Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn ngôn ngữ
Chủ đề:
Tiếng Việt
Tác giả: Captovan
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Người Việt viết tiếng Việt là
chuyện dĩ nhiên, chỉ có VC mới giết tiếng Việt, vì chúng nghĩ rằng
nước Việt sẽ bị “háng hóa” nên cái anh chàng họ Bùi kia sáng chế
ra kiểu viết tiếng Việt cc (cải cách) như thêm chữ “ô” vào cái họ
Bùi của hắn thành Buồi thì bạy bạ thật. Vậy mà người Việt ở hải
ngoại lại đang có khuynh hướng thích “háng hóa” như thằng cha v+
họ Buồi kia thì quả tình là không thể ngửi được.
Tôi rất “khoái” được đọc các bài viết
phê bình về ngôn ngữ “thổ tả” của v+ do người Việt yêu tiếng Việt
đưa lên diễn đàn. Điển hình là ngày 9/12/2013, bạn Trần Quang đưa
lên bài: “Chữ Nghĩa Sau 1975.” Rồi sau đó, bạn Vĩnh Can Canada đưa
lên bài viết: “Nỗi Buồn Tiếng Việt.”
Nội dung những bài viết này nêu lên
những điều sai trong cách dùng tiếng Việt của bọn “đỉnh cáo trí
tệ” “Xuống Hố Cả Nút” khiến người dân xuống hố cả nút theo. Hẳn
nhiên các bạn Quang và Can đưa lên diễn đàn là có ý nhắc người
Việt hải ngoại, đặc biệt tập thể cựu quân nhân phải tránh xa những
con virus này, những con virus VC: “thân thương, tham quan, tiếp
cận, khống chế, đánh giá cao, v.v.” Tôi xin theo chân các bạn Can,
Quang để nêu lên một vài trường hợp tôi đã thấy, để chúng ta mỗi
người một tay chặn đứng mọi chữ VC “len lỏi” vào trong các tài
liệu sách báo, các đặc san quân đội.
Chắc chắn trong chúng ta không ai muốn
thấy “tai nạn” này xảy ra, nhưng nó đã xảy ra. Tôi gọi là “tai
nạn” vì người viết vô tình, dễ tính, hoặc không biết, vì thế tôi
xin góp ý để lạng lách cây viết cẩn thận hơn, không xảy ra “tai
nạn” nữa.
Nếu
xảy ở trong các emails riêng tư qua lại trên diễn đàn thì cũng mau
chóng qua đi, nhưng nếu có chữ VC trong các bài viết, trong sách
báo, lại có cả trong những cuốn sách gọi là “dòng lịch sử” thì làm
sao tẩy xóa? Tôi đã thấy bóng dáng chúng trong các đặc san quân
đội, tôi tha thiết xin các vị có trách nhiệm lưu ý cho.
Đây là một việc không dễ, một vài tên du
kích “ấn tượng, thân thương” núp trong nhiều trăm trang giấy,
trong rừng chữ thì làm sao phát giác?
Các chủ bút BĐQ, TQLC Đa Hiệu, KBC “ra
lệnh” mỗi anh trong BBT phải đọc qua ít nhất một lần khi có bài
gửi đến và nhiệm vụ chính là “vạch lá tìm sâu” VC, vậy mà cũng còn
sót đấy, thế thì với tập tài liệu ngàn trang, hẳn là ban biên soạn
sẽ vất vả lắm đấy, tôi không biết có bao nhiêu anh làm công việc
này, nhưng chắc có anh phải ngồi tâm tình 12/24 giờ, ngồi thâu đêm
với cô “thợ giặt mặt vuông” để nhặt cho hết rác VC thì mới có thể
lộng ngôn gọi là tuyệt phẩm được, còn không... thì không thể là
“tuyệt” mà chỉ là “tiệt” phẩm. Giả sử sau này khi sách in ra mà
còn gặp chữ “thân thương” thì buồn quá!
***
Người Việt chọn tự do, tự do tư hữu, là ruộng của ai người đó cày,
nên người Việt viết tiếng Việt. Việt+ chọn +sản, nghĩa là cộng tất
cả tài sản cá nhân lại để chơi chung hưởng chung, tất cả cày chung
một miếng ruộng, sản phẩm tạo ra đem gửi nhà trẻ quốc doanh. Cái
chế độ ảo tưởng +S đó nó đã “chết–mother” nó từ lâu rồi, chết ngay
từ cái gốc, chết từ nơi ông tổ khơi mào ra nó, nó cũng
“chết–father” nó ở cái XHCNVN từ lâu rồi, chỉ còn sót lại cái đuôi
“định hướng XHCN”. Nhưng ngôn ngữ quái đản mà chúng tạo ra vẫn còn
di hại mãi về sau, nó như những mầm ung thư giết chết tiếng Việt.
Nhưng có một số người Việt tỵ nạn cộng sản hay bỏ chạy v+ để tha
phương cầu thực thì không chịu viết tiếng Việt, thấy v+ đít đỏ
tưởng nó chín nên vẫn cứ nói theo, viết theo những thứ tiếng khỉ
gió đó: “Người Việt” Giết Tiếng Việt là vậy.
Nếu là chuyện cá nhân, theo voi nhai bã
mía thì kệ... họ, nhưng là truyền thông Tự Do mà theo đuôi ngôn
ngữ v+ thì ẹ quá, mang vi trùng lao gieo rắc đó đây những mầm mống
bệnh hoạn giết chết tiếng Việt thì “thu em hỏi” (thủm) quá.
Có người nói rằng vấn nạn này nó như
bệnh nan y rồi, hết thuốc chữa, cứ mở radio ra mà nghe một số
xướng ngôn viên các đài phát thanh, ông xướng, bà xướng, cô xướng,
cậu xướng họ đang xướng với nhau bằng những chữ quái đản như “quá
trình, tham quan, hoành tráng, rốt ráo, khuyến mãi, khống chế, cực
kỳ, thiếu đói, v.v.”. Ông Vũ Ki của đài SG–Bé mà cà–kê–dê–ngỗng
tin tức trên radio thì có bao nhiêu chữ “mới” ông dùng hết. Ông
Nguyễn Có Công thì đọc tin tức:
“Nếu Syria bị đánh, họ sẽ chống trả
quyết liệt, trong quá trình chống trả ấy sẽ khiến Hoa Kỳ không
giải quyết được rốt ráo vấn đề.”
Muốn hiểu rõ “quá trình” là gì thì hãy
đến trung tâm văn hóa Hồng Bàng mà hỏi, đừng hỏi thầy cô giáo dậy
tiếng Việt, mà hỏi ngay các em đang bập bẹ học tiếng Việt thì các
em sẽ giải thích rõ ràng như thế này:
– Quá: là qua rồi, cũ rồi. Thí thụ như
quá cố, quá vãng, quá khứ, v.v.
– Trình: là đường đi, hành trình, đăng
trình.
Quá
trình là diễn ra trong quá khứ, xin nghe bé tâm sự:
– Sáng nay em ăn đỗ (đậu), trong quá
trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, đậu phát sinh ra hơi nên bây giờ
bé tức bụng, em muốn đánh rắm, muốn pupu....
Quá trình là chuyện đã xảy ra trong quá
khứ, tức là sáng nay, còn bây giờ là hiện tại em đang muốn “pupu.”
Các em đã giải thích rồi đấy nhé, các
ông, bà, cô, bác, cậu, mợ, chú, dì, mi, mày, bay phải hiểu cho
rằng “quá trình” chỉ dùng cho những diễn tiến đã xảy ra trong quá
khứ mà thôi không bao giờ được phép dùng cho hiện tại và tương
lai. V+ dùng “quá trình” cho bất cứ thời gian nào, nó dốt nó “say
so”, vậy thì đừng dốt theo nó. Nếu không biết thì đừng “quá trình”
nữa mà hãy dùng những chữ dễ hiểu, thông dụng, dễ dùng cho bất cứ
thời gian nào, đó là: “trong lúc, trong khi, trong thời gian, lúc
mà, tiến trình, v.v.”
Xin đưa ra một thí dụ bà nhà than phiền
ông nhà cho dễ hiểu, dễ nhớ:
– Đêm qua trong lúc (quá trình) em đang
ngủ say thì anh đụng chạm vào... làm cho em thức giấc, bực cả cái
mình. Bây giờ trong khi (quá trình) em thức thì anh lại nằm ỳ ra
đó làm em khó chịu. Lần sau, lúc mà (quá trình) em đang ngủ thì
anh đừng có làm phiền người bên cạnh đang cần sự yên lặng để nghỉ
ngơi nữa à nha...
Các cô cậu xướng ngôn thử nhét cái “quá
trình” vào câu trên xem nó ra cái gì?
Những xướng ngôn viên khi đọc bản tin
thì đã xen vào những tiếng lạ tai, khó nghe, khi đọc quảng cáo thì
cứ tự nhiên như người “Hà–Lội”, như người của thành Hồ, cứ “hoành
tráng, khuyến mãi” loạn cào cào cả lên. Lão bà–bà Huỳnh Qương
quảng cáo rằng:
– “Tết Trung Thu đã được tổ chức trong
khu Phước Lộc Thọ rất là HOÀNH TRÁNG, các loại bánh trông rất ẤN
TƯỢNG và có chương trình KHUYẾN MÃI”!!!
Tôi hưởng tết Trung Thu từ ngày mặc quần
đùi, thò lò mũi, rước đèn bằng lon sữa bò cho đến nay đã quá 7 bó
mà chưa bao giờ nghe cái tên “Trung Thu Hoành Tráng”! Thế còn
“khuyến mãi” là gì nhỉ? Nghe “khuyến mãi” mà tưởng chữ thu ngắn
của “khuyến khích mãi dâm.” Thà nói tiếng Mỹ là đít–cao, tiếng
Việt là bớt giá, hạ giá có phải dễ nghe không nào?
Huỳnh Qương là một ca sĩ thanh sắc vẹn
toàn, khó có ai bì kịp, trong vai trò xướng ngôn viên, cô là người
học cao hiểu rộng, nhưng chỉ vì vô ý tiếp xúc với virus Vicoism
hoành tráng, khuyến mãi mà cô bị biến tướng thành lão bà–bà, thật
đáng tiếc.
Nhưng cái này mới khiếp đảm:
Ngày 25/7/2018, trên Truyền hình băng
tần 57... hai nữ xướng ngôn viên thật xinh đẹp, mặt hoa da phấn,
ăn và “lói nưu noát”, mượn lưỡi VC từ lúc nào hay các cô mới
trốn... làm từ XHCN chạy sang Hoa Kỳ cầu thực, vẫn giữ nghề cũ
xướng ngôn, mỗi khi chấm dứt một chương trình nào đó, thay vì nói
một cách dễ hiểu lịch sự, sạch sẽ là: “Chương trình của chúng tôi
đến đây là chấm dứt, là hết, v.v.” thì các cô lại toét miệng cười:
“Chúng tôi xin KHÉP lại...”
Ờ thì cứ cho là phụ nữ XHCN dạng ra khép
lại là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng còn các xướng ngôn viên
nữ ở hải ngoại, vửa đẹp vừa xinh, vừa có học thức thì xin ngồi
khép lại hay bắt chéo chân lên nhau, đừng dạng ra để rồi phải khép
lại làm gì cho khán thính giả nhớ đến vế đối vịnh cái quạt của cụ
bà Hồ Xuân Hương:
“Chành
ra ba góc da còn thiếu.
Khép lại hai bên
thịt vẫn thừa”
(*).
Dầu sao thì trên các làn sóng phát
thanh, những chữ nghĩa mà các cô cậu chôm chỉa của VC thì nó cũng
bay đi, tuy nó làm chói tai, tức bụng, nhưng cái tai hại là các cô
cậu nhà báo viết trên giấy trắng mực đen ngôn ngữ VC cho đồng
hương tỵ nạn cộng sản đọc thì thật là “bây nặng”.
Tôi đem vấn nạn này đi hỏi người lính
viết văn PNN rằng tại làm sao lại xảy ra hiện tượng quái đản này
thì ông bảo:
–
Một số người sống lâu trong XHCN đã quen với lối nói này rồi, nay
ra hải ngoại vẫn chưa thay đổi được. Một số báo cứ “copy và paste”
những bản tin trong nước làm của mình mà không dám ghi xuất xứ, mà
cũng không có người sửa.
Lời giải thích của ông đúng quá và cũng
đau quá, ý ông muốn nói lấy của người khác làm của mình là ăn
trộm, lấy bài viết của người khác mà không ghi xuất xứ là đạo văn,
lấy tác phẩm nghệ thuật của người khác đem vào sách của mình mà
không ghi chú xuất xứ là “đạo hình”. Làm báo mà chỉ “cắt, dán”,
“cọp dê, bát” thì chán quá mấy anh chị ơi!
Tiếng Việt là của chung, sống ở hải
ngoại tự do mà bôi bẩn lên tiếng Việt thì không chấp nhận được, Tự
Do và XHCN có ranh giới rõ ràng. Ở XHCN họ nói, viết rằng những
cái xe đụng nhau “liên hoàn” trên xa lộ thì kệ họ, nhưng ở xứ tỵ
nạn mà các anh chị viết xe dụng nhau “liên hoàn” trên xa lộ thì
không ai ngửi được.
Báo trong nước vừa loan tin trên xa lộ
Sài Gòn Biên Hòa xảy ra một tai nạn 10 xe đụng nhau “liên hoàn”
thì vài ngày sau, Người Diệt tháng 8/2013 cũng đăng tin trên xa lộ
405 vửa xảy ra một tai nạn giao thông 20 xe đụng nhau “liên hoàn”!
Ối trời cao đất dầy ơi! Nó dốt nó không
biết phân biệt thế nào là liên tiếp, thế nào là liên hoàn nên nó
mới viết xe đụng nhau liên hoàn, tức là cái xe bị đụng đầu tiên
(số 1) quay vòng ngược trở lại để húc, đụng đầu vào đít xe cuối
cùng. Chuyện này chỉ có thể xảy ra ở một vòng tròn, còn trên đường
thẳng thì chỉ có ở XHCN. Những chuyện tưởng như đùa mà có thật.
Trong bản tin về trung tâm Vân Sơn,
ông–bà Đức Tuấn ghi lại lời của Vân Sơn:
– Bên cạnh phần mang lại tiếng cười cho
khán giả, tuy chương trình có vẻ nặng về MẢNG hài, chúng tôi vẫn
không lơ là về MẢNG sáng tạo nội dung sống động cho phần ca hát.
Đó là mặt mạnh của chúng tôi, bởi vì đội ngũ nghệ sĩ tham gia MẢNG
hài của TTVS được xem là phong phú.
Chả hiểu có phải chính Vân Sơn dùng chữ
“mảng hài” để nói về chương trình hài hước của anh ta hay ký
giả–giả của báo Người Diệt này mang cái “mảng hài” ra nhét vào
miệng Vân Sơn, dù bất cứ anh nào đi nữa mà nói như vậy thì đúng là
hề thật.
Tự
điển tiếng Việt do Khai Trí xuất bản trước 1975 định nghĩa “mảng”
là “mảnh”, mảng vườn, mảnh vườn, mảnh đất, mảng da, mảng áo tơi,
“áo tơi một mảng lặng ngồi thả câu” chứ đâu có ai gọi là mảng văn
nghệ, mảng hài bao giờ! Thấy VC gọi “mảng văn hóa” là các anh nhái
theo “mảng hài”! Hề quá.
Cũng vẫn là “Người Việt”, cô Lọc Ngan
thì gọi những người phụ trách trang trí sân khấu là những ông “đạo
cụ”! Ơ hay nhỉ, tại sao lại có mấy ông cụ “cụ đạo” mò vào hậu
trường sân khấu TN Paris làm gì trong khi các nữ ca sĩ thay đồ để
bị cô Lọc Ngan mắng cho là đồ “đạo cụ”, không lẽ các cụ vừa ấy...
lại vừa cạo?
Cũng trên báo Người Việt, một ông là gốc Bắc Kỳ di cư 54 như tôi,
chứ không phải BK mang AK vào Nam nhận họ nhận “hàng” sau 30/4/75,
nhưng ông lại thích quên chữ Việt của ông để vuốt đuôi ngôn ngữ v+
trong bài viết cảm tưởng của ông về một ngừơi vừa mới ra đi là cựu
Trung tá TQLC Can Trường. Tôi đọc được điếu văn của ông trên Người
Việt như thế này:
– Anh (người quá cố) là một thành viên
hoạt động NĂNG NỔ, chắc chắn anh sẽ gặp lại những người THÂN
THƯƠNG.
Thưa
ông nhiều chữ họ Đoàn Thanh L..., trong tự điển tiếng Việt xuất
bản trước năm 1975 tại miền Nam có 14 chữ NĂNG... nhưng không có
chữ nào là “năng nổ” cả, có 70 chữ THÂN... nhưng không có “thân
thương”.
Bản
tính người quá cố Đoàn Trọng Cảo là hăng say, hoạt bát, nhiệt
tình, nhanh nhẹn, quyền biến, linh hoạt, có tình thần trách nhiệm,
v.v., bao nhiêu đức tính sẵn có của nguời lính VNCH, của Can
Trường Trường Can thì ông L... không dùng lại đi mượn cái chữ của
v+ nghèo nàn mà gán vào áo quan cho người quá cố thì phản bạn quá!
Đội tuyển túc cầu XHCN đấu đâu thua đó,
thua bét–ti–ngã, thua cả Lào, Cao Miên, khi về nước, câu đầu tiên
mà thủ trưởng khen là: “tôi đánh giá rất cao các anh...”, sau khi
đánh giá cao xong là mới chửi. Thế mà “Người Việt” lại viết “đánh
giá cao” việc cộng đồng Việt hải ngoại đi bộ gây quỹ cho nạn nhân
bão “Hải Yến” thì nhảm nhí quá đi thôi.
Mấy cái chữ thổ tả “đánh giá cao” không
bao giờ có trong tiếng nói hay sách báo VNCH, nó được v+ sáng chế
ra để khen chiếu lệ sau đó mới kê khai khuyết điểm để chửi, việc
đi bộ gây quỹ có kết quả tốt đẹp, một nghĩa cử vậy mà Người Việt
“đánh giá cao” thì NV tào lao thật.
“Chỉn Chu” là con “bú dù” gì?
Ông Lưu Vội Vã, một phụ mẫu chi dân thời
VNCH viết bài than phiền về vụ giờ dây thun trong các tiệc cưới
trên tờ xxx như sau:
“Thiệp mời ghi bắt đầu lúc 6 giờ, tôi ăn
mặc ‘chỉn chu’ đến nhà hàng đúng 6 giờ thì chưa thấy ai...!”
Bớ ông Niu! Trong nước họ “chỉn chu” là
quyền của họ, còn ông, ngày xưa mỗi lần đi họp ông ăn mặc “chỉnh
tề”, vậy ông phải nhớ viết là “chỉnh tề” chứ cớ chi nói leo theo
VC “chỉn chu” là con “bú–dù” gì?
Còn ông Trần Vớ Vẩn, một chuyên viên địa
ốc kiêm địa... thì than phiền giá nhà Nam CA quá cao vì “quỹ đất”
để xây nhà mới không còn!
Xin ông trả “quỹ đất, mặt bằng” về cho
người dân XHCN, đừng lẻo mép liếm môi họ rồi nói theo.
Người sính chữ nghĩa v+, dùng chữ v+ thì
bào chữa là không phải của v+, mà có trong tự điển tiếng Việt từ
lâu. Tôi đồng ý với lập luận lập lờ này, đành rằng có một số chữ
như “tiếp cận, đăng ký, ấn tượng, khẩn trương”, v.v. có trong tự
điển, nhưng chúng ta dùng đúng lúc đúng chỗ, thí dụ như “tình
trạng khẩn trương, những đường tiếp cận, có ấn tượng tốt”, v.v.
chứ không dùng lộn tùng phèo làm nghèo tiếng Việt như họ hiện nay.
Tháng 5/75, đoàn xe mo-tô-lo-va chở tù
từ trường Taberd xuống Long Giao, dọc đường anh em ta mót... quá
kêu thầm tên ba–ác khiến tên cai tù nghe được bèn cho dừng xe thả
tù xuống:
– Các
anh đái “khẩn trương” lên!
Nghe v+ nói: “đái khẩn trương” nhiều anh
em cười té đái, khỏi cần “khẩn trương”.
Cái gốc của nó nghèo nàn thì kệ họ, cả
một đất nước đẹp giầu chúng còn muốn dâng cúng cho Tàu Cộng thì xá
chi một vài chữ nghĩa! Tiếng Việt còn thì nước Việt còn, nay chúng
dâng biên giới, biển đảo cho “tàu lạ” thì việc chúng giết tiếng
Việt cũng không lạ, cái lạ là người Việt viết tiếng Việt bỗng chốc
trở thành người Việt giết tiếng Việt thì tai hại quá, muốn theo
voi v+ để hít bã mía Tàu Cộng hay sao?
Lại có bạn than rằng nạn chôm chỉa chữ
nghĩa v+ là hết thuốc chữa rồi, nó lan tràn khắp nơi do nghị qu...
36, có nói cũng như nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt, v.v.
Tự mình yếu đuối nên cái gì cũng đổ thừa
cho cái “nghị quyết 36 kiểu”, nước đổ lá môn, nhưng các lão bà
xướng ngôn, nhà báo, văn sĩ đâu phải lá môn, còn các ông thì đâu
phải là đầu vịt, chỉ vì tí $ quảng cáo, viết văn dễ tính mà nỡ
giết chết tiếng Việt.
Cái cần làm ngay để giữ cho tiếng Việt
được trong sáng, tiếng Việt còn thì nước Việt còn là tất cả những
báo chí, tập san, đặc san, “lỏng san” có gốc lính phải tuyệt đối
làm gưong trước không để sót bất cứ một tên du kích “bức xúc” nào
chui vào, không những diệt tận gốc mà còn có bổn phận phổ biến
rộng rãi, quảng bá nhiều lần những biện pháp ngăn ngừa và tiêu
diệt chữ nghĩa v+. Những người từng cầm súng diệt cộng, nay cầm
viết thì vẫn có nhiệm vụ diệt chữ nghĩa v+, chứ đừng lười biếng,
cẩu thả viết chữ VC là giết chữ Việt Nam Cộng Hòa.
Những ai “có chức” khi đứng trước đám
đông muốn nói gì thì nói nhưng phải uốn lưỡi 7 lần để khạc ra
những cục đàm “ấn tượng, thân thương, tham quan”, v.v. Muốn viết
văn thư, thông cáo, thông báo thì phải lách cho kỹ, cho sạch ngôn
ngữ VC kẻo bị người đời cười chê, bị mang tiếng là người “có
chứt”. Những ai chữ nghĩa bề bề thì không thể buông thả, khi viết
thì phải lách, phải loại bỏ những ngôn ngữ VC đi.
Sau nữa là ước mong người dân tỵ nạn
cộng sản đã bỏ chạy cộng sản thì tiếp tục “bỏ chạy” ngôn ngữ VC
đi, truyền thông, báo chí tỵ nạn cộng sản nêu cao tấm gương bảo vệ
tiếng Việt cho được trong sáng, ước mong không vì vài đồng bạc cắc
mà bán rẻ chữ nghĩa tiếng Việt để mua về, ôm vào báo chí của mình
những cái nghèo nàn dốt nát của VC.
Người Việt hãy viết tiếng Việt, người
Việt đừng giết tiếng Việt.
Captovan
(*) Vịnh cái quạt của
bà Hồ Xuân Hương.
Sau khi bài viết này được phổ biến thì
người viết nhận được bài thơ của độc giả Phong Châu có cùng lập
trường “Xin đừng giết tiếng Việt.”
Xin cám ơn Cô, Bà (Cậu,
Chú, Bác) Phong Châu và gửi đến quý vị một bài thơ rất là “hoành
tráng” (chứ không chia sẻ, chia xẻ gì cả):
Sao đành quên
tiếng Việt Cộng Hòa,
Ngôn ngữ Vàng của tổ tiên ta,
Nói năng
viết lách tanh mùi cộng,
Tội này nhất định tớ chẳng tha.
Chữ nghĩa thế này phải tránh xa,
Tham quan, tiếp cận với lũ
tà,
Hoành tráng, quá trình nghe rốt ráo,
Ấy là chữ nghĩa của
loài ma.
Khuyến mãi: hoan hô nghề mãi dâm,
Khẩn trương
vơ vét của dân lành,
Nói năng khoác lác thành năng nổ,
Khống
chế dân lành đang đấu tranh.
Chị em ta được đánh giá cao,
Mấy mảng khai xuân bác ra vào, (*)
Vui xong bác bảo: hãy khép
lại,
Liên hoàn ngu tận tới đỉnh cao.
***
Lắm kẻ
quên tiếng Việt Cộng Hòa,
Ngôn ngữ ngàn xưa tổ tiên ta,
Nói
năng viết lách tanh mùi cộng,
Tội này nhất định tớ chẳng tha.
Chữ nghĩa thế này phải tránh xa,
Tham quan, tiếp cận với lũ
tà,
Hoành tráng, quá trình nghe rốt ráo,
Ấy là chữ nghĩa của
loài ma.
Khuyến mãi: hoan hô nghề mãi dâm,
Khẩn trương
vơ vét của dân lành,
Nói năng khoác lác thành năng nổ,
Khống
chế dân lành đang đấu tranh.
Chị em ta được đánh giá cao,
Một mảng thịt thiu cứ ra vào,
Bác hồ bảo: khép khi xong cuộc,
Liên hoàn ngu tận tới đỉnh cao.
Phong Châu
Ghi chú:
khai:
nguyễn thị minh khai
xuân: nông thị xuân
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
Dù T–10
SĐND–QLVNCH
dùng trong thời chiến
|
Hình nền: Lũy Tre Làng. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by psxh chuyển
Đăng ngày Thứ Tư, February 19, 2020
thư ký dù
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang