Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Hải ngoại
Chủ đề: Liên Hiệp Quốc
Tác giả: Trần Xuân Thời

LIÊN HIỆP QUỐC và vấn đề
Bảo Vệ Nhân Quyền

[Liên Hiệp Quốc & Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền]

Thu lại về đây... 2019
 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

I – Liên Hiệp Quốc
Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật, đã họp tại San Francisco Hoa Kỳ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc (United Nations). Liên Hiệp Quốc được chính thức hoạt động từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 đến nay đã được 75 năm nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngừa tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt mạng cho hằng chục triệu sinh mạng.

Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành LHQ. Trụ sở LHQ đặt tại New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưỡi ngày 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu. Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952.

 

 

LHQ gồm có 6 cơ quan chính:

1. Đại Hội Đồng (General Assembly)

Gồm đại diện của tất cả các nước hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 đại biểu phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu bầu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy trì nền hòa bình thế giới khi Hội Đồng Bảo An không làm tròn nhiệm vụ giao phó.

2. Hội Đồng An Ninh (Security Council)

HĐBA có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới, gồm có 5 hội viên thường trực (permanent) là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1971 Trung Cộng đã thay thế Trung Hoa Dân Quốc và 10 hội viên không thường trực (non–permanent) do Đại hội Đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm. HĐBA có nhiệm vụ điều tra, thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng các biện pháp chế tài về kinh tế hoặc quân sự.

Lần đầu tiên, sau ngày thành lập, LHQ đã can thiệp vào chiến tranh Cao ly (1950–1953). Sau đệ nhị thế chiến, quân CS Nga trú đóng ở Bắc Hàn, phía bắc vĩ tuyến thứ 38 và quân Mỹ trú đóng ở Nam Hàn. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc cử một Ủy Ban tìm cách thống nhất Đại Hàn. Bắc Hàn từ chối không tham gia kế hoạch thống nhất Đại Hàn. Tuy vậy, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở Nam Hàn và Cộng Hòa Đại Hàn (Republic of Korea) được thành lập. Năm 1948 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyến bố chỉ có chính phủ Cộng Hòa Đại Hàn mới là chính phủ hợp pháp của Đại Hàn Dân Quốc. Sự kiện này đã khiến khối Cộng Sản quốc tế tiến quân xâm lăng Nam Hàn ngày 25 tháng 6 năm 1950.

LHQ cho đó là hành động vi phạm nền hoà bình thế giới. Hội Đồng Bảo An LHQ đã biểu quyết chấp thuận can thiệp, yêu cầu các nước hội viên gởi quân qua trợ giúp Nam Hàn. Đại biểu Nga trong Hội Đồng Bảo An trước đó đã rút lui để phản đối tư cách đại biểu thường trực của Trung Hoa Dân Quốc nên không thể phủ quyết nghị quyết đưa quân qua trợ giúp Nam Hàn.

Ngày 7 tháng 7 năm 1950, LHQ lập bộ tư lệnh hành quân do Hoa Kỳ chỉ huy. Trong số 60 quốc gia hội viên lúc bấy giờ, 16 hội viên gởi quân tác chiến và 41 hội viên cung cấp quân trang, quân dụng. Hoa Kỳ tham chiến với 90% quân số, trang bị và tiếp liệu. Tháng 10, 1950, Trung Cộng tham chiến, gởi quân qua tăng viện cho Bắc Hàn. Quân Liên Hiệp Quốc, sau gần 3 năm chiến đấu, đã đẩy lui quân CS Bắc Hàn do Nga và Trung Cộng trợ chiến trở về phía bắc của vĩ tuyến thứ 38. Sau đó đôi bên ký thỏa ước ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Cao ly ngày 27 tháng 7 năm 1953...

Thời điểm này cũng là lúc Mao Trạch Đông giúp Việt Minh tiến đánh căn cứ Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, các đồng minh, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp... họp tại Geneva, Thụy Sĩ và áp dụng phương thức giải quyết chiến tranh bằng cách chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Nam (Quốc gia), Bắc (Cộng sản) bằng Hiệp Định Geneve ký ngày 20/7/1954... Đại diện Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào Hiệp Định Geneva.

Hồ Chí Minh cứ tưởng được sự hỗ trợ của Chu Ân Lai, đại diện Trung Cộng, quân CS có thể chiếm toàn cõi Việt Nam qua Hiệp Định Đình Chiến Geneva như lời hứa của Chu Ân Lai, nhưng trong Hội nghị Chu Ân Lai sợ phản ứng của Hoa Kỳ nên khuyên HCM chấp nhận giải pháp CS hóa Miền Bắc từ vĩ tuyến thứ 17 thay vì khi thì đòi chia đôi VN từ vĩ tuyến thứ 13, rồi vĩ tuyến thứ 16 và sau cùng đồng ý chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17.

Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng trong chính phủ của Bửu Lộc không được chính thức tham dự Hội Nghị Geneva chỉ được đóng vai trò quan sát cuộc dàn xếp chia đôi Việt Nam giữa chính phủ Pháp và khối CS quốc tế. Nếu không có sự dàn xếp này thì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam theo tiến trình giải thể thuộc địa sau đệ nhị thế chiến.

Sự kiện chia cắt đất nước do thực dân và cộng sản dàn xếp là một kinh nghiệm đau thương cho dân tộc Việt Nam vì Quốc Gia VN không đủ khả năng quyết định số phận của mình nên mất quyền “Dân Tộc Tự Quyết”. Trong bản văn “Final Declaration of the Geneva Conference” có đề cập đến vấn đề hiệp thương vào tháng 7 năm 1956, hai năm sau ngày ký Hòa Ước Geneva, nhưng chỉ là một đề nghị, không được các phe tham dự thỏa thuận ký kết. Về phía VNCH, sau 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại mời Cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm về lập chính phủ thay thế chính phủ Bửu Lộc. Thủ tướng Ngô Đình Diệm không phải không đồng ý hiệp thương để thống nhất đất nước nhưng vì thực tế hiển nhiên là không có bầu cử tự do tại Miền Bắc do cộng sản chiếm đóng, nếu không có sự kiểm soát hữu hiệu do Hoa Kỳ giúp đỡ. Vì Hoa Kỳ không ký kết vào Hiêp Định Geneva nên Hoa kỳ cũng không đồng ý.

Ngoài ra, LHQ đã can thiệp vào nhiều vụ xung đột quốc tế khác. Gần đây LHQ đã gởi quân đánh đuổi quân xâm lăng Iraq ra khỏi Kuwait (Persian Gulf War) năm 1991, hoặc bảo trợ các thoả ước: Thoả ước hòa bình ở Campuchia năm 1991–1993, thỏa ước ngừng bắn giữa Croatia và Serbia, thỏa ước ngừng chiến ở Angola. LHQ gởi quân can thiệp vụ Somalia năm 1992–1995 và vụ thanh tra vũ khí tại Iraq, sau đó liên quân Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq... đến nay cuộc chiến Trung Đông vẫn còn tiếp diễn...

3. Văn phòng Tổng Thư Ký (Secretariat)

Văn phòng TTK có nhiệm vụ điều hành công tác hằng ngày của LHQ. Nhân viên Văn Phòng TTK gồm có một vị Tổng Thư Ký (Secretary General) và các viên chức quản trị, nhân viên văn phòng. Tổng Thư Ký do 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An (Security Council) đồng thanh đề cử và do Đại Hội Đồng (General Assembly) bổ nhiệm với đa số tương đối, nhiệm kỳ là 5 năm.

4. Hội Đồng Kinh Tế – Xã hội (Economic and Social Council)

LHQ là cơ quan quốc tế đầu tiên, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh quốc tế, còn có nhiệm vụ thăng tiến đời sống của nhân loại về các lĩnh vực như nâng cao mức sống, y tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ nhân quyền...

Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội gồm một số ủy ban:

(1) Bốn ủy ban đặc trách kinh tế các vùng Phi châu, Á Châu, Viễn Đông, Âu Châu và Mỹ châu Latin.

(2) Sáu ủy ban đặc trách về các lãnh vực: Nhân quyền, ma túy, dân số, phát triển xã hội, thống kê, quyền của phụ nữ, và một số cơ quan như Quỹ Nhi Đồng Quốc tế (UNICEF) và chương trình phát triển LHQ (UNDP).

5. Toà Án Quốc Tế (The International Court of Justice)

Tòa án quốc tế có 15 vị thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An đề cử. Chủ Tịch và phó chủ tịch do Tòa án đề cử, nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở Tòa án đặt tại The Hague, Netherlands. Tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia hội viên và các quốc gia không phải là hội viên của LHQ. Cá nhân không thể kiện lên Tòa Án Quốc tế trừ phi được một chính phủ bản xứ bảo trợ. Tòa Án Quốc tế còn đóng vai trò cố vấn cho Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An và các cơ quan khác của LHQ nếu được yêu cầu.

6. Hội Đồng Quản nhiệm (Trusteeship Council)

HĐQN đặc trách các thuộc địa của các nước Ý, Đức. Nhật chưa được tự trị hay độc lập sau đệ nhị thế chiến. Hội đồng này ngừng hoạt động năm 1994 sau khi các lãnh địa nêu trên đã được tự trị hoặc đã được sáp nhập vào các quốc gia khác.

Ngoài ra, LHQ còn điều hành 16 cơ quan chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực sinh hoạt:

Thực phẩm và Canh nông (FAO),
Anh ninh Hàng không (ICAO),
Phát triển Quốc tế (IDA),
Tài Chính Quốc tế (IFC),
Quỹ Quốc tế phát triển Canh nông (IFAD),
Lao động Quốc tế (ILO),
Hàng Hải quốc tế (IMO),
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF),
Truyền Thông Quốc tế (ITU),
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO),
Phát triển Kỹ nghệ (UNIDO),
Bưu Điện (UPU),
Ngân hàng Quốc tế (World Bank),
Y Tế Quốc tế (WHO),
Văn học, Nghệ Thuật (WIPO), và
Khí tượng Quốc tế (WMO).

II – Liên Hiệp Quốc và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights)

 

 

Liên Hiệp Quốc, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới, còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948. Sau đệ nhị thế chiến, vấn đề nhân quyền được Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu âm nhất là vì các hành động dã man của Đức, Ý, Nhật đã phạm trong đệ nhị thế chiến.

Ủy Ban Nhân Quyền (Commission on Human Rights) thuộc Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, được LHQ thành lập từ năm 1946. Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng Thống Roosevelt, đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ Tịch Điều Hành Ủy Ban Nhân quyền trong những năm đầu. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, do Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình, ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã trọn năm thứ 72. (1948–2020)

Kể từ năm 1950, LHQ dùng ngày 10 tháng 12 mỗi năm làm Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day). Bản TNQTNQ đã được một số quốc gia ghi vào Hiến Pháp như El Salvador, Haiti, Indonesia, Jordan, Libya, Puerto Rico và Syria. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước hội viên phổ biến sâu rộng trong dân chúng, niêm yết, diễn giảng tại các cơ quan giáo dục không phân biệt địa phương hay thể chế chính trị.

Những điều khoản chính yếu trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Bản Tuyên Ngôn gồm 30 điều quy định mọi quyền căn bản của con người. Qua 7 điểm căn bản trong lời mở đầu, chúng ta nhận ra được phần nào nội dung của bản Tuyên Ngôn QTNQ.

Người Việt Quốc Gia hải ngoại, quốc nội, các đoàn thể dân sự, chính trị trong, ngoài nước, chính phủ VNCH, QLVNCH với tinh thần “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”, luôn quyết tâm hoàn thành đại nghiệp “Dân Chủ Hóa Việt Nam” để tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, Đảng CS Hà nội đã tuyên tuân thủ Hiến Chương LHQ khi xin gia nhập LHQ từ năm 1977, nhưng đã và đang vi phạm trầm trọng các điều khoản, nhất là 7 điều chính yếu trong phần mở đầu, của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:

(1) Sự công nhận quyền hạn đồng đều và bất khả xâm phạm của nhân loại là nền móng cho sự tự do, công lý và nền hòa bình thế giới,

(2) Sự không quan tâm hay khinh miệt nhân quyền sẽ mang lại các hành động dã man, đi ngược lại lương tâm nhân loại, và triển vọng của thế giới trong đó nhân loại được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, khỏi sợ sệt và thiếu thốn. Các nhu cầu đó được coi như nguyện vọng cao cả nhất của nhân loại,

(3) Nếu không muốn để cho quần chúng nổi dậy chống bạo tàn và áp bức, nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ,

(4) Sự thăng tiến tình huynh đệ giữa các chủng tộc là một điều thiết yếu,

(5) Các nước hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc xác nhận niềm tin tưởng vào các quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, và quyền hạn bình đẳng giữa nam và nữ, cũng như quyết tâm thăng tiến đời sống xã hội trong tự do, no ấm,

(6) Với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, các nước hội viên đã tự tuyên hứa thực thi nhân quyền và những quyền căn bản của con người,

(7) Sự hiểu biết căn bản về nhân quyền và các quyền tự do đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề thực thi lời cam kết này.

Bản Tuyên Ngôn QTNQ đã đặt nền móng cho các giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự thành hình của nhiều tổ chức nhân quyền và đóng vai trò hướng dẫn cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền. Nói một cách tổng quát, Bản Tuyên Ngôn đề cập đến ba loại nhân quyền căn bản:

(1) Các quyền tự do liên quan đến con người: Quyền tự do sinh sống, cấm cưỡng bách lao động, nô lệ, đối xử dã man, bất nhân, hay trừng phạt, bắt bớ, giam cầm, lưu đày trái phép, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng;

(2) Các quyền về tự do chính trị: Quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính trực tiếp hay qua các cuộc bầu cử, và cuối cùng;

(3) Các quyền tự do về kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền tự do chọn nghề nghiệp, quyền có công ăn việc làm, quyền làm việc trong hoàn cảnh thuận lợi và an toàn, quyền nghỉ ngơi, được học hỏi và quyền được tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng.

 

 

LHQ, qua thời gian, đã ban hành thêm các bản Nghị quyết (resolution) và Tuyên Cáo (Proclamation):

(4) Nghị Quyết liên quan đến quyền Dân Tộc Tự Quyết (Self–determination) mà Bản Tuyên Ngôn không đề cập đến, đã được ghi vào trong hai bản công ước (covenant) ban hành trong năm 1966: (a) Bản công ước liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, (civil and political rights) và (b) Bản Công ước liên quan đến các quyền về kinh tế, xã hội (economic, social and cultural rights). Hai bản công ước còn đề cập đến quyền được giáo dục, quyền tham gia sinh hoạt văn hoá, khoa học; quyền hưởng an sinh xã hội, và ấn định thủ tục áp dụng, kiểm soát. Các nước hội viên ký kết vào quy ước phải phúc trình cho văn phòng Tổng Thư Ký về diễn tiến áp dụng các quy ước này. Các công ước này có hiệu lực pháp lý đối với các nước hội viên đã tham gia và phê chuẩn.

(5) Tuyên Cáo công nhận quyền độc lập của các nước thuộc địa và các dân tộc bị trị ban hành năm 1960; Tuyên cáo hủy bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc ban hành năm 1963; bảo vệ các dân tộc thiểu số đã được 110 quốc gia thừa nhận; Tuyên cáo bảo vệ con người khỏi bị tra tấn, hoặc các biện pháp trừng phạt độc ác, dã man, làm hạ phẩm giá con người (1975). Các quốc gia tham dự Hội Nghị Helsinki về nền An Ninh Âu Châu đã đồng ý hành động phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Nhân kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên Ngôn QTNQ, LHQ đã chỉ định năm 1968 là Năm Quốc Tế Nhân Quyền (International Year of Human Rights) và thập niên 1973–1983 là Thập Niên Chống Kỳ Thị Chủng Tộc (Decade Against Racial Discrimination). LHQ cũng cụ thể hoá các hoạt động nhân quyền khác như đã ghi vào bộ luật quốc tế và áp dụng các nguyên tắc do Tòa Án Nuremberg phán định các tội phạm chiến tranh, các tội ác chống lại nhân loại.

Năm 1968, LHQ tuyên bố không áp dụng luật hạn định thời gian truy tố, (statute of limitations: Luật về thời tiêu) cho các tội ác chiến tranh (war crime) và các tội ác chống lại nhân loại... Các tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn bị truy tố. Hiện nay các tài liệu do tập thể dân, quân, cán chính VNCH viết về tội ác chiến tranh do đảng CS Hà Nội gây nên, là những chứng từ (testimony) cần được lưu trữ.

Sau hơn 70 năm (1948–2020) tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lĩnh vực bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền cho các nước hội viên áp dụng. Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International Commission of Jurists... dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước cộng sản như Việt nam, Trung Cộng, Cuba, Bắc hàn... các vi phạm nhân quyền của South Africa...

Cao Ủy Tị Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tị nạn cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra khắp năm châu bốn bể. Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vào các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi trong một số nước độc tài đảng trị, nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.

Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rãi có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ năm 1776, hoặc Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Pháp (French Declaration on the Rights of Man) năm 1789.

Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho người dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận này có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị có thể giúp phát triển kinh tế như lý luận của các chế độ độc tài đảng trị. Trên thực tế tự do chính trị đã mở đường cho sự phát triển kinh tế mà đời sống thịnh vượng của các quốc gia tự do là một bằng chứng.

Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, như trường hợp Việt Nam. Cộng sản Hà Nội, mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, nhưng cấm đoán việc phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn QTNQ, từ quyền (1) Tự do sinh sống như không bị bắt bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại... (2) Tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, đến (3) các quyền tự do về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát, kìm kẹp...

III – Liên Hiệp Quốc và Quyền Dân Tộc Tự Quyết

Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương hiện nay sa dần vào vực thẳm, từ mức sống đại đa số đồng bào khó khăn – nghèo nhất thế giới – “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách đến đời sống văn hóa suy đồi... Ngụy quyền cộng sản không do toàn dân bầu cử và tấn phong vào vai trò cai trị Việt Nam nên gần đây ông Nguyễn Xuân Phúc, trong Đại hội Đảng thứ 13 tháng 10, 2020, đã xác định là thân phận của cán bộ các cấp và bộ đội nhân dân gắn liền với chế độ độc tài, tham nhũng, vơ vét tài sản của nhân dân để phục vụ đảng cộng sản chứ không phải nhận thù lao của đảng để phục vụ toàn dân!

Đối với cộng đồng người Việt tự do, dù không đồng nhất về tư tưởng và hành động, nhưng đó là biểu hiện đặc điểm của xã hội dân chủ. Tập thể người Việt hải ngoại đã tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do khiến cho các công tác tuyên truyền của cộng sản tại hải ngoại bị thảm bại. “Nhân vô tín, bất lập”, người thất tín thì không đứng vững được. Trước dư luận và tâm tưởng (mentality) của thế giới tự do thì CSVN là chế độ dã man, phi nhân, thất đức. Đó cũng là mối ung nhọt đau đớn của CS Hà Nội trên chính trường quốc tế.

Để dứt điểm, xoá bỏ chế độ CS, chúng ta không ngại nỗ lực áp dụng mọi phương tiện nhân sinh như văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế, dẫn chứng các vi phạm các Công ước, Hiệp định quốc tế mà CS Hà Nội đã ký kết để hạch tội CSHN. CSHN đã trắng trợn vi phạm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà CSHN cam kết tuân thủ khi xin gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và trước đó đã vi phạm Hoà Ước Ba Lê mà CSHN đã ký kết năm 1973. Dĩ nhiên CSHN sẽ phản đối khi chúng ta luận về tội ác của CSHN, nhưng chúng ta vẫn kiên trì suốt 45 năm qua, tranh đấu không ngơi nghỉ cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, tôn trọng nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay, dù nhìn dưới khía cạnh nào chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận đó là vấn đề Việt Nam mất quyền “Dân Tộc Tự Quyết” (Right to Self–determination) phần vì Thực dân, phần khác vì cộng sản.

Sau thế chiến thứ hai (1939–1945), đa số các quốc gia bị trị được trả tự do. Việt Nam có cơ hội được tự do khi chế độ thuộc địa được giải thể (decolonization). Trước 1954, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, dù tự do bị hạn chế nhưng không đến nỗi tự do bị huỷ diệt. Nhưng khi mặt trận Việt Minh hoành hành thì người dân phải bán tài sản, kể cả ruộng vườn, trâu, bò để đóng thuế nông nghiệp cho Việt Minh. Thậm chí làm thịt gà cúng giỗ tổ tiên cũng phải xin phép. Người dân bị Việt Minh khủng bố đến tận xương tuỷ. Hôm nay, lỡ lời hỏi bè bạn “Hồ Minh nhưng hình mô?” là ngày mai thấy đầu bác lý bị treo tòn teng trên cổng chợ. Việt Minh hay đảng cộng sản là một tổ chức khủng bố và khuynh đảo, mượn danh nghĩa giải phóng để tước đoạt quyền sống của con người.

Cộng sản biết, nếu để cho tình hình chính trị thế giới diễn biến hòa bình một cách tự nhiên thì bất lợi cho phe cộng sản. Nếu Việt Nam được trả tự do thì Việt Minh sẽ không còn có lý do tồn tại. Vì thế, khối Cộng sản Quốc Tế đã giúp Hồ Chí Minh gấp rút áp đảo căn cứ Điện Biên Phủ, dù phải hy sinh xương máu của 30 ngàn thanh niên Việt Nam, để áp lực đưa vấn đề Việt Nam ra bàn Hội nghị Geneva năm 1954. Dự mưu của Việt Minh cộng sản nhằm cộng sản hoá toàn cõi Việt Nam. Những âm mưu này không thực hiện được vì sợ phản ứng của Hoa Kỳ nên Thực dân và cộng sản đã đơn phương ký kết Hiệp Định Geneva, chia cắt VN thành hai Miền Nam (dân chủ tự do) và Miền Bắc (độc tài cộng sản) để giành một nửa giang sơn cho phe cộng sản ngoài ý muốn của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Miền Bắc, một nửa giang sơn và một nửa dân tộc Việt Nam, đã bị tước đoạt mất quyền tự quyết, buộc lòng phải sống dưới ách độc tài cộng sản từ năm 1954.

Miền Nam Việt Nam, may mắn hơn, được sống dưới chính thể tự do, nhưng tiếc thay những phần tử “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản và ma thực dân”, lợi dụng tự do để phá hoại VNCH, trong khi đó, khối cộng sản quốc tế nỗ lực giúp loạn đảng CS Hà Nội (Hanoi rebel) xâm lăng VNCH để cộng sản hóa mảnh đất thân yêu còn lại.

Nam Việt Nam qua hai giai đoạn Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa dù đã vận dụng sách lược ứng phó, nhưng đến năm 1975, vì thiếu quân lương, vũ khí đạn dược, nên phải lui binh. Chính Phủ và Quân Lực VNCH phần thì bị tù tội, phần thì di tản chiến thuật ra hải ngoại tiếp tục cuộc đấu tranh tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ cho quốc tổ Việt Nam. Quốc Kỳ và Quân kỳ VNCH vẫn tung bay trong tâm hồn con Hồng cháu Lạc.

Tinh thần quốc gia dân tộc được thể hiện qua các hoạt động xã hội, chính trị của CĐVN hải ngoại mà CS Hà Nội mệnh danh là những thế lực đối nghịch. Trong những đoàn thể, lực lượng, mặt trận phục quốc, đáng vinh danh, có Chính Phủ kế tục chính phủ VNCH trước năm 1975 do Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, sau ngày di tản đến Hoa Kỳ, tiếp tục lãnh đạo với nội các “Shadow Cabinet” âm thầm hoạt động trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, thực thi sứ mệnh phục vụ trong tinh thần “Tổ Quốc–Danh Dự–Trách Nhiệm”. Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là một chính khách xuất thân từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và cũng là một quân nhân, xuất thân từ Khóa I trường Sĩ Quan Thủ Đức.

Trong lịch sử cận đại, từ thời đệ nhị thế chiến, quân Đức Quốc Xã xâm lăng Pháp Quốc. Thống Chế Pétain ra đầu hàng và lập chính phủ thân Đức ở Vichy. Tướng De Gaulle, một vị Tổng Trưởng trong Chính phủ Pháp trước khi quân Đức xâm lăng Pháp quốc, di tản qua Anh Quốc lập chính phủ đối lập lưu vong (Shadow Cabinet), tiếp tục kháng chiến chống Đức Quốc Xã cho đến ngày thắng lợi khi quân Đức đấu hàng năm 1945.

Tình trạng kế tục của các chính phủ lưu vong qua lịch sử nêu trên phù hợp với Công Ước Vienna về tư cách kế tục pháp định (state succession). Cố TT Nguyễn Bá Cẩn đã qua đời, sau khi lập xong hồ sơ thềm lục địa gởi đến Liên Hiệp Quốc để bổ túc hồ sơ kiện Trung Cộng chiếm Tây Sa và Hoàng Sa. Dù sự nghiệp cứu quốc chưa thành nhưng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bậc trượng phu. Đến nay, Chính Phủ VNCH kế tục được lãnh đạo bởi LS Lê Trọng Quát, một chính trị gia, xuất thân từ trường Luật và khóa 2 trường Sĩ Quan Thủ Đức, đã từng giữ chức vụ Đệ Nhất Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn trước khi CS Hà Nội xâm lăng VNCH. Khối công chức các ngành phục vụ trong nền hành chánh công quyền di tản ra hải ngoại vẫn hiện hữu.

 



 

Về Quân Lực VNCH, ngoài tập thể chiến sĩ cố thủ trên quên hương, tập thể Chiến Sĩ QLVNCH Hải Ngoại cũng đã được đoàn ngũ hóa. Tại mỗi tiểu bang, quốc gia đều có Hội Chiến Sĩ QLVNCH; các Tổng Hội Chiến Sĩ các quân, binh chủng; các Tổng Hội Cựu sinh viên Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của các quân trường Hải, Lục, Không quân mà quân số tổng cộng không dưới vài sư đoàn.

Như đã đề cập, vấn đề chung của chúng ta là vấn đề tranh thủ nhân tâm quốc tế để giành lại quyền “Dân Tộc Tự Quyết” cho dân tộc Việt Nam. Đây là một cuộc vận động của người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới. Đừng nghĩ chỉ nên làm việc gì có lợi cho cá nhân mình hay đoàn thể của mình để rồi bôi bẩn các đoàn thể khác mà nên tranh đấu cho quyền lợi chung của cả dân tộc. Để giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài đảng trị, giành lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn thể đồng bào có cơ hội tự chọn lấy thể chế chính trị mà đồng bào mong ước. Ai muốn sống nô lệ thì cứ chọn thể chế độc tài, ai muốn làm chủ thân phận mình, sống đời sống tự do thì chọn dân chủ. Nói khác đi là thực thi quyền dân tộc tự quyết. Fair play!

Hiện nay, muốn giành lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam, không phải chỉ vận động với các quốc gia tự do đã ký vào các văn kiện liên quan đến Việt Nam, mà phải vận động với tất cả các quốc gia tự do, thành viên của Liên Hiệp Quốc, nơi có người Việt Quốc gia sinh sống để xin hỗ trợ trả lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn dân Việt Nam. Đảng CS thì quyết tâm không muốn cho đồng bào Việt Nam hưởng quyền dân tộc tự quyết được thể hiện qua phương thức bầu cử tự do. Vì nếu có bầu cử tự do thì đảng CS sẽ thất cử và bị giải tán, không có cơ hội kềm kẹp, đục khoét tài sản của dân chúng. Tuy nhiên. những nước theo chủ nghĩa cộng sản quá ít so với các quốc gia dân chủ tự do, với tỷ số 4 nước độc tài so với trên 190 quốc gia dân chủ, nên không đáng ngại, nếu chúng ta làm việc có hệ thống, liên tục trong tinh thần đoàn kết thì đại nghiệp cứu quốc ắt sẽ được chóng thành.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CS Hà Nội, đã tuyên bố là quân, công, cán chính cộng sản Hà Nội phải áo xiêm buộc trói lấy nhau để phò trợ đảng cộng sản, nếu không thì mất hết quyền lợi, giải giáp quy điền. Đó là thái độ gà què ăn quẩn cối xay. “Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Người Việt quốc gia trên toàn thế giới phải vận động với các quốc gia dân chủ bằng nhiều phương thức khác nhau như văn hoá, xã hôi, kinh tế, chính trị, tùy hoàn cảnh của mỗi địa phương. Khi Việt Nam được tự do thì mọi công dân được hoan hỉ, hạnh phúc về tinh thần, đời sống vật chất sẽ được phong phú, tự do di chuyển tự do buôn bán, tự do đóng góp nhân tài, vật lực, xã hội sẽ hưng thịnh. Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc không nên chỉ lo cho đảng viên mà nên lo cho quốc dân đồng bào. Ông nên bắt chước Yeltsin và Mikhail Gorbachev, thực thi sáng kiến giải thể chế độ CS để quân, cán, chính, khỏi trở thành tội đồ của dân tộc và để hưởng chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và còn thời gian để hưởng hạnh phúc. Nếu không, lịch sử sẽ tiếp diễn, không chóng thì chầy, như chủ nghĩa CS Đông Âu đã sụp đổ do sự vận động của thế giới tự do vào cuối thập niên 1980. Từ năm 1950 đến 1980, chủ nghĩa CS chiếm gần ½ thế giới. Hiện nay chỉ còn lại 4 nước: Trung Cộng, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam là bằng chứng suy tàn của chủ nghĩa Cộng sản thế giới.

Quyền “Dân Tộc Tự Quyết” (Right to Self–Determination)

(1) Ý niệm DTTQ đã được đề cập đến từ thế kỷ thứ 16 “All nations have the right to govern themselves and can accept the political regime it wants, even if it is not the best”. Các dân tộc có quyền tự trị và chấp nhận chế độ chính trị theo ý muốn, dù chế độ đó chưa được hoàn mỹ.

Năm 1918, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1913–1921) đã từng tuyên bố “National aspirations must be respected, people may now be determined and governed only by their own consent. ‘Self–determination’ is not a mere phrase; it is an imperative principle of action” – Nguyện vọng của các quốc gia phải được tôn trọng, các dân tộc từ nay có thể tự quản theo ý muốn của mình. Dân tộc tự quyết không phải chỉ là một câu nói, mà là một nguyên tắc hướng dẫn hành động.

(2) Chương 1, Điều 1, khoản 2 của bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter–1945) đã ấn định: “The purpose of the United Nations is to develop friendly relations among nations based on the respect for the people of equal rights and self–determination of peoples, and to take appropriate measures to strengthen the universal peace” – Mục đích của bản HCLHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp thích nghi để thăng tiến nền hoà bình thế giới. Chủ trương này còn được đề cập đến trong hai Công Ước về quyền chính trị (CCPR) và quyền kinh tế xã hội (FCESCR) do LHQ ban hành: “All peoples have the right of self–determination. By virtue of that right, they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural developments” – Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Bằng vào quyền này, họ được tự do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ.

(3) Chương 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights năm 1948) ấn định “Everyone has the right to self–determination and that no one should be arbitrarily deprived of a nationality or denied the right to change nationality” – Mọi người đều có quyền tự quyết, không ai bị tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch.

Right of a people to self–determination is a cardinal principle in modern international law –Jus cogens– The right to freely choose their sovereignty and international political status with no interference” – Quyền dân tộc tự quyết là quyền căn bản trong luật quốc tế hiện đại. Quyền tự do chọn chủ quyền và vị thế chính trị trên chính trường quốc tế mà không bị can thiệp.

Quyền Dân Tộc Tự Quyết và các Hiệp Ước Quốc Tế về Việt Nam.

(1) Hiệp định Geneva ngày 20 tháng 7 năm 1954 do cộng sản và thực dân ký kết đã tước quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam khi quyết định chia cắt đất nước VN thành hai miền Nam Bắc trước sự phản đối của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bày tỏ thái độ qua lời phát biểu “Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở” và đến năm 1956, chính phủ VNCH bác bỏ đề nghị hiệp thương giữa hai Miền Nam Bắc vì không thể có bầu cử tự do tại Miền Bắc do CS kiểm soát. Hiệp định Geneva là một vết đen trong lịch sử ngoại giao của Pháp quốc vì đã vi phạm nguyên tắc “Dân Tộc Tự Quyết” của nhân dân Việt Nam và lợi dụng “la raison du plus fort” cưỡng bức Quốc Gia Việt Nam phải chịu nỗi đoạn trường, khiến 30 triệu dân Miền Bắc phải đổi chủ từ chủ nghĩa thực dân Pháp qua chủ nghĩa thực dân cộng sản. Không biết TT Pháp có ý thức được sự bất công này hay không.

(2) Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 21 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam:

Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế. Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay. Chapter IV, Article 9 (a): The South Vietnamese People’s right to self–determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries. (b) The South Vietnamese People shall decide themselves the political future of South through genuinely free and democratic general elections under international supervision.

Điều 19: Các quốc gia tham dự Hội nghị đồng ý triệu tập Hội Nghị quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa ước để công nhận thỏa ước đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình cho Việt Nam, tôn trọng những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, đóng góp và bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.

Article 19: The parties agree on the convening of an international conference with 30 days of the signing of this agreement to acknowledge the signed agreements, to guarantee the ending of the war, the maintenance of peace in Vietnam, the respect of the Vietnamese people’s fundamental national rights, and the South Vietnamese people’s right to self–determination, and to contribute to and guarantee peace Indo–China.

Thi hành điều 19 thượng dẫn, ngày 2 tháng 3 năm 1973, 12 quốc gia họp trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã ký một văn kiện gọi là ACT of the Paris Agreement ending the War and restoring Peace for Vietnam.

(3) Định Ước (Act on the Paris Agreement) do 12 quốc gia ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 được xem như là bản “Tông Đồ Công Vụ” của 12 vị Bộ Trưởng Ngoại Giao của 12 thành viên tham gia vào Hòa Hội Paris, gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Việt Nam Cộng Hòa, Canada, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Trung Cộng, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.

Bản Định Ước này quy định biện pháp áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước Ba Lê. Định ước này có tính cách quan trọng trong vấn đề đòi lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam khi Việt cộng vi phạm Hiệp Định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà, áp đặt chế độ CS lên toàn dân Việt từ 1975 đến nay.

Điều 2 Bản Định Ước xác định nguyện vọng và các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam phải được tôn trọng. Article 2 “The Agreement responds to the aspirations and fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e. the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet Nam, to the right of the South Vietnamese people to self–determination, and to the earnest desire for peace shared by all countries in the world. The Agreement constitutes a major contribution to peace, self–determination, national independence, and the improvement of relations among countries. The Agreement and the Protocols should be strictly respected and scrupulously implemented”.

Điều 7 (a) Nếu có sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê nguy hại đến nền hòa bình, một hay nhiều quốc gia có quyền tham khảo với các quốc gia khác để quyết định biện pháp giải quyết (b) Hội Nghị Quốc Tế sẽ được tái triệu tập khi Hoa Kỳ và CS Hà Nội yêu cầu, (c) hoặc theo lời yêu cầu của sáu hay nhiều hơn trong 12 quốc gia tham dự vào bản Định Ước. Nếu chúng ta vận động mạnh mẽ với 9 quốc gia tự do trong 12 thành viên ký vào bản Định Ước thì chúng ta có cơ hội thành công. “Article 7 (a) In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threatens the peace, the independence, sovereignty, unity, or territorial integrity of Viet–Nam, or the right of the South Vietnamese people to self–determination, the parties signatory to the Agreement and the Protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view to determining necessary remedial measures. (b) The International Conference on Viet Nam shall be reconvened upon a joint request by the Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet Nam on behalf of the parties signatory to the Agreement or (c) upon a request by six or more of the Parties to this Act.”

(4) Đạo luật Public Law 93–559 do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974.

Điều 34 (b) ấn định vấn đề tái triệu tập Hội Nghị Ba Lê Để giảm thiểu sự đau khổ của nhân dân và mang lại hòa bình thực sự cho Đông Dương, Quốc hội khẩn thiết yêu cầu Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao áp dụng biện pháp sau đây (4) tái nhóm Hội Nghị Ba Lê để tìm phương cách thực thi toàn vẹn các điều khoản của Hội nghị ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 về các thành viên liên hệ đến cuộc xung đột tại Việt Nam. Section 34(b) (4): “In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure... (4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”.

Sắc luật này chưa được thực hiện hay hủy bỏ, do đó còn có hiệu lực. Mặc dù nhân sự đã thay đổi trong các chính phủ, nhưng trách nhiệm thi hành các hiệp ước, sắc luật không phải vì thế mà bị thời tiêu.

Phương cách thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết

Các quốc gia tự do thường tôn trọng những gì họ đã ký kết, tuy nhiên cũng cần sự khiếu nại của những nạn nhân. Do đó chúng ta không ngại phải yêu cầu các quốc gia tự do tái xét và thực thi những điều đã ký kết, trước sự hiện diện của đại diện Liên Hiệp Quốc, hoàn trả quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam đã được quy định trong luật quốc tế và trong các văn kiện quốc tế đã được ký kết liên quan đến Việt Nam.

Kết quả nhanh hay chậm còn tùy hoàn cảnh, nhưng còn tốt hơn ngồi than thân trách phận, chê bai nhau hay nguyền rủa bóng tối. Chúng ta phải vận động tích cực trong tất cả các quốc gia có người Việt cư ngụ, vận động đồng loạt và liên tục. Nếu đã bắt đầu nhưng chưa thành công, thì phải bắt đầu lại, như Platon đã nói: “Hãy bắt đầu vì đó là ngưỡng cửa của sự thành công”.

Quyền dân tộc tự quyết có thể thực thi qua các cuộc tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý, bầu cử tự do. Tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Tập thể người Việt Quốc Gia còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do. Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:

The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”. Có như vậy mới thể hiện được tinh thần tự do, dân chủ như đã đươc ấn định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà tất cả các nước hội viên đã ký thuận khi gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:

1. “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do – Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên do đảng cộng sản đề cử...

2. “Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng – Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kìm kẹp người Việt quốc gia trong mọi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục.

3. Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương. “The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”. Suốt 45 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự diễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.

Đảng cộng sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hóa nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng bào sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.

Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cường và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối cộng sản qua nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt địa phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quốc gia, hoàn vũ.

Trong mọi tổ chức ái hữu dân, quân, cán, chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình bảo vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế “Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Có như thế thì chúng ta mới thể hiện thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyền sống và nhân phẩm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như một. Chỉ có những chính quyền do dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đến quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.

Trong trường hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đầy đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hỗ trợ giải pháp bầu cử tự do nhằm bảo đảm tính cách công chính của cuộc bầu cử, ứng phó với tình thế biến chuyển và có đủ cán bộ quốc gia sẵn sàng hỗ trợ chính phủ dân cử nhiếp chính hay chưa?

Đây là một trong những vấn đề trọng yếu mà các đoàn thể cộng đồng, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính, phải lưu tâm. Trước hết phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, vận động nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau 45 năm lưu vong ở hải ngoại.

Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong chóng được viên thành.

Trần Xuân Thời

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Danh sách những Bài viết của Tác giả Trần Xuân Thời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Thu tím. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, October 6, 2019
Cập nhật ngày Thứ Hai, December 14, 2020
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang