Bắc đẩu tinh

 

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản mạn Ngôn ngữ
Chủ đề: Tiếng Việt
Tác giả: Bác sĩ Trần Văn Tích

TƯ LIỆU

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Kính thưa Ông Đào Văn Bình,

Tôi rất hân hạnh và hân hoan được có cơ may hầu chuyện Ông trong lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt về khía cạnh từ ngữ trong nước và ở hải ngoại.

Trước hết vì có nhiều vị bảo không hiểu “tư liệu” nghĩa là gì nên tôi chỉ làm công việc đơn giản là thưa cùng quí vị ấy xin vui lòng tra Từ điển Hán–Việt Đào Duy Anh thì sẽ hiểu.

Từ bước đầu xuất phát ấy, Ông cho biết “tại Miền Nam mình tôi chưa thấy ai dùng chữ ‘tư liệu’”. Chuyện Ông chưa thấy ai dùng một chữ nào đó là chuyện rất thường tình
[*], nhưng điều đó không thể đưa đến kết luận từ vựng Miền Nam không có hai chữ “tư liệu”. Tôi thấy các từ điển, tự điển sau đây, do Miền Nam hay do phe “thế giới tự do” xuất bản phát hành, có ghi hai chữ “tư liệu”, bên cạnh Từ điển Hán–Việt Đào Duy Anh mà tôi đã trân trọng giới thiệu cùng quí vị. Xin liệt kê hầu Ông:

1) Pháp–Việt Tự điển Đào Duy Anh, chú thêm chữ Hán, in lần thứ năm, ngày 19/07/1957, Đại Nam in lại ở quốc ngoại, trang 1028, mục từ Matériaux: vật liệu, tài liệu, tư liệu.

2) Hán–Việt Từ–điển Nguyễn Văn Khôn, Loại Thông Dụng, Nhà sách Khai Trí xuất bản ngày 18/11/1959, trang 906, mục từ tư liệu: tài liệu dùng làm việc.

3) Hán–Việt Tự điển Trần Trọng San, Bắc Đẩu xuất bản, 1997, trang 521, chữ tư (bộ bối, 6–7 nét): tư liệu: tài liệu cung cấp cho việc sử dụng.

4) Chữ Nho và Đời Sống Mới, Nguyễn Ngọc Phách, ấn loát và phát hành năm 2004, trang 603: “Tài–liệu tự nghĩa chỉ là ‘nguyên liệu’, ‘tư liệu’ hay ‘vật liệu’ (materials) (...)”.

5) Vietnamesisch–Deutsches Wörterbuch, Tự–điển Việt–Đức, Otto Karow, phát hành năm 1972 tại Wiesbaden (Tây Đức cũ), trang 871: Tư–liệu: Materialien, Mittel; tư–liệu sản–xuất (wirtsch.) Produktionsmittel.

Theo Ông, tôi nói rằng “tư liệu” không phải là tài liệu riêng tư điều đó chưa hẳn đúng. Tôi xin phép được thưa trình:

Trong một điện thư ngắn gọn có tính cách thông tin, tôi chỉ trình bày ý kiến của cố học giả Đào Duy Anh dựa vào từ điển do Cụ biên soạn. Theo Đào tiên sinh, chữ “tư” trong “tư liệu” viết với bộ bối, còn chữ “tư” trong riêng tư thì viết với bộ hoà; hai chữ – đều là từ Hán–Việt – hoàn toàn khác nhau.

Nhân tiện xin nói thêm là trong nước không chỉ dùng hai chữ “tư liệu” như là một đồng nghĩa của “tài liệu” hàm ý chỉ tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu học tập (thường là sách báo, bài vở, v.v.) mà “tư liệu” còn được dùng với nội hàm ngữ nghĩa văn hoá–chính trị–xã hội như nói “tư liệu lao động”, “tư liệu sản xuất”. “Tư liệu sản xuất” là những thứ dùng làm điều kiện vật chất cho các quá trình sản xuất và gồm đối tượng lao động (như ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, v.v.) và công cụ sản xuất (như nông cụ, máy móc, v.v.).

“Tư liệu sản xuất” nằm trong khuôn khổ các khái niệm “quan hệ sản xuất”, “lực lượng sản xuất”, “phương thức sản xuất”, “hình thức sở hữu tư liệu sản xuất”, v.v.

Tiếng Pháp gọi “tư liệu sản xuất” là moyens de production, “tư liệu lao động” là moyens de travail, “tư liệu sinh hoạt” là moyens de subsistance.

Kính thưa Ông,

Ngôn ngữ là công cụ do con người sáng tạo ra và do con người tuỳ nghi sử dụng. Ngôn ngữ học là một khoa học, nó có những ước lệ, những tập quán của nó. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Trong “tiếng Mỹ” Secretary of State không phải là thư ký, White House không phải là một ngôi nhà, Wall Street không phải là một con đường, Surgeon General không phải là chuyên viên giải phẫu, Attorney General cũng là Bộ trưởng Tư pháp. Cho nên nếu người trong nước có sử dụng những từ ngữ mà chúng ta nghe lạ tai, nghe chướng tai thì chúng ta cũng phải chịu thôi. Người dân Québec không thể chê người dân Paris nói tiếng Pháp kỳ cục!

Nếu Ông thấy có chút nào quan tâm và nếu Ông rộng lòng cho phép, tôi sẽ rất vui mừng được gửi hầu Ông hai bài viết khá dài của tôi bàn về một khái niệm ngôn ngữ học duy nhất trong Việt ngữ là chữ “chất lượng”, chữ này vốn đã gây và đang gây nhiều “bức xúc” cho người Việt hải ngoại chúng ta.

Tôi sẽ gửi riêng hai bài này qua mạng lưới, khi nào nhận được hồi âm thuận lợi từ phía Ông.

Trân trọng kính chào và kính cám ơn Ông đã tạo cho tôi dịp may hi hữu được thưa chuyện cùng Ông về tiếng mẹ đẻ. Tôi vốn mê tiếng Việt gần như nghiện tiếng Việt vậy.

Kính chúc Ông cùng bửu quyến luôn luôn dồi dào sức khoẻ.

Trần Văn Tích

 

 

[*] Tôi cũng giống Ông, tôi chưa tìm ra được trong sách vở báo chí Miền Nam mà tôi hiện có dưới tay tài liệu nào sử dụng hai chữ “tư liệu” cả.

 

 

Von: Binh Dao <daovanbinh@sbcglobal.net>
Gesendet: Samstag, 23. Mai 2020 18:47
An: phungsuxahoi@googlegroups.com <phungsuxahoi@googlegroups.com>; pwillay@orange.fr <pwillay@orange.fr>; Tich Tran <tranvantich@hotmail.de>
Betreff: Re: AW: Tư liệu


Thưa BS. Trần Văn Tích:

Dù Hán–Việt Tự Điển của Đào Duy Anh có ghi định nghĩa của Tư Liệu là “tài liệu để làm việc”. Thế nhưng ngôn ngữ còn là một quy ước đã được mọi người chấp nhận và sử dụng quen hằng ngày. Từ trước đến giờ tại Miền Nam mình tôi chưa từng thấy ai dùng hai chữ “tư liệu” mà toàn dùng “tài liệu”. Thí dụ:

–Trong Vietnamese – English Dictionary của GS. Nguyễn Đình Hòa (trang 404, xb năm 1955), GS. Nguyễn Đình Hòa đã dịch “tài liệu” là “document, data, material”.

–Còn trong Modern English–Vietnamese Dictionary xuất bản ở trong nước sau 1975 đã dịch hai chữ “documentary” là “thuộc tài liệu, thuộc tư liệu.” Thí dụ: “Phim tài liệu” (trang 480). Như vậy nếu “tư liệu” là đúng tại sao họ lại còn dùng hai chữ “tài liệu”?

–Như thế Bác Sĩ nói rằng “tư liệu” không phải là tài liệu riêng tư điều đó chưa hẳn đúng.

–Theo tôi nghĩ, “tư liệu” nên hiểu là tài liệu sưu tầm riêng tư của gia đình, cá nhân có khi chẳng liên quan gì tới những sự kiện của quốc gia. Còn “tài liệu” là “công báo, sách vở, báo chí, phim ảnh, băng ghi âm về những sự kiện của quốc gia, về văn hóa...” lưu trữ tại thư viện, văn khố, các phủ bộ, các cơ quan nghiên cứu, báo chí... có thể mở cho công chúng được tham khảo, nghiên cứu. Ngoài ra, tôi chỉ thấy người ta nói “phim tài liệu” chứ chưa thấy ai nói “phim tư liệu” ngay cả trong nước bây giờ.

Như vậy hai chữ “tài liệu” có chỗ đứng vững chắc và phổ thông hơn hai chữ “tư liệu”. Thế nhưng trong nước là kẻ chiến thắng, độc quyền nắm giữ truyền thông đại chúng cho nên họ muốn nói gì thì nói, bất kể đúng sai. Nói mãi, nói mãi thì sai rồi cũng thành đúng. Thí dụ: input–output họ dịch là “đầu ra–đầu vào” rất thô tục và không chịu dịch “nhập lượng–xuất lượng” hay “vốn–thành phẩm”, “vốn–thành quả”. Bây giờ cả nước Việt Nam đều nói, “đầu ra–đầu vào” kể cả các ông bộ trưởng, thủ tướng. Thử hỏi tới bao giờ mới sửa chữa được?

Đây chỉ là sự tìm hiểu và phân tích cho rõ nghĩa chứ hoàn toàn không có ý chỉ trích hay bắt bẻ. Xin bác sĩ nhận nơi đây lời chào quý trọng.

Đào Văn Bình (California)

 

On Saturday, May 23, 2020, 02:28:29 PM PDT, Tich Tran <tranvantich@hotmail.de> wrote:

Kính thưa quí vị,

Kính xin quí vị tra Hán–Việt Từ–Điển Đào Duy Anh, Nhà Xuất bản Minh Tân in năm 1951, trang 331 thì sẽ thấy chữ “tư liệu” cùng với định nghĩa.
Chữ “tư” trong “tư liệu” không có nghĩa là riêng tư.

Trân trọng kính chào,
Trần Văn Tích 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Danh sách những Bài viết của Tác giả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền:  phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ vùng Âu Châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Trần Văn Tích  chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, May 24, 2020
Ban kỹ thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang