Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn Triết
Chủ đề:
Tâm lý
Tác giả:
Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
“Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh”
Đời là giấc mộng lớn.
Bôn ba làm gì cho mệt mỏi!
Suốt
cuộc đời chúng ta trải qua biết bao nhiêu biến cố, chung quy có
lẽ cũng chỉ là mộng ảo! Theo sách Nam Kha Ký của Đường Lý Công
Tà thì Thuần Vũ nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy được kết hôn
với con gái nhà vua, được bổ làm quan Thái Thú đất Nam Kha, giàu
sang phú quý. Bỗng giặc giã lan tràn, thất trận, gia đình tan
nát và bị thất sủng. Khi giật mình tỉnh dậy thấy mình đang ngủ
dưới gốc cây hòe bên cạnh cái tổ kiến. Qua điển tích đó, Ôn Như
Hầu Nguyễn Gia Thiều đã thể hiện tâm trạng của mình qua lời của
cung nữ trong A phòng.
“Giấc
Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy
thấy mình tay không”!
Lư sinh gặp một vị đạo sĩ trong quán
trọ và than thở cảnh bần cùng của mình. Vị đạo sĩ đang nấu một
nồi kê, lấy trong túi một cái gối ra cho Lư sinh nằm nghỉ. Lư
sinh bỗng ngủ thiếp đi giữa cơn gió thoảng của trưa hè, mơ thấy
mình đi thi và đỗ đạt, được bổ nhiệm ra làm quan, vợ đẹp con
ngoan, gia đình đầm ấm, hạnh phục “chàn chề”, sống đến 80 tuổi
mới chết. Bỗng giật mình tỉnh dậy, té ra công danh phú quý
thoáng nhanh như bóng câu qua cửa, thời gian chưa chín một nồi
kê mà sơn hà đã trải qua biết bao nhiêu biến đổi. Đời chẳng khác
gì giấc mộng hoàng lương!
“Xử
thế nhược đại mộng!
Hồ vi lao kỳ sinh
Lương mộng chức vi thành
Sơn hà kinh kỷ
biến”!
Có những giấc mộng đẹp, thần tiên
khiến khi tỉnh giấc, mình cảm thấy tiếc nuối bâng khuâng và cũng
có những cơn ác mộng khiến khi tỉnh giấc, mình thấy lo âu bàng
hoàng trong dạ.
“Khi
mơ những tiếc khi tàn
Tỉnh trong giấc
mộng muôn vàn cũng không”.
Dù thần tiên hay ác mộng, trong cơn mơ
mình không hề nghĩ mình mơ mà là thực. Khóc trong mơ, cười trong
mơ, làm việc trong mơ, ăn uống trong mơ, tình tự như Đường Minh
Hoàng du nguyệt điện. Trong lúc mộng du, con người hành động
thực, chẳng khác nào bị “phép thôi miên” sai khiến hoặc bị điều
khiển bởi phép Di Hồn Đại Pháp với mãnh lực hơn người.
Nhiều người kể chuyện mộng mơ, nhưng
chưa thấy ai mơ được hóa ra sinh vật khác, duy chỉ có Trang Tử
mơ thấy mình hoá thành bươm bướm. Điệp là con bướm nên có tên là
Mộng Điệp hay mơ màng giấc điệp, hoặc gối điệp. Phạm Quý Thích
trong bài Tổng vịnh truyện Kiều đã mô tả cuộc đời nàng Kiều như
giấc mộng:
“Nửa
giấc đoạn trường tan gối điệp
Một giây
bạc mệnh dứt cầm loan.”
Mộng điệp hay Mộng Xuân cũng là những
giấc mộng đến với mỗi một người trong chúng ta một cách bất kỳ
xuất ý (unexpectedly). Có người nói tiền không tạo được hạnh
phúc (L’argent ne fait pas le bonheur), nhưng chắc chắn hơn là
tiền cũng không mua được mộng.
“Dẫu
mà tay có ngàn vàng
Đố ai mua được một
tràng mộng xuân”.
Thế thì mộng xuân thật vô giá. Mộng mơ
có thể làm cho cuộc sống thêm thi vị, giấc ngủ thêm phong phú
nhưng những cơn ác mộng có thể là triệu chứng kinh hoàng còn
vang vọng lại trong tâm trí. Mặc dù lúc tỉnh không bao giờ chúng
ta nghĩ đến nhưng đêm về phần vô thức (unconscious) làm việc gợi
lại hoặc tô vẽ những cảnh hãi hùng dự phóng khiến mình phải hú
hồn khiếp vía lúc tỉnh mơ. Tình cảnh tỵ nạn xa quê hương đã
khiến cho nhiều người nằm mơ trở về quê nhà, nhìn lại con sông
xưa thành phố cũ, thân quyến bạn bè như tình cảnh xa nhà của bà
Thị Kính:
“Chân
trời đất khách đã lâu
Chiêm bao lẩn
thẩn ở đâu quê nhà”
Trong tác phẩm “Nhân
Nguyệt Vấn Đáp” chị Hằng vẫn:
“Ngàn
thu sương tuyết, một lòng thanh quang”.
Vì sống xa lánh cõi trần ai bụi bặm.
“Cõi
trần thế cuộc chiêm bao
Công hầu khanh
tướng xôn xao trong vòng
Tranh nhau chỉ
vì hơi đồng
Giết nhau vì miếng đỉnh
chung ở đời”!
Lịch sử nhân loại, cứ thế mà nhắc đi
nhắc lại mãi, khiến cho thi sĩ Tản Đà cũng than thở:
“Ở đời
lắm nỗi không bằng mộng
Mộng lớn bao
nhiêu khổ bấy nhiêu”
Trong lúc Hồ Xuân Hương không chịu ngủ
để nghe tiếng trống canh dồn, biểu diễn cái hồng nhan với nước
non.
“Canh
khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái
hồng nhan với nước non”!
Thì Tú Xương chập chờn trong hiu
quạnh.
“Nằm
nghe tiếng trống, trống canh ba
Vừa
giấc chiêm bao chợt tỉnh ra
Thiên hạ có
khi đang ngủ cả
Việc gì mà thức một
mình ta”?
Ngày xưa, người đời thường tin vào
khoa Báo Mộng như Nguyễn Trãi trong lúc còn dạy học nằm mơ thấy
“Mẹ con cái rắn tan hoang cửa nhà”. Khi tỉnh dậy mới biết đám
học trò làm vườn đã phá tổ rắn. Câu chuyện này được dùng làm đề
tài để giải thích lý do tại sao Nguyễn Trãi, một đại công thần
nhà Lê, mà vẫn bị tru di tam tộc. Vụ án Thị Lộ giết dòng tộc
Nguyễn Trãi thể hiện phần nào sự tương liên giữa người và thú
vật “nợ máu phải trả bằng máu”! Ân oán giang hồ giữa người và
rắn: “Rắn báo oán”.
Vua Lý Thái Tổ đã nằm mơ thấy Rồng khi
dời đô đến Thăng Long đã đặt kinh thành là Thăng Long. Alexandre
Đại Đế trên đường đi đánh thành Tyre, dự định rút quân nhưng mơ
thấy ngư nhân nhảy múa. Pháp sư đoán mộng cho đó là điềm chiến
thắng, Alexandre tiến quân và thắng trận.
Các vĩ nhân như Đức Thích Ca Mâu Ni,
Đức Khổng Tử, Lão Tử trước khi nhập thế đều được báo mộng. Mẹ
của Đức Phật là Hoàng Hậu Maya đã chiêm bao thấy “bạch tượng sáu
ngà biến thành hào quang soi vào bụng bà”, là điềm báo bà sẽ
sinh ra vĩ nhân cho thiên hạ.
Mẹ của Đức Khổng Tử là Nhan Thị lên
núi Ni Khâu cầu tự. Khi bà tới chân núi thì lá “cây ở triền núi
dựng đứng lên” báo hiệu bậc hiền nhân quân tử sắp ra đời. Trước
khi ngài sinh ra “Kỳ Lân xuất hiện và hai con rồng xuống quấn
chung quanh bà mẹ ngài, trước cửa có 5 vị bô lão đón mừng”. Năm
vị này là ngũ tinh: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh và
Thổ tinh. Người ta đoán rằng ngài là con của Thủy tinh nên vì
sao này hiện xuống, 4 vị kia cũng xuống để chúc mừng ngày sinh
ra ngài.
Kinh
Thánh cũng ghi giấc mơ của tổ phụ Jacob được Chúa phù trì qua
hình ảnh một chiếc thang bắc cao đến thiên đàng với Thiên thần
lên xuống liên lạc với nhân gian. Các bộ lạc Da Đỏ cũng rất tôn
trọng những người được mặc khải mơ thấy những biến cố liên hệ
đến sự hưng vong của bộ lạc.
Cũng tự ngàn xưa, khoa Giải Mộng đã
được các vua chúa và nhân gian lưu ý để đoán giải các giấc mơ có
liên hệ đến vận mệnh của cá nhân và bộ tộc. Tùy mộng báo điềm
xấu hay tốt mà tùy cơ ứng biến. Ngày nay báo mộng vẫn còn hiệu
nghiệm ảnh hưởng đến quyết định cá nhân và tập thể trong các
công tác trọng đại. Dẫu đúng, dẫu sai, đoán mộng vẫn là dấu hiệu
của sự thận trọng, có khi làm mất cơ hội tốt nhưng cũng có khi
tránh được tai nạn bất ngờ. Báo mộng có thể là biểu hiện của
thần giao cách cảm (telepathy) của thế giới huyền bí, giữa người
và người, vượt ra ngoài khả năng thực nghiệm và kiểm chứng của
khoa học vật lý.
Khoa Tâm lý học đã dày công nghiên cứu
trạng thái tâm thần về cả hai khía cạnh tâm lý siêu hình và tâm
lý thực nghiệm. Những ai từng nghiên cứu về triết học, nhất là
Tâm lý học hẳn quen thuộc với công trình nghiên cứu của Freud.
Ông nói rằng trong suốt thời kỳ đế quốc La Mã, khoa giải mộng
rất được thịnh hành và được tôn trọng “Throughout the whole
Roma period the interpretation of dreams was practiced and
highly esteemed”. Freud còn đi xa hơn nữa, đã dùng phân tâm
học (psycho analysis) nghiên cứu tâm trí qua 3 phần: Phần ý thức
(conscious) phần tiềm thức (subconscious) và phần vô thức
(unconscious) để tìm hiểu các tác động của tâm trí.
Mơ mộng được xem như là phần thể hiện
các ước vọng bị chôn sâu vào phần vô thức. Những đam mê, những
ước muốn và vì thiếu phương tiện thực hiện, như trẻ em thích ăn
kẹo nhưng không có tiền mua, nên nằm mơ thấy ăn kẹo. Những đam
mê do bản năng (id) thúc đẩy, nhưng không thực hiện được vì luân
lý xã hội, cấm kỵ của tôn giáo tạo thành cái gọi là siêu bản ngã
(superego) dồn ép các ước muốn vào phần vô thức, tạo nên tình
trạng bị đồn ép thái quá có thể làm mất thăng bằng tâm thần.
Tình trạng dồn ép về dục tính tạo nên
tình trạng mà Freud gọi là Libido. Sự dồn ép thường khiến cho cả
nam lẫn nữ thường có những giấc mơ tình ái. Không phải “làm sao
giết được người trong mộng, để trả thù duyên kiếp phủ phàng” mà
mơ thấy ái ân với người khác phái kèm theo những phản ứng sinh
lý như thật. Nếu tình trạng ái ân trong mộng tái diễn liên tục,
cần danh y chữa trị. Để chữa bệnh dồn ép làm mất quân bình trí
tuệ, Freud thường dùng phép thôi miên bệnh nhân (hypno analysis)
để cho bệnh nhân nhớ lại và nói ra hết đầu đuôi tự sự hầu giải
rối tơ lòng.
Thi hào Nguyễn Du cũng rất sành về tâm lý, đã diễn tả tâm tình
của Thúy Kiều và Kim Trọng, khi đôi trai tài, gái sắc tương ngộ,
một cách tài tình đúng với lời bình văn: “Nguyễn Du không bao
giờ tả tình mà không mượn cảnh, cũng như không bao giờ tả cảnh
mà không ngụ tình”.
“May
thay giải cấu tương phùng.
Gặp tuần đố
lá thỏa lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác
thấy nẻo xa.
Xuân lan, Thu cúc mặn mà
cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài.
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.”
Tình yêu (love) là thiên
ân mà Thượng Đế đã ban cho con người. Người không có tình như
cây không nhựa! (L’homme sans l’amour est comme l’arbre sans
sève)
Thi hào
Nguyễn Công Trứ cũng tự hỏi:
“Tình
là cái chi chi
Dẫu chi chi cũng chi chi
với tình.
Đa tình là dở, đã mắc vào đố
gỡ cho ra”
hay
“Đã
gọi người năm thiên cổ dậy
Lại đưa hồn
trong lúc ngủ canh đi.
Nực cười thay
lúc phân kỳ
Tuy chẳng nói biết bao
nhiêu biệt lệ”.
Cao Bá Quát cũng say đắm với tình
“Giai
nhân nan tái đắc.
Trót yêu hoa nên dan
díu với tình.
Mái Tây hiên nguyệt gác
chênh chênh.
Rầu rĩ lắm, xuân về oanh
nhớ.”
Hay
“Sầu
ai lấp cả vòm trời
Biết chăng chăng
biết hỡi người tình chung
Xuân sầu mang
mang tắc thiên địa
Giống ở đâu, vô ảnh
vô hình
Cứ ò ó mò quanh quẩn bên mình
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng”
Khi đã thố lộ hết tâm tình thì tâm trí
bớt bị dồn nén và dần dần trở lại trạng thái quân bình trí tuệ
để tránh tình trạng điên vì tình. Ngày nay các chuyên gia về tâm
lý (psychologist) còn dùng nhiều kỹ thuật trắc nghiệm để tìm
hiểu bệnh nhân nhưng điều cốt yếu là bệnh nhân phải tin tưởng và
nói hết tâm tình thì tâm hồn mới được giải tỏa những uất ức, rối
ren của cuộc đời.
Về hình thái, có những giấc mơ được
kết cấu rõ ràng, minh bạch theo nguyên tắc luận lý như mơ đang
diễn thuyết về một đề tài, tranh cãi về một vấn nạn gọi chung là
“Thought like dreaming”. Có những giấc mơ mà sự cấu kết lộn xộn,
phi lý, hình ảnh biến ảo khôn lường, gây nên tình trạng ảo giác
gọi chung là “hallucinatory dreaming”.
Khi mơ, cơ thể tác động theo cơn mơ,
có thể vung chân, múa tay, tim đập mạnh và hơi thở nhanh, mắt
nhắm nhưng tròng mắt lên xuống láo liên gọi là “REM”: (Rapid Eye
Movement). Đi xa hơn nữa, ngành tâm lý học còn nghiên cứu giấc
mơ và tác động REM của ngành sinh vật có vú (mamals). Trong lúc
cơ thể nghỉ ngơi thì tâm trí làm việc. Năm 1960, nhà thần học
sinh lý Pháp Michel Jouvet đã nghiên cứu về hiện tượng REM và
nhận thấy rằng trong khi mơ, thần kinh hệ trung ương Ịàm việc và
tê liệt hóa các khu thần kinh cảm giác của các phần khác của cơ
thể, không tiếp nhận kích thích từ bên ngoài như lúc tỉnh. Tuy
nhiên mơ bao hàm nhiều hình thái đặc biệt, đôi khi thần kinh cảm
giác vẫn thu nhận các hiện trạng bên ngoài như sức nóng, lạnh.
Nằm ngủ trong trưa hè nóng bức bên cạnh cửa sổ có thể có giấc mơ
thoải mái nhất là khi gió thoảng thổi qua hơn là ngủ trong nhà
giam nóng bức có thể có những giấc mơ bị ngộp thở.
Nằm vắt tay lên trán có thể mơ bị đui
mắt vì cánh tay đè mi mắt. Nằm nghiêng có thể mơ thấy mình điếc
lỗ tai, như vậy khi ngủ thần kinh không hẳn bị “shut down”. Các
khu thần kinh cảm giác ngoại biên mà vẫn thu nhận kích thích từ
bên ngoài.
Về
phương diện siêu hình, nhiều học giả tin tưởng rằng mơ thể hiện
một ẩn ý tiềm tàng, một báo hiệu nào đó chứ không phải chỉ là
phản ứng hóa học của cơ thể như Allen Hobson, trường Y khoa
Harvard chủ trương.
Vấn đề có ý nghĩa tiềm tàng hay không
(whether dreams have hidden meaning) vẫn là vấn đề ước đoán cho
đến nay khoa học chưa chứng minh được! Khi nghiên cứu sự tương
liên giữa mơ và phái tính nam nữ, người ta nhận thấy rằng nam
giới thường mơ khác nữ giới. Quan niệm nam ngoại, nữ nội, có thể
biểu hiện qua giấc mơ. Nữ giới thường mơ đến việc nhà, bè bạn
với đầy đủ màu sắc và chi tiết. Nam giới thường mơ đến các hoạt
động bên ngoài, các sinh hoạt táo bạo có tính cách tổng thể hơn
là đi vào chi tiết, màu sắc. Thế thì mơ thể hiện phần nào tư thế
xã hội và nghề nghiệp của mỗi người, mỗi người có một sinh cảnh
riêng biệt nên mỗi người có một loại giấc mơ, không ai giống ai.
Như trên đã đề cập, mơ có thể là hiện
thân của những ước muốn mà trong thực tế không thể thực hiện
được, những ước muốn đó bị dồn ép và giải tỏa qua giấc mơ. Thế
thì mơ đóng vai trò như một cơ phận “xả hơi” như Freud nhận xét
“a sort of valve for letting off psychological steam, for
reducing excitations in the mind” (The Interpretation of Dreams,
Sigmund Freud) để giải tỏa tâm hồn khỏi bị ức chế. Một kinh
nghiệm mà hầu như mọi thanh niên nam nữ khỏe mạnh đều cảm nghiệm
trong lứa tuổi dậy thì là thường nghĩ đến điều tình ái nhưng vì
lễ giáo ràng buộc nên chỉ được “xả hơi” qua giấc mơ.
Một đặc điểm khác là “Mơ rồi Quên” khi
tỉnh dậy. Xét kỹ ra thì thường khi Mộng Du hay nói Mớ thì không
nhớ, nhưng nằm mơ thì có phần nhớ, phần quên. Đôi lúc kết cấu
của giấc mơ lộn xộn, đầu voi đuôi chuột, về cả thời gian lẫn địa
điểm nên chỉ nhớ mơ hồ.
Về khoa tâm lý thực nghiệm, các chuyên
gia nghiên cứu về ký ức (memory) xem cơ chế ký ức được sắp xếp
Thu (input) và Phát (output) các Ý Niệm như thế nào. Trí nhớ ví
như máy điện toán (computer) dung lượng chứa các dữ kiện (data)
có hạn, nên nếu chứa quá tải sẽ bị “over–loaded”.
Theo Francis Crick, giải Nobel, thì
trí nhớ (memory) là một hệ thống liên tưởng giữa các ý niệm, một
khi hệ thống này chất chứa quá nhiều dữ kiện, phần thái quá sẽ
bắt dầu tác động lệch lạc, phát xuất ra những tín hiệu vô tổ
chức, lôn xộn, tạo nên trạng thái ảo giác khích động tâm trí tạo
ra những giấc mơ nhằm mục đích tống khứ những ám ảnh thừa thãi.
“Dream is the way of getting rid of obsessions” vì thế nên có
hiện tượng mơ để tìm quên “dream in order to forget”.
Như vậy, mơ đóng vai trò hóa giải và
trung hòa hoài niệm trong tâm trí, tạo thế quân bình giữa các tư
tưởng xuất nhập. Ngày nào chúng ta làm việc quá nhiều, hay quá
nhiều vấn đề đến cùng một lúc khiến tâm trí mệt mỏi “Nhức Đầu”.
Cũng vậy khi giận dữ, hay trầm tư mặc tưởng vào một vấn đề gì
chúng ta muốn được yên tĩnh. Nếu có ai quấy rầy, mình có thể
phản ứng: “Leave me alone” vì khả năng thần kinh hệ không thể
tiếp nhận thêm những dữ kiện mới.
Tâm trí cần yên tĩnh để có thì giờ gạn
lọc, lưu trữ hoặc đào thải ý tưởng, đóng vai trò của một trung
tâm kiểm tin. Về phương diện sinh học, tư tưởng ảnh hưởng đến sự
biến đổi tác dụng hóa học của cơ thể. Sợ làm nhiều người bạc
mặt. Vui quá, buồn quá hóa khóc. Những người thất tình hoặc âu
lo thái quá thường bị gầy còm, xác xơ vì lượng hồng huyết cầu bị
giảm thiểu... Nói dốì có thể làm cho tim đập nhanh. Do đó khi
điều tra người ta gắn máy vào cơ thể để đo nhịp tim. Khi nói láo
thì nhịp tim thất thường và các phản ứng khác của cơ thể giúp
cho nhân viên điều tra tìm ra sự thật (lie detector). Freud được
mệnh danh là “Sư tổ của ngành Phân Tâm Học” (Psychoanalysis), vì
tình trạng khoa học phôi thai nên ông ít chú trọng đến phần sinh
học của giấc mơ (biology of the dream) và bỏ dở dang công trình
nghiên cứu tâm lý theo phương pháp khoa học.
Ngày nay, các phương pháp khoa học
được áp dụng để nghiên cứu một số lãnh vực về tâm lý con người
gọi chung là Khoa tâm Lý Thực nghiệm. Càng nghiên cứu người ta
càng gặp phải những vấn dề không thể dùng khoa học để giải đáp
hoặc nếu có giải đáp thì cũng chỉ có tính cách võ đoán, do đó
ngành Tâm Lý Siêu Hình vẫn dùng để bổ sung các khuyết điểm và
định hướng cho ngành Tâm Lý Thực nghiệm.
Não bộ là vật chất như củi và tinh
thần như lửa. Hồn lành trong xác mạnh (mens sana incorpore
sano). Củi tốt thì ngọn lửa sẽ thanh. Một hệ thống thần kinh
tốt, tinh thần sẽ lành mạnh. Thương tích về não bộ ảnh hưởng đến
hệ thống suy luận, do đó khoa phạm tội học nghiên cứu thần kinh
của những người phạm tội và cho biết đa số những người phạm tội
bị thương tích về não bộ, hoặc thiếu chất serotonin, chất này
giúp điều hoà cảm xúc và kiểm soát sự kích động. Tại Hoa Kỳ,
trong số hơn 1300 tội nhân lãnh bản án tử hình, có 14 vị thành
niên. Các trẻ em này đều có thương tích về óc và thuở nhỏ bị
đánh đập làm mất tính hoà nhã và trở nên hung ác.
Cũng vậy trong cuộc sống hằng ngày, có
nhiều người rất hoà nhã, vui vẻ, cũng có người hay càu nhàu,
hoặc vì bệnh tật kinh niên, hoặc vì tự ti mặc cảm, hoặc vì lòng
oán cừu chồng chất mà giải pháp là cần chữa trị bệnh tâm thần,
tĩnh tâm, tránh tâm động, như vào Thánh đường mỗi ngày để cầu
kinh, chúc bình an cho nhau. “Các con hãy chúc Bình An cho
nhau”, hoặc quyết tâm dứt bỏ thất tình lục dục “Lan đành cắt đứt
dây chuông”!
“Thà mượn, thú tiêu dao cửa Phật
Mối thất tình quyết dứt cho xong
Đa
mang chi nữa đèo bồng
Vui gì thế sự mà
mong nhân tình
Lấy gió mát trăng thanh
kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm
duyên
Thoát trần vào cõi tiên thiên
Làm thân ngoại vật là tiên, trên đời”.
(Cung Oán Ngâm Khúc)
đều là những phương cách giúp con
người tìm được sự tĩnh tâm, tránh phiền não.
Mặc dù với khoa học tiến bộ, khoa Tâm
Lý Học, vẫn còn nằm trong giai đoạn phôi thai vì liên hệ đến
phần nội giới của con người khiến cho khoa học thiên nhiên hay
vật lý chưa đủ khả năng đi vào đời sống tâm linh.
Khoa học vật lý thiên về mô tả các
hiện tượng vật chất và hữu hình, còn các vấn đề về nguồn gốc của
sự vật, con người, tinh thần, trí tuệ... sinh, tử, tiền thân,
hậu kiếp vẫn còn nằm trong phạm trù nghiên cứu của triết học và
thần học đúng với câu:
“Sông
sâu còn có kẻ dò
Lòng người ‘sâu thẩm’
ai đo cho cùng”.
L’homme, cet inconnu. Man, The Unknown!
Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Danh sách những Bài viết của Tác giả Trần Xuân Thời
|
Hình nền: Xuân trên non-Rặng An-pơ, Thụy Sĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển
Đăng ngày Thứ Ba,
January 14, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang