Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Thơ–Nhạc
Chủ đề:
Mùa Quốc Hận 46
Tác giả:
thienthuntth
Lời Tác giả:
Nhân có một cô gái đã viết cho th...
lúc CS chiếm Miền Nam 30/4/1975, cô mới 5 tuổi và Ba cô bị đày đi
'học tập cải tạo' ở miền Bắc... Trong 'comments' vài video trên
YouTube của th, cô xem được, cô đã viết cảm nghĩ của cô. Cảm động
với tình cảm chân tình của người bạn nhỏ, không biết gì nhiều về
Miền Nam ngoài cảnh khổ của Mẹ phải lo cho 3 chị em cô và thăm
nuôi chồng bị giam tù ngoài Bắc... nhưng tha thiết muốn biết về
VN trước 1975, để chia sẻ với các bạn đồng trang lứa qua
FaceBook; đồng thời cũng trong THÁNG 4 ĐEN, th, muốn mượn nơi này
để chúng ta cùng nhớ về đồng bào VN đã chết vì đạn thù của CSBV
và các chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ Miền Nam qua trận
đánh trong 'Mùa Hè Đỏ Lửa 1972'...
18/4/2021
THÁNG 4
ĐEN
NHỚ VỀ ĐỒNG BÀO và CHIẾN SĨ VNCH ĐÃ KHUẤT...
Muốn
quên? Xin cứ quên đi...
Lịch sử, hình ảnh... khắc ghi muôn
đời!
Dù đã 49 năm kể từ “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” ở tỉnh Quảng
Trị, nhưng hình ảnh cuộc chiến tranh xâm lược của cộng sản Bắc
Việt (CSBV) và quân Giải Phóng Miền Nam (GPMN) trên vùng đất giới
tuyến cứ lẩn quẩn mãi trong tôi, nhất là mỗi tháng 4 đen và tháng
7 về.
Tháng 7, 1954, Hiệp định Genève chia đôi Việt Nam ở
Vĩ Tuyến 17 (ngang qua tỉnh Quảng Trị) và tiếp theo là cuộc di cư
của hàng triệu đồng bào miền Bắc, bỏ trốn chế độ cộng sản để vào
Nam tìm tự do... đã để lại trong ký ức tuổi thơ của tôi khá nhiều
thương đau.
Để rồi, 30/3/1972, CS đã vượt qua giới tuyến
quy ước là Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải, tràn xuống tấn công
Quảng Trị. Trước những thay đổi quân sự tại đây, ngày 2/5, Cổ
thành Đinh Công Tráng gần như bỏ ngõ và CS đã chiếm dễ dàng. Khi
dân chúng cùng binh sĩ VNCH rút chạy về hướng Nam, CSBV từ hướng
Trường Sơn đã pháo thẳng vào dòng người vô tội suốt đoạn đường
dài 9km trên Quốc lộ 1 từ Bến Đá đến cầu Trường Phước trong quận
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và nhà báo Ngy Thanh đã đặt tên cho đoạn
đường này là ĐẠI LỘ KINH HOÀNG - con đường đẫm máu đồng bào và
chiến sĩ QLVNCH cũng như bộ đội CS xâm lược.
Cuộc tái
chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng bắt đầu ngày 28/6/1972 và kéo dài
suốt 81 ngày. Cho đến ngày 16/9/1972, thị trấn Quảng Trị mới được
giải vây. Tuy bị mất đi 3/5 đất đai thuộc bờ Bắc sông Thạch Hãn
nhưng hơn 2/3 dân vẫn theo về miền Nam, cờ vàng ba sọc đỏ lại
tung bay trên Cổ Thành.
Nhân tháng 4 đen, nhớ lại tháng
7/1972 xảy ra hai biến cố lịch sử lớn, xin được mượn bài hát của
nhạc sĩ Duy Khánh, nơi ông chào đời là Quảng Trị, cùng những hình
ảnh về vùng đất này, thuở bình yên và trong cuộc chiến, để tưởng
nhớ đến những chiến sĩ QLVNCH và những người dân lành vô tội đã
nằm xuống vì súng đạn của CSBV và quân GPMN.
Nhạc phẩm:
TÌNH CA QUÊ HƯƠNG
Nhạc sĩ:
Duy Khánh
Ca sĩ:
Thanh Thúy
Video 07/2017:
https://youtu.be/MCNY4l3an4A
K/T mời cùng xem lại và chia sẻ...
th
TÌNH CA QUÊ HƯƠNG – Quy Khánh – Thanh Thúy
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, April 18, 2021
bkt Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang