Cờ Liên Hiệp Quốc Cờ Gia Nã Đại Cờ Úc Đại Lợi Cờ Pháp Cờ Anh Cờ Đức Cờ Nhật Cờ VNCH Cờ Mỹ Cờ Thụy Điển Cờ Thụy Sĩ Cờ Ý Cờ Va-ti-căng Cờ Hy Lạp Cờ Tân Tây Lan Cờ Ba Lan Cờ Á Căn Đình Cờ Ba Tây Cờ Tây Ban Nha Cờ Ukraine

 


Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Bút Ký
Chủ đề:
trại hoàng hoa thám–sđnd
Các Tác giả: MĐ Nguyễn Thành Thiện & Vũ Viên

K ỨC TRẠI HOÀNG HOA THÁM

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)




Trại Hoàng Hoa Thám với những hàng cây Điệp chạy dài từ Cổng “A”, đi thẳng khoảng vài trăm mét, bên phải sẽ gặp Trại Trần Quý Mai, Hậu Cứ Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, sít lên chút nữa, bên trái là Ngôi Thánh Đường (nhà thờ của Sư Đoàn Nhảy Dù) và mái trường Thống Nhất thân yêu, đi thẳng, bên trái là Phòng Sĩ Quan Trực Sư Đoàn, kế bên là nơi trưng bày những chiến lợi phẩm như: Thượng Liên 12.7ly, Đại pháo 130ly, xe tăng T–54, và các súng Cộng Đồng khác cùng những hình ảnh về Đoàn Quân Mũ Đỏ đã tịch thu qua các cuộc hành quân.

 

 

Bên tay phải là Sân Cờ Bộ Tư Lệnh, rẽ trái là nơi làm việc của các Phòng 1, 2, 3, 4, và Phòng 5 Tâm lý Chiến thuộc Bộ Tư Lệnh, rẽ trái lần nữa sẽ gặp Bệnh Viện Đỗ Vinh, sân Đá Banh, đi thẳng nữa sẽ gặp Đại Đội 1 Quân Y, Tiểu Đoàn Truyền Tin, Phòng Huấn luyện Tae–kwon–Do, Ban Quân Nhạc, Nhà bếp Sư Đoàn, đằng sau là Phòng Khánh Tiết với những hàng cây Điệp thỉnh thoảng xen vào Cây Phượng Vĩ nở rộ vào mùa hè kéo dài theo ký ức tuổi thơ của tôi, những ngày cùng các bạn đá banh, bắn chim, tắm Quân Xa (**), đào chì (*) trên sân bắn, lấy chì đổ chàm để chơi đánh đáo... nhớ lắm các bạn Trại Gia Binh ơi....

 

 

Trong Trại Hoàng Hoa còn có Trung tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, có đài 11 mét (thường gọi là Chuồng Cu), khi còn nhỏ, thường theo các bạn đi coi các Chú, các Anh học Nhảy Dù, thỉnh thoảng có Lực Lượng Mỹ đến nhảy Chuồng Cu, các bạn và tôi cũng Ô–Kê Salem với Lính Mỹ, chia nhau những hộp đồ hộp, những thanh kẹo Lính Mỹ cho...

Cuối con đường kéo dài từ Cổng “A” quẹo phải, đi qua hậu cứ TĐ8ND (đối diện là Câu Lạc Bộ Hoa Dù) là Khối Bổ Sung/SĐND (đối diện là Trại DAVID–Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên. Nơi đây những người lính Nhảy Dù được bổ sung về các Đơn Vị sau khi học dù xong.

Đã là lính Nhảy Dù ít nhiều cũng một lần ghé chân
[tại] Trại Hoàng Hoa Thám như học dù, bị thương điều trị tại Bệnh Viện Đỗ Vinh, hoặc những đơn vị đồn trú trong Căn Cứ Hoàng Hoa Thám như Bộ Tư Lệnh, Quân Y, Truyền Tin, Pháo Binh, Tiểu Đoàn Yểm Trợ, TĐ8ND, TĐ9ND, TĐ2ND, ĐĐ1TS [Trinh Sát], ĐĐ3TS... và các lý do khác để một lần đặt chân đến Trại Hoàng Hoa Thám....

 

 

Nhưng mọi việc không xảy ra như thế và có những trường hợp người lính Nhảy Dù chỉ đúng một lần ghé qua Khối Bổ Sung và vĩnh viễn không còn cơ hội để nhận rõ Trại Hoàng Hoa của mình như trường hợp mà tôi được biết, qua lời kể của cựu Thiếu úy Dũng 93 (Khoá 4/71) mãn khóa ngày thứ Bảy và 118 Tân Sĩ Quan, về trình diện Sư Đoàn Nhảy Dù tại Khối Bổ Sung rồi lên đường ra mặt trận vào sáng ngày Chủ Nhật hôm sau, trưa Chủ Nhật đã có mặt tại chiến trường, và đã có những người bạn của anh, các Tân Sĩ Quan về Nhảy Dù, chưa được đi phép, chưa được học Dù... đã tử trận... mà chưa biết rõ Hậu cứ của đơn vị mình, vì thế những người Lính không biết Hậu Cứ của mình và cũng chưa biết rõ về Trại Hoàng Hoa đã ra đi vĩnh viễn.... Đó là sự khốc liệt của cuộc chiến mà người Lính phải chịu đựng.

Trong Trại Hoàng Hoa Thám có hai dãy nhà bán Cafe, quán cơm, ngôi chợ cho Vợ con Lính thường gọi là Chợ Sư Đoàn, nơi phục vụ cho các chiến binh khi bị Cắm trại, nơi lui tới của bạn bè trong Trại, cũng có quán nhậu lai rai, có bàn bi–da, cafe nhạc, điểm tâm, quán cơm... nơi này tôi cũng có dịp quen biết các anh, sau này nghe tin có anh đã hy sinh, có anh trở thành Thương Phế Binh...

Và cũng chính nơi này, những mối tình của các chàng Chiến Binh với các nàng thiếu nữ (con của Lính Nhảy Dù) đã nên duyên chồng vợ, và cũng có những mối tình không đoạn kết vì Chàng Chiến Binh đã đi mãi không về, Chàng đã hy sinh vì Quê Mẹ... và nước mắt khóc thầm của những nàng thiếu nữ cho những mối tình buồn trong cuộc chiến....

Thỉnh thoảng Phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn tổ chức chiếu phim vào chiều tối cho vợ con Gia Đình Binh Sĩ xem như các bộ phim mà tôi và các bạn thường được xem “Ánh Sáng Miền Nam”, “Chúng Tôi Muốn Sống”, “Bốn Ngày Phép”, v.v. Mỗi lần có chiếu phim là cơ hội gặp gỡ của đám nhóc tụi tôi, để tụ tập chọc phá mọi người....

Dừng lại, ghé vào một quán Cafe ở Chợ Sư Đoàn, uống một ly cafe, hút một điếu thuốc CAPSTAN, nghe một vài bản nhạc để sống lại quãng thời gian năm ấy.... Bản nhạc “Anh không chết đâu Anh” về người Sĩ Quan Pháo Binh Nhảy Dù, Đại úy Đương đã hy sinh tại Ngọn Đồi 31 trong cuộc hành quân HẠ LÀO, kiêu hùng lắm! Riêng bản nhạc “Người ở lại CHARLIE” nói về sự hy sinh của cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tại Căn Cứ CHARLIE.

Sau khi uống Cafe xong, lòng bồi hồi nhớ lại cảnh cũ người xưa... một chút hoài niệm về quá khứ, về đời quân ngũ.... Xin mời trở lại Cổng “A” để tiếp nối chuyến đi thăm Trại Hoàng Hoa Thám.

Từ Cổng “A” đi thẳng khoảng vài trăm mét, bên phải là Trại Trần Quý Mại, hậu cứ của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, có đường đi qua Cổng Phi Long của Không Quân, cổng này các Lính Nhà Ta thường “chuồn” khi có lệnh Cắm Trại 100%.

Tiếp tục, rẽ trái khoảng vài chục mét sẽ gặp Quầy hàng Quân Tiếp Vụ bên trái, Bảo Sanh Viện, Chẩn Y Viện dành cho Gia Đình Binh Sĩ, đối diện là Gia Binh của Công Binh, qua Cổng “C” cũ, bên phải có một lô–cốt là Gia Binh của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, thẳng lên bên trái sẽ gặp Chùa Hưng Pháp, đối diện là Gia Binh của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, tiếp tục sẽ gặp Hậu Cứ của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Trại Thạch Văn Thinh đối diện là Trại Trần Thanh Phương Hậu cứ của Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, kế bên cuối con đường là Hậu Cứ của Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù.

Bên hông Hậu Cứ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù có một con đường đất đỏ, bên phải là Trại Gia Binh, nếu đi thẳng sẽ gặp Hậu Cứ của Tiểu Đoàn Yểm Trợ, đi tiếp sẽ gặp lại nhà bếp Sư Đoàn, đối diện là Sân Bắn, đi thẳng nữa là Đại Đội Quân Xa (có cái Hồ Nước mà bọn tôi thường tắm) cũng con đường này, khi đi hết vòng rào của Hậu Cứ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, quẹo trái, thẳng lên là Hậu Cứ của Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, ngó qua là Đài 7, Sân Bắn, qua khỏi Ụ Đất sân bắn là Kho Đạn của Sư Đoàn và Đài 8 (vọng gác vành đai của Sư Đoàn và Bảo Vệ kho đạn).

 

 

Lần này, đi lên chút nữa gặp Bồn Nước cao, rẽ trái sẽ gặp Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn, Đại Đội Kỹ Thuật bên phải, bên trái là Văn Phòng Chỉ Huy Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, sau lưng Văn Phòng là Đại Đội 204 Quân Cảnh Nhảy Dù, từ Văn Phòng Chỉ Huy đi thẳng, bên trái là Bệnh Viện Đỗ Vinh mở rộng, có một căn phòng dùng để Khám Sức Khỏe Học Dù, ngó qua là Sân Banh, nếu ai đã từng học dù còn nhớ, một lần khám là 10 người, bận Xà lỏn, chạy từ Sân Banh, nơi để quần áo qua căn phòng khám sức khỏe học dù, sau khi đã sexy 100% trong phòng để Bác sĩ khám.

Đi qua Sân Banh, bên phải là Đại Đội Tổng Hành Dinh, đối diện là Hậu Cứ Lữ Đoàn I Nhảy Dù, đi thẳng sẽ gặp Kho Quân Nhu, bên phải, đối diện là Phòng Khánh Tiết Sư Đoàn, đi thẳng thêm chút nữa sẽ có một ngã tư, bên phải là Đại Đội Quân Xa, bên trái là nhà bếp Sư Đoàn, đi thẳng tiếp là Kho Đạn, Vọng Gác Đài 8... như thế là giáp một vòng Trại Hoàng Hoa.

Trại Hoàng Hoa Thám Sư Đoàn Nhảy Dù, đoàn quân đã làm quân thù khiếp sợ, chiến đấu vì an nguy của Tổ Quốc, đã bao chiến sĩ ngã xuống cho Quê Hương, cho màu cờ, sắc áo của Binh chủng, và cuối cùng Đoàn Quân ấy cũng phải tan rã theo sự bội vong?

Phải chăng lịch sử đã lặp lại, ngày xưa Cụ Đề Thám đã làm giặc Pháp kinh hoàng, ăn không ngon, ngủ không yên bởi các Nghĩa Binh của Cụ, Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là Con Hùm Yên Thế... rốt cuộc Cụ cũng bị phản bội và bị giết chết.

Ngày nay các Chiến Binh Hoàng Hoa Thám dù chiến đấu kiên cường nhưng cũng bị bội phản, và những cánh chim Dù bay muôn hướng, kẻ ở lại vướng vòng lao lý, bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc, người mưu sinh vất vả....

Trại Hoàng Hoa kể từ ngày ấy không còn nữa nhưng những hàng cây ít nhiều cũng còn hiện hữu, nhắc tôi rằng đã một thời đã cưu mang tôi và bao gia đình, những người đã từng trú ngụ nơi đây, những Chiến Binh của một thời lửa đạn, đã từng ghé qua đây, Trại Hoàng Hoa Thám.

Nếu ai đã từng là Lính Nhảy Dù, ít nhiều cũng có kỷ niệm về Trại Hoàng Hoa.... Với tôi là những hoài niệm không bao giờ quên, thời gian hơn 1/3 thế kỷ trôi qua, trí nhớ phần nào bị bào mòn, lời văn không suôn sẻ nhưng những gì ghi lại ở đây là tấm chân tình từ đáy lòng của người con đã sống và trưởng thành từ nơi đây, Trại HOÀNG HOA THÁM.

Kính gởi đến tất cả những ai và các bạn đã từng sống ở Trại Hoàng Hoa Thám hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù qua bao thăng trầm sóng gió của cuộc bể dâu....

 







 

MỘT THOÁNG HOÀNG HOA

Chợ Sư Đoàn, một danh xưng nghe “ngồ ngộ” nhưng lại rất quen thuộc với những ai đã từng là Lính Nhảy Dù, trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.

Chợ Sư Đoàn gồm có một ngôi chợ nhỏ để các thân nhân như vợ con lính cư ngụ trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám có điều kiện sinh hoạt mua bán hàng ngày...

Có hai dãy nhà bán Café, quán cơm, bán bánh mì, tiệm may, v.v. dọc theo kéo dài đến cổng hàng rào vào Doanh Trại như Bệnh Viện Đỗ Vinh, sân banh, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, v.v. Quán cơm nổi bật nhất tên là Mai Lan, quán Café “ông già cơm tấm”, quán Café Bà Tán, quán Café hai chị em Ngọc–Ngà, quán Café bánh mì của cô Oanh (con ông Quế), tiệm may Tuấn, tiệm may Sơn, bàn Bida O Hội, bàn Bida bà Dung... và có một ngôi Thánh Đường Micae (Nhà Thờ của SĐND) và mái trường mang tên Thống Nhất do cố Linh Mục
[Tuyên úy SĐND] Vũ Ngọc Đáng sáng lập và làm Hiệu Trưởng cho đến ngày “Lịch Sử Sang Trang”.

Cũng từ ngôi trường này và ngôi chợ nhỏ tên là Chợ Sư Đoàn, các cô nữ sinh bén duyên với các chàng Chiến Binh Nhảy Dù, có mối tình bền vững keo sơn cho đến tận ngày hôm nay, có những mối tình dang dở nửa chừng vì chàng đã hy sinh đền nợ núi sông... đó là điều khắc nghiệt nhất của chiến tranh mà người Lính phải chấp nhận...

Tôi, quê mãi tận Miền Trung nên bạn bè, người thân đều ở xa nên mỗi khi đơn vị về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, ngoài những giây phút vui chơi cùng đồng đội, tôi thường ra Chợ Sư Đoàn uống café, ăn sáng, ăn trưa... rồi thật tình cờ, tôi dừng chân bên quán café bánh mì của “cô bé” nữ sinh Thống Nhất, có giọng nói “Bắc kỳ” dễ thương và nụ cười hồn nhiên, dần dần tôi trở thành khách hàng quen thuộc, thậm chí ghi sổ nợ mỗi khi cuối tháng, rồi sẽ trả vào ngày đầu tháng khi lĩnh lương...

“Cô bé” rất có cảm tình với tôi, mỗi lần ghé quán uống café, “cô bé” đem café ra bàn và bắt chuyện hỏi thăm... Có lần, tôi nghe được tiếng gọi của mẹ “cô bé”: “Oanh à! Vào đây mợ nhờ tí việc!!!”... Có lẽ mẹ của “cô bé” để ý mỗi lần tôi đến quán uống café là “cô bé” rề rề lại nói chuyện nên mẹ của “cô bé” e ngại rằng “tình cảm” đến sớm và lúc đó “cô bé” vẫn còn đi học...

Thật tình lúc đó tôi chỉ coi “cô bé” như một người em gái nhỏ, “cô bé” rất thông cảm với đời lính, có lẽ bố của “cô bé” cũng là lính Nhảy Dù nên rất dễ hiểu về đời lính. Có những lần tôi cùng bạn bè ăn sáng, uống café và tôi ghi sổ... rồi khi có dịp thanh toán trả tiền, tôi mới chợt nhận ra là “cô bé” chỉ ghi nợ 50% số tiền, gần nhất khi đơn vị từ căn cứ Bình Minh về hậu cứ nghỉ chỉnh bị và nhận lệnh lên đường thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp, Vũng Tàu vào đầu tháng 07/1974. Sau năm tuần lễ huấn luyện, đơn vị về hậu cứ khoảng hơn một tuần, rồi lại vội vã lên đường hành quân. Đó là mặt trận Thường Đức (8/1974). Đời lính là như thế, rày đây mai đó, tối hôm qua còn uống café bánh mì Chợ Sư Đoàn, hôm nay đã có mặt nơi tuyến đầu, giải tỏa Quận Lỵ Thường Đức đã bị Cộng Quân tiến chiếm.

Theo chân đơn vị, Trung đội 3/ĐĐ94ND do tôi chỉ huy tiến chiếm mục tiêu trong những ngày đầu đơn vị khai hỏa... Trong lúc xung phong tiến chiếm ngọn đồi “lưng ngựa” 383 do đơn vị chỉ định chẳng may một trái đạn cối của địch bắn vào đội hình Trung Đội, tôi bị thương và người lính mang máy truyền tin là Hạ sĩ Hòa tử trận. Tôi chỉ kịp nghe tiếng Hạ sĩ Hòa kêu lên: “Em bị thương rồi ông Thầy ơi” và sau này tôi biết được là Hạ sĩ Hòa nhà ở trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám, có thể Hạ sĩ Hòa đã hứng chịu hết những mảnh đạn oan nghiệt đó để tôi được sống cùng các người Lính trong Trung Đội 3/ĐĐ94ND đã hy sinh trong trận chiến này, tôi viết những dòng chữ này như một nén nhang tưởng niệm đến các đồng đội đã hy sinh vì đất nước.

Bị thương và tôi được di tản về Bệnh Viện Đỗ Vinh điều trị, nằm tại Phòng Sĩ quan, lầu 1, sát cửa sổ, tôi là một trong những sĩ quan Trung đội trưởng của Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù bị thương đầu tiên khi Tiểu Đoàn 9 khai hỏa tại Mặt Trận Thường Đức.

Buổi trưa đang mơ màng tôi thấy thấp thoáng một bộ bà ba trắng, có thêu những bông hồng nhỏ màu đỏ... rồi có người lay tôi dậy và một khuôn mặt quen thuộc hiện dần ra... thì ra là “cô bé” café bánh mì đến thăm, với giọng nói lo lắng, “cô bé” hỏi thăm tôi có bị thương nặng lắm không??? và nụ cười hồn nhiên lại nở trên khuôn mặt dễ thương của “cô bé” khi thấy tôi tuy bị thương nhưng vẫn còn lành lặn, không quá nghiêm trọng.

Quả tình lúc đó tôi thật là cảm động vì tình cảm mà “cô bé” đã dành cho tôi, một người lính xa nhà, bị thương, gia đình xa tít tận Miền Trung (nên bạn bè thường chọc là con Bà Phước) và những thăm hỏi lúc này thật vô cùng đáng trân quý, tôi cảm thấy bớt cô đơn trong đời lính xa quê nhưng tôi chỉ nghĩ “cô bé” như một người em gái hậu phương, tình cảm thật là trong sáng...

Tôi nằm điều trị tại BV Đỗ Vinh khoảng hai tháng và hầu như “cô bé” đến thăm rất là đều đặn. Sau đó, tôi được Bác sĩ Sử chuyển lên Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị tiếp vì vết thương của tôi không tiện điều trị tại Bệnh Viện Đỗ Vinh, như vậy thêm một món nợ tình nghĩa của Trại Hoàng Hoa Thám...

Rồi thời cuộc biến chuyển, Miền Nam thất thủ, tôi cũng mất liên lạc với trại Hoàng Hoa từ đó, nơi ấy đã được đổi chủ, người em gái nhỏ cũng không tin tức... theo thời cuộc, tôi cũng vào chốn lao tù... rồi những tháng ngày lang thang nơi Sài Gòn tìm đường ra đi... rồi may mắn cũng mỉm cười, tôi cũng đến được bến bờ tự do, gặp lại các bạn bè, đồng đội cũ.

Trải qua gần 40 năm nhưng những kỷ niệm về đời lính hình như chưa bao giờ phai nhạt nay gặp nhau nơi đất khách, quê người nhưng tình cảm về những ngày xưa đó vẫn đầy ắp, Hoàng Hoa tuy đã là dĩ vãng nhưng luôn sống mãi trong lòng những người Lính Nhảy Dù, riêng tôi như một món nợ ân tình về Hoàng Hoa Thám của những ngày đầu bỡ ngỡ Áo Hoa, Mũ Đỏ, và thật thắm thiết tình Đồng Đội sống chết bên nhau, không bao giờ quên nhau.

 

 

NHẢY DÙ CỐ GẮNG, hằng năm cứ mỗi dịp Xuân về, tôi thường kêu gọi các Anh Em giúp đỡ, đóng góp để gởi về Quê Nhà tổ chức “Cây Mùa Xuân” như một cách đền đáp những ân tình mà mình và các Anh Em đã trót vay khi còn là Lính Áo Hoa, Mũ Đỏ, xung phong nơi tuyến đầu lửa đạn... chân thành tri ân những Đồng Đội đã ngã xuống và đã hy sinh phần nào thân thể trong cuộc chiến vừa qua...

MĐ Nguyễn Thành Thiện (ĐĐ94, TĐ9 Nhảy Dù) – MĐ Vũ Viên
nguồn: hồn việt



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

thiên sứ micae – thánh bổn mạng sđnd qlvnch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

nguồn: internet eMail by tqh chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật,  April 6, 2025
tkd (thư ký dù). Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH