Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn chữ nghĩa
Chủ đề:
Tiếng tàu
Tác giả:
Minh Di
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Lời giới thiệu:
Kính thưa quý Độc giả các
Diễn Đàn,
Chị Mỹ Lan, nguyên là nhà giáo trước 1975, hiện
nay Chị và gia đình đang sinh sống tại nước Pháp, thấy ông Hoàng
Ngọc Liên, một Huynh Trưởng của chúng tôi giảng chữ “tứ” trong
câu “TỨ MÃ NAN TRUY” là một giống ngựa hay tên “tứ” nên Chị đã
nhờ anh Minh Di “xem lại” coi như thế nào?
Sau đây là một
bài viết ngắn của MINH DI để trả lời “thắc mắc” của nhiều độc giả
liên quan đến “TỨ MÃ
NAN TRUY”, TCDV xin
được chuyển lên các Diễn Đàn để mọi người cùng đọc, hầu mở mang
thêm kiến thức.
Đăng lần thứ ba ngày 02/9/2023.
–
Điều Hợp Viên DĐ Ngôn–Ngữ–Việt,
– Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn.
LÝ TRUNG TÍN
Chị Mỹ Lan kính,
Tôi không được đọc bài viết của ông
Hoàng Ngọc Liên nào đó cho nên không rõ ông ta đã căn cứ sách vở
nào để nói là chữ “Tứ” là 1 giống ngựa hay tên “Tứ”!
Chữ nghĩa của người Hoa thì cứ lật sách
của người Hoa ra, coi họ nói ra làm sao.
Bộ “Khang Hi Tự Điển”
giảng chữ “Tứ” như sau:
– “Tứ mã nhất thặng da”.
– “1 chiếc xe (thắng) 4 con ngựa”.
(Tham khảo: Khang Hi Tự Điển. Linh Ký
Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (Hương Cảng), 1981).
Từ điển “Từ Nguyên” giảng chữ “Tứ” như
sau:
– “Tứ. Cổ
đại nhất xa tháo tứ mã, nhân dĩ xưng tứ mã chi xa hoặc xa chi tứ
mã”.
– “Tứ.
Thời cổ 1 cỗ xe thắng 4 con ngựa, nhân đó mà gọi chiếc xe có 4
ngựa (kéo), hoặc 4 con ngựa của 1 cỗ xe”.
(Tham khảo:
Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản). Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC), 1987
/ Sơ bản).
Từ
điển “Từ Hải” giảng:
– “Tứ. Nhất xa tứ mã da”.
– “1 chiếc xe có 4 ngựa (kéo)”.
(Tham khảo: Từ Hải (Hợp đính bản).
Trung Hoa Thư Cục (HC), 1983 / trùng ấn).
Chữ “Tứ (xe 4 ngựa)” này còn được mượn
để dùng thay chữ “Tư” là số 4:
Bộ “Khang Hi Tự Điển”, ở nghĩa thứ 7
của chữ “Tư”, viết:
– “Tá tác tư, nghĩa là ‘Mượn để chỉ chữ
tứ (số 4)’”.
Bộ “Từ Nguyên” dẫn trên, ở nghĩa thứ 3 của chữ “Tư”, viết:
– “Thông Tư, nghĩa là: ‘(Nghĩa) thông
với chữ Tứ (số 4)’”.
Chữ “Tứ” là “Xe 4 ngựa” trên đây thấy
khá nhiều trong Kinh điển cổ Trung Quốc.
Kinh Thi, phần Trịnh phong, thiên
“Thanh Nhân” có câu: “Tứ giới bành bành”.
Chú giải chữ “Tứ” trên đây, Kinh học
gia Trịnh Huyền (127–200) thời Đông Hán viết:
– “Tứ, tứ mã da”, nghĩa là: “Tứ, (xe) 4
ngựa”.
(Tham
khảo: “Mao Thi Trịnh Thị Tiên” (Thập Tam Kinh Bản). Thượng Hải
Thư Điếm, 1997 / Sơ bản).
“4 ngựa” ở đây tức chỉ chiếc xe do 4
con ngựa kéo.
Trải các triều đại sau đó, các Bản chú giải “Kinh Thi” của các
học giả tiếng tăm đều giảng chữ “Tứ” nói trên là “xe 4 ngựa”, kể
ra đây 1 số Bản:
1. Thi Tập Truyện:
Chu Hi (1130–1200) thời Nam Tống
(1127–1279).
Trung Hoa Thư Cục (HC),
1985 / Sơ bản.
2. Mao Thi Truyện Tiên Thông Thích:
Mã Thụy Thần (?–?) đời Thanh
(1644–1911). Chú giải.
Trung Hoa Thư Cục
(TQ), 1989 / Sơ bản.
3. Thi Kinh Nguyên Thủy:
Phương Ngọc Nhuận (1811–1883) đời Thanh
chú giải.
Trung Hoa Thư Cục (TQ), 1986 /
Sơ bản.
4. Thi
Nghĩa Hội Thông:
Ngô Khải Sinh (?–?) thời Dân Quốc
(1911–1949) chú giải.
Trung Hoa Thư Cục
(HC), 1961 / Sơ bản.
Sách “Luận Ngữ”:
– “Tề Cảnh công hữu mã thiên tứ” / Luận
Ngữ. Quí Thị XVI. 12.
– “Tề Cảnh công có
1,000 cỗ xe 4 ngựa”.
Chú giải chữ “Tứ” trên đây Chu Hi viết:
– “Tứ, tứ mã da”
– “Tứ, (xe thắng) 4 ngựa”.
(Tham khảo Tứ Thư Tập Chú. Luận Ngữ.
Thái Bình Thư Cục (HC), 1986 / 7).
Câu “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy”
là 1 tục ngạn của Trung Quốc. Câu này còn được ghi lại là: “Nhất
ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy” như trong Cuốn “Tục Ngữ Điển” học
giả Hồ Phác An (1878–1947) đã chép.
(Hồ Phác An, Tục Ngữ Điển. Trung Châu
Cổ Tịch Xuất Bản Xã, 1991 / Sơ bản).
Ông Hồ Phác An nói rằng câu “Nhất ngôn
xuất khẩu tứ mã nan truy” chính xác hơn.
Bộ “Thuyết Uyển” của Lưu Hướng (77 – 06
tr. Cn) thời Tây Hán nói:
– “Nhất ngôn nhi phi tứ mã bất năng
truy, nhất ngôn bất cấp tứ mã bất năng cập”.
(Thuyết Uyển. Qu. XVI. Thuyết Tùng.)
– “1 lời nói ra mà sai thì 4 con ngựa
cũng không đuổi kịp, 1 lời nói (dầu) không cấp thiết (nhưng) 4
con ngựa cũng không theo kịp”.
(Tham khảo: “Thuyết Uyển” (Hán Ngụy
Tùng Thư Bản), Cát Lâm Đại Học Xuất Bản Xã 1992 / Sơ bản)
***
Minh Di:
– Chữ “Tứ” trong đoạn trên là chữ “Tư”
nghĩa là “4”).
– Thiên “Thuyết Tùng” dẫn trên có Bản
ghi là “Đàm Tùng”.
Đoạn trên ý nói 1 lời đã nói ra thì dầu
sai, dầu đúng cũng không thể nào lấy lại được.
Viết cũng vậy! Vậy mà người ta vẫn cứ
viết, cứ suy đoán lung tung khi đặt viết xuống!
Cũng một ý như câu “nhất ngôn xuất
khẩu...”, “nhất ngôn ký xuất...” sách “Luận Ngữ” nói gọn hơn:
– “Phu tử chi thuyết, quân tử dã, tứ
bất cập thiệt”. (Luận Ngữ. Nhan Uyên XII. 8)
– “Thầy nói, (với) người quân tử thì
(một) lời nói ra xe 4 ngựa cũng không theo kịp”.
Dẫn Kinh điển, sử sách Trung Quốc về
chữ “Tứ” là “xe 4 ngựa” này thì nhiều vô số, tôi chỉ dẫn 1 số, đủ
cho thấy ông Hoàng Ngọc Liên đã sai khi nói “Tứ” là 1 giống ngựa
hay, chạy rất nhanh!
Tóm lại, tôi thấy vấn đề không có gì
phải tranh luận ở đây, Kinh điển, sử sách Trung Hoa đã ghi rành
rành ra đó! “Tứ” là “xe 4 ngựa”, chẳng có gì phải tranh cãi hết!
Phần ông Nguyễn Phước Đáng, ông hiểu
chữ “Tứ ở đây là ‘xe 4 ngựa’” thì đúng – có điều ông thêm cái
đuôi để viết rằng “Tứ “ là “xe 4 ngựa của vua ngự” thì không hẳn
vậy, vì rằng Kinh điển, Sử sách Trung Quốc không xác định “Tứ” là
xe của “vua ngự”, hay là của quan tướng ngồi. Và như vậy, có thể
là cả 2.
Ông
Hoàng Ngọc Liên đọc 1 cuốn sách Việt ngữ nào đó, sách này sai
nhưng vì không tra cứu được ông lại tưởng là đúng cho nên mới
giảng chữ “Tứ” là giống ngựa hay tên “Tứ”.
Kính thư,
Minh Di
21 tháng 9 năm 2007.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Lý Trung Tín chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy, September 2,
2023
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang