Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản mạn Thời sự
Chủ đề: Châu âu
Tác giả: Trương Văn Út (Út bạch lan)

ĐÙA VỚI LỬA

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Trong mấy tuần vừa qua, biến cố về việc “di dân” ở Belarus đã gây thêm rắc rối và thử thách cho sự đoàn kết của khối Liên Minh Âu Châu gọi tắt là Liên Âu (EU) vốn đã rạn nứt từ lâu và có nguy cơ tan vỡ.

Cộng hòa Belarus là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan và Lithuania ở phía Tây, với Latvia và Litva ở phía Tây Bắc. Diện tích của Belarus là 207,595km² (80,200 dặm vuông), 40% là rừng, nền kinh tế chính của đất nước này là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo. Đến thế kỷ XX, vùng đất của Belarus hiện nay từng thuộc về một vài nước, gồm Đại Công Quốc Litva, Liên Bang Ba Lan–Litva và Đế Quốc Nga. Sau cuộc cách mạng Nga 1917, Belarus trở thành 1 trong 15 nước Cộng Hòa của Liên Bang Xô Viết và đổi tên thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Belorussia thủ đô là Minsk. Đến năm 1991, Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Belarus tách ra khỏi Liên Xô và tuyên bố độc lập nhưng vẫn giữ mối quan hệ về chính trị bị cho là “gần gũi” với Nga. Ngày 8 tháng 12 năm 1999, Belarus và Nga ký một thỏa thuận song phương nhằm phát triển hơn nữa các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Tên gọi cũ của quốc gia là Belorussia và vẫn còn được sử dụng, chủ yếu trong các hoàn cảnh liên quan đến lịch sử và địa chính trị. Một bộ phận dân cư người Belarus có thể cảm thấy bị xúc phạm khi gặp phải việc sử dụng tên gọi “người Belorussia” vì theo họ nó gợi nên những hồi ức về thời gian bị Nga hóa. Tên gọi này bị dịch sai thành “Bạch Nga” trong khi thực ra nó chỉ là một vùng đất. Belarus là một thành viên của Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập hay CIS (The Commonwealth Of Independent States) cùng với Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Thủ đô của Belarus hiện nay là Minsk với Tổng Thống Alexander Lukashenko và Thủ Tướng Roman Golovchenko.

Một vài nét sơ lược nói trên để chúng ta có thể có nhận định khởi đầu bài viết này là Belarus vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm chính trị với Mạc Tư Khoa. Năm 2014, Vladimir Putin chỉ thị cho cục an ninh quốc gia Nga hành động ngay tức khắc để chiếm lại lãnh thổ Crimea bằng cách tổ chức biểu tình rầm rộ ở thành phố Sevastopol để lợi dụng tình trạng hỗn loạn đó quân đội Nga mang mặt nạ không có huy hiệu đã tiếp quản Hội Đồng Tối Cao là quốc hội của Crimea, và chiếm được các địa điểm chiến lược trên khắp Crimea, dẫn đến việc sắp đặt trước là chính phủ Nga Aksyonov lên tiếng ủng hộ ở Crimea ngay sau đó, việc tiến hành trưng cầu dân ý Crimea và tuyên bố độc lập của Crimea vào ngày 16 tháng 3 năm 2014. Nga chính thức kết hợp Crimea là hai đối tượng liên bang của Liên Bang Nga có hiệu lực từ ngày 18 tháng 3 năm 2014. Sự sát nhập này đi kèm với một sự can thiệp quân sự không công khai của Nga ở Crimea diễn ra sau hậu quả của cuộc đảo chính ở Ukraine năm 2014 và là một phần của tình trạng bất ổn rộng lớn hơn ở phía nam và phía đông Ukraine. Nato và EU án binh bất động, anh chàng Obama đang bận ở Argentine nhảy bài tango cho em với kiều nữ nóng bỏng của xứ sở này và phớt lờ Nga chiếm Crimea!!! Nay sự bất ổn này lan rộng lên phía bắc là Belarus khiến Liên Âu như ngồi trên một đống lửa không biết bùng cháy lúc nào. Câu hỏi ở đây là tại sao Ba Lan không kêu gọi sự giúp của EU mà lại là NATO? Xin nhớ rằng NATO có Mỹ, EU thì không.

Như xạo sự tôi thường nói một quốc gia nhỏ bé như thỏ hiền nằm giữa một đàn cáo dữ cần có một thế lực chống lưng mới tồn tại. Hiện nay ai là người chống lưng cho Minsk? Ai trồng khoai đất này. Hỏi tức trả lời! Chính quyền của Alexandre Loukachenko muốn trả đũa các trừng phạt của Liên Âu đối với Belarus từ hồi tháng 5/2021, sau vụ Minsk ép hạ cánh chiếc máy bay của hãng hàng không Ryanair để bắt một nhân vật đối lập. Hàng loạt các tuyến hàng không nối với Minsk đã bị hủy do lệnh trừng phạt của EU, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Belarus. Minsk biết rõ, cách tốt nhất với họ bây giờ là gây áp lực, hay trả thù Bruxelles thủ phủ của Liên Âu bằng cách khơi dậy mối lo sợ làn sóng di dân. Cuộc khủng hoảng di dân 2015 của Syria với quy mô lớn hơn nhiều, cả triệu người tràn vào châu Âu đã làm cho Liên Âu chia rẽ sâu sắc và tốn kém rất nhiều tiền bạc mới giải quyết cho tạm yên. Và bây giờ từ mùa hè năm nay, năm 2021, các nước Litva, Latvia và Ba Lan bỗng nhiên bị áp lực lớn bởi làn sóng di dân đổ từ Belarus sang. Đã có hàng nghìn người vượt qua biên giới Belarus vào được các nước trong Liên Âu. Đến giờ, làn sóng người di dân vẫn còn tiếp tục đổ về biên giới, nhưng họ đang bị kẹt lại giữa những cánh rừng bên kia biên giới Ba Lan. Làn sóng di dân từ Belarus lần này có sự khác biệt cả về quy mô cũng như tính chất. Một bài toán khá phức tạp và nhức đầu cho Liên Âu. Liên Âu cho rằng Lukashenko có ý đồ và hành vi “buôn người nhập cư” nhằm làm mất ổn định Liên Âu và đang hội họp để bàn về việc trừng phạt Belarus. Đã từng trừng phạt rồi, giờ lại cứ trừng phạt thì không bao giờ giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Vần đề ở đây rộng lớn hơn nhiều về việc di dân. Thứ nhất là liên hệ đến Ba Lan, là nạn nhân và là nước trên tuyến đầu bảo vệ sự ổn định và an ninh của cả khối, nhưng Ba Lan lại đang có những mâu thuẫn sâu sắc với cả Liên Âu về vấn đề Nhà nước pháp quyền. Cho đến lúc này Warsaw vẫn từ chối sự trợ giúp của Liên Âu để khẳng định sự độc lập tự chủ về tư pháp của Ba Lan. Chính phủ Ba Lan quay sang cầu viện NATO hỗ trợ, đồng thời chủ trương các biện pháp mạnh là ban bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới, cấm các tổ chức nhân đạo và truyền thông vào hiện trường hay tăng cường quân đội để đẩy người nhập cư ra khỏi lãnh thổ Ba Lan. Trong khi đó thì sự chia rẽ giữa các thành viên Liên Âu ngày càng trầm trọng hơn. Tình trạng này kéo dài có thể đưa đến việc các nước thuộc khối Đông Âu cũ sẽ rời bỏ NATO và EU trong tương lai. Cái chiêu “di dân” này của Lukashenko quả là độc địa thật. Cái này thì Tổng Thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng Thống Lithuania Gitanas Năuseda cần phải tham vấn với Tổng Thống Bảy Đờn “sleepy joe” mới được chăng?

Như trong bài viết “NATO và Mỹ” trước đây, xạo sự tôi có xạo rằng Âu Châu ngày nay là một cái thùng cua, những con cua già nua hết xí quách không có nước nào đủ thế lực để leo lên đầu con khác bò lên miệng thùng. Năm 1993 thành lập khối đoàn kết Liên Minh hay Liên Hiệp Âu Châu để thoát khỏi sự kềm chế và ảnh hưởng từ cả hai phía Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn nên Âu Châu với tay qua Bắc Kinh để trục lợi làm giầu. Toan tính là một chuyện, còn có thực hiện được hay không lại là một chuyện khác. Mấy năm qua, Bắc Kinh đã chịu đựng tổn thất nặng nề qua chiêu hấp tinh đại pháp của ông thần Kim Mao Sư Vương, khiến Âu Châu cũng xính vính xiểng niểng khiến họ phải đặt tất cả vấn đề đối ngoại lên bàn cân bàn bạc lại. Ai đã làm thầy dùi cho Tổng Thống Lukashenko hay Thủ Tướng Golovchenko của Belarus để gây ra cuộc khủng hoảng di dân kỳ lạ này, đang trong tình trạng chia rẽ của Liên Âu...? Theo giới quan sát viên của Âu Châu cuộc khủng hoảng di dân quái đản này có thể dẫn đến xung đột vũ trang của các quốc gia có biên giới chung với Belarus, trong đó có Nga. Trong thời gian qua, chính quyền Belarus nhiều lần bị Ba Lan nói riêng và Liên Âu nói chung chỉ trích việc cố ý cho nhập cảnh di dân từ Trung Đông, nhất là Iraq, Syria, rồi sau đó đẩy họ đến vùng biên giới với Ba Lan, Litva và Latvia để vượt biên trái phép vào Liên Âu. Phát ngôn viên của Ủy Ban Liên Âu hằn học chỉ trích nặng nề chế độ Loukachenko cư xử như: “lưu manh, vô nhân tính, đùa cợt với tính mạng của di dân...!” Minsk bị cáo buộc tăng cường dụ dỗ di dân Trung Đông đến Belarus, cấp visa ngắn hạn cho họ nhập cảnh và hứa hẹn tạo điều kiện thuận lợi để di dân nhập cảnh Liên Âu. Thế nhưng, thực tế là khi những người này đã đến Belarus, họ được chở đến vùng biên giới và bị ép buộc vượt biên trái phép vào Liên Âu, chủ yếu qua ngã Ba Lan. Chúng ta hãy hình dung bối cảnh hiện nay ở biên giới Ba Lan có lẽ có một không hai trong lịch sử “Di Dân”. Hàng chục ngàn người di dân hợp pháp từ Trung Đông, Syria, Iraq đang ở biên giới Ba Lan và Belarus, trên đầu họ là trực thăng quần thảo, trước mắt di dân là các lực lượng khoảng 15 ngàn quân đội, cảnh sát, biên phòng, công an Ba Lan đứng gác, sẵn sàng đẩy lui những ai liều mạng vượt biên, còn đằng sau lưng di dân là lực lượng biên phòng Belarus có vũ trang đang giám sát chặt chẽ, không cho họ lui sâu vào lãnh thổ Belarus. Lực lượng bên phía Belarus cũng được trang bị vũ khí đầy đủ và chính họ chỉ đạo di dân tiến theo hướng nào cần phải đi tới.

Trước tình huống như thế, Liên Âu phản ứng ra sao? Biện pháp cấp bách tức thời là gác lại tranh chấp giữa các định chế tư pháp của Ba Lan để đối phó với Belarus và cùng nhận định rằng việc Mink biến di dân thành công cụ phục vụ mục đích chính trị là không thể chấp nhận được. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen thậm chí còn mô tả tình huống này giống như một “cuộc tấn công trá hình” từ Belarus và Belarus đang dùng “vũ khí mới” để tấn công Latvia. Bà kêu gọi chính quyền 27 nước thành viên Liên Âu thông qua việc mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ của tổng thống Belarus – Alexander Lukashenko. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thậm chí còn đề xuất cấm các hãng hàng không từng chở di dân đến Belarus không được vào không phận và hạ cánh xuống các sân bay của Châu Âu với cáo buộc các hãng này phạm tội “buôn người”. Liệu những biện pháp này có thể cháy hay đổ thêm dầu vào lửa khi mà sự đoàn kết của Liên Âu hiện nay như một thùng tả pín lù, lại nữa sự hiện diện tăng cường của quân đội Ba Lan và Belarus ở vùng biên giới làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang vũ trang ở cửa ngõ Liên Âu, sườn đông NATO, phía sau đó là Nga đang chực chờ một cơn giông bảo ập tới các nước chư hầu cũ của mình tương tự như Crimea, điều mà Alexander Lukashenko đang mong đợi và hy vọng. Ai giăng ra cái sập này? Mỹ hay Nga, hay cả hai. Cũng chỉ có trời biết! Còn chú ba Tập ve chai lông vịt thì chẳng có tư thế nào để nhào vô ăn ké, Afghanistan đang mở cửa ngõ mà còn chưa dám hó hé động thủ thì nói chi tới vùng vịnh Baltic và biển Đen.

Trong 27 quốc gia của Liên Âu, Pháp và Đức có thế lực mạnh nhất. Vương Quốc Anh thì đã rời khỏi Liên Minh Âu Châu từ lâu. Còn lại hầu hết các nước nhỏ ở hàng thứ yếu không có đủ tiềm năng và thế lực tự bảo vệ nếu bị các nước lớn đe dọa nhất là Nga. Nếu Nga dùng Belarus làm bàn đạp thì chỉ một bước nữa, Ukraine, Ba Lan, ba nước Baltic Estonia, Lithuania, Latvia, ba nước phía tây bờ biển Black Sea Romania, Bulgaria sẽ xoay chiều đổi gió ngay. Trong bài viết “Mỹ Bỏ Rơi Đồng Minh” xạo tôi có viết “Lịch sử cận đại đã chứng kiến bao nhiêu lần Mỹ bỏ rơi đồng minhắt hẳn các nước Châu Âu phải biết và phải nhớ”. Năm 2022, chỉ còn chẳng bao lâu nữa, Pháp đứng ra lãnh trách nhiệm khối Liên Minh Âu Châu. Các chính trị gia lão thành của pháp, và hầu hết các các hãng thông tấn kỳ cựu của Liên Âu đều có một nhận định chung rằng việc di dân từ Belarus chỉ là một vấn đề nhỏ, một vấn đề có thể nhường nhịn lẫn nhau, rồi từng bước đi đến một giải pháp chính trị cho cả đôi bên. Hôm 10/11/2021, thủ tướng Đức, Angela Merkel qua cuộc điện đàm với tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu Nga “can thiệp ngăn chặn việc khai thác khủng hoảng di dân ở biên giới Belarus–Ba Lan vì mục đích chính trị”. Berlin cho là “không thể chấp nhận hành động vô nhân đạo” khi một chính quyền đem người tị nạn ra để làm bia đỡ đạn, trả thù Liên Âu trừng phạt chính quyền của tổng thống Belarus, Alexandre Loukachenko. Điện Kremlin phủi trách nhiệm trước “lo lắng từ phía Đức” và tổng thống Vladimir Putin đề nghị, các bên liên quan, tức là thành viên Liên Âu và Belarus, nên “trực tiếp đàm phán và thu xếp với nhau”. Cuộc trao đổi qua điện thọai mang tính chất tham vấn ngày hôm qua 11/11/2021 của Tổng Thống Belarus là Lukashenko với Vladimir Putin, sau đó Putin nói rằng: “EU bất lực trong việc thực hiện chính các tiêu chuẩn nhân đạo của mình và tìm cách bóp nghẹt Belarus bằng kế hoạch đóng cửa biên giới phía Đông...”. Điều đó có nghĩa rằng Nga muốn các nước trong khối EU phải mở rộng cửa đón làn sóng di dân từ Belarus, nếu không sẽ bị kết án là vi phạm nhân quyền. Qua lời tuyên bố này, chúng ta có thể xác định được chỗ đứng và vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng di dân tại biên giới Ba Lan và Belarus. Đây là vấn đề trọng đại hơn khiến EU phải lo ngại. Nga không còn như xưa nữa, không bạo hành bằng vũ lực, cũng không áp lực hay đe dọa bất cứ một quốc gia nào khác. Nga ngày nay là một nước Nga rất ư là lịch lãm nhưng chỉ bề bên ngoài, bên trong đàng sau hậu trường âm thầm vận hành thời thế sao có lợi cho Nga lả đủ rồi. Nhưng trên thực tế, EU bị Nga gây xáo trộn bất ổn qua bàn tay trung gian Lukashenko, nếu không có sự giật dây chống lưng phía sau thì Minsk không bao giờ muốn gây sự với ai nhất là các quốc gia lân bang của mình. Đây là một biến cố lớn có thể đưa đến một sự xáo trộn của khối EU, chứ không phải đơn giản là Belarus trả đũa EU vì bị cấm vận, tương tự như Ba Lan cương quyết giữ tính độc lập pháp quyền của mình đối với Khối Liên Âu.

Chuyện Belarus có ảnh hưởng gì đến sách lược của Hoa Kỳ hiện nay hay không?

Xin thưa ngay là có.

Biến cố chính trị ở Crimea và Ukraine năm 2014 Mỹ phản ứng lấy lệ, nếu không nói là giả bộ làm ngơ không biết gì, giờ thì lan lên phía đông bắc, một ngày nào đó sẽ đến Thổ Nhỉ Kỳ phía đông nam của Nga nữa không chừng. Mỹ đã giả bộ làm ngơ ở Crimea rồi, thì bây giờ không có lý do nào để can thiệp vào chuyện di dân của Belarus. Đây mới là vấn đề mấu chốt để suy đoán được nước cờ của hai cao thủ võ lâm “Gấu Nga” và “Long Đàm Mỹ” để giải quyết vấn đề trật tự mới của thế giới. Trong ván cờ này Nga – Mỹ là con xe, Tàu là con ngựa què, EU là con pháo không có ngòi nổ... Chúng ta không cần phải quan tâm tới ông già ngủ gật sleepy joe và đám thổ nhọ làm con rối trong chính trường mặt nổi huê dạng của xứ Cowboy này.

Qua hai cuộc điện đàm của Vladimir Putin với Bà Angela Merkel Đức Quốc ngày 10/11 và Tổng Thống Belarus Lukashenko Ngày 11/11 về tình hình di dân Belarus đã cho chúng ta có một cái nhìn khá rõ nét nước cờ của hai con xe Nga – Mỹ đang âm thầm thi hành bàn cờ chiến lược thế giới trong bóng tối thâm cung bí sử và dí con ngựa Tàu què vào chuồng với những khẩu pháo rỉ sét vào kho và đóng khép lại vở tuồng “giấc mơ Trung Hoa hồ quảng” của thứ rau Tập tàng mọc lên xanh tươi tốt nhờ cơn mưa hạn làm đồ dùng gia dụng giá rẻ cho thế giới tiêu dùng... Nói chi tới thôn tính Đài Loan?

Việt Nam chỉ là một con chốt sang sông... chờ thí và bọn bake Hà Nội chỉ là món đồ trong túi chờ thắt túm lại. Đó là thế địa lý “Bát Tự Phân Lưu Hư Hoa Hà Nội” hai nhánh sông hồng hình chữ bát phân lưu khiến cho Hà Nội như đóa hoa hư rữa chờ ngày vứt vào đống rác lịch sử hôi thối. Như thường lệ xạo sự cho vui rồi xem như hổng có gì.

Thân Kính Chúc quí vị ngày vui qua lâu.
Út Bạch Lan E22

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Danh sách những bài viết trong trang nhà GĐMĐVM/DMV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by nam giang  chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật,  November 21, 2021
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang