cuộc truy sát tên cộng sản Phạm Ngọc Thảo. Ngày 15
tháng 7, năm 1965 lực lượng an ninh của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc
Loan đã phát hiện và bao vây nơi trú ẩn của Phạm Ngọc Thảo tại
thành phố Biên Hòa, bắn trọng thương tên này. Tướng Nguyễn Ngọc
Loan cho máy bay trực thăng tải thương tên này về Cục An Ninh
Quân Đội.
Theo một số anh em thân cận với Tướng Loan, thì Phạm Ngọc Thảo
đã chết vì bị Hùng Xùi một sĩ quan thân cận của Tướng Loan vì
muốn lập công, mà bóp dái Phạm Ngọc Thảo cho đến chết.
Hành động này phi luật pháp, bỉ ổi,
hèn hạ, không thể chấp nhận được. Phạm Ngoc Thảo đã là một tù
nhân, có quy chế của tù nhân, Sĩ Quan VNCH Hùng Xùi đã làm ô
nhục tư cách của một Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 10 tháng 8 năm 1995, đảng cộng sản và chính
phủ cộng sản Việt Nam phong quân hàm Đại tá Quân đội Nhân Dân
cho Phạm Ngọc Thảo, và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân cho y.
Giải thích lý do chậm trễ công khai vụ
Đại tá Quân Đội Nhân Dân Phạm Ngọc Thảo, theo tên Thiếu tướng
Tình báo Mười Hương và tên Thủ tướng cộng sản Việt Nam Võ Văn
Kiệt thì bọn chúng sợ chính phủ Hoa Kỳ trả thù vợ con Phạm Ngọc
Thảo (?), vì vợ con Phạm Ngọc Thảo đang cư trú tại Hoa Kỳ.
Để kết thúc, trong cương vị của một sĩ
quan tình báo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cá nhân tôi nhận
thấy khả năng tình báo của Lê Duẩn, trùm Công An Mai Chí Thọ, Võ
Văn Kiệt, và Thiếu tướng Tình báo cộng sản Mười Hương đã quá yếu
và thiếu khả năng trong việc cài điệp viên Phạm Ngọc Thảo vào
hàng ngũ địch.
Điệp viên cộng sản Phạm Ngọc Thảo đã
bị Cơ Quan Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Mật Vụ) của ông
Ngô Đình Nhu và Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, của ông Cố vấn Ngô Đình
Cẩn, và ông Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Tình Báo Đặc Biệt Miền
Trung phát hiện từ tháng 7/1957 và các vị đó đã tương kế tựu kế
dùng con mồi Phạm Ngọc Thảo phá tan tành các tổ chức của cộng
sản Hà Nội tại miền nam Việt Nam. Vậy mà mãi đến sau ngày Phạm
Ngọc Thảo thất bại trong vụ phản loạn 19/2/1965, bọn Lê Duẩn,
Mai Chí Thọ, và Võ Văn Kiệt mới phát hiện ra “Người Của Mình” đã
bị lộ.
Thật
là quá dở ngoài tưởng tượng. Vậy mà cho đến ngày hôm nay, khi
nói đến Vụ Phạm Ngọc Thảo, bọn tình báo cộng sản Việt Nam vẫn
cho là một chiến thắng. Thật là vô liêm sỉ chẳng biết trơ trẽn
là gì. Vụ Phạm Ngọc Thảo là một thất bại nặng nề của ngành tình
báo cộng sản Việt Nam khi bọn chúng đối đầu đọ sức với những núi
Thái sơn tình báo Việt Nam Cộng Hòa như Ngô Đình Nhu, Trần Kim
Tuyến, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu và người anh hùng, Anh Sáu
Lèo, Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh Cảnh sát
Quốc Gia, Cục trưởng An Ninh Quân Đội, kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ
Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa. Bọn tình báo cộng
sản Việt Nam phải thất bại là cái chắc!!!
Nguyễn Phúc Liên Thành
Orange County ngày 20/1/2020
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
|
Hình nền: Xuân trên non-Rặng An-pơ, Thụy Sĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Liên Thành chuyển
Đăng ngày Thứ Ba,
January 21, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang