Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Thế giới
Chủ đề: Vịnh Cam Ranh-Việt Nam
Tác giả: Bùi Anh Trinh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
“... Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông Phúc là
‘chốt lại’ chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên thương lượng
lâu nay...”
Đã
có thương thảo ngầm trước chuyến đi
Ngày 4/6/2017 VOA đưa ra bài viết của
Reuters xác nhận đã có thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump
ngay sau khi ông Trump đắc cử. Lý do khiến cho CSVN phải móc nối
sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch TPP; mà đối với
CSVN thì đó là một bi kịch:
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là
đại sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh... Ông
Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ bỏ
hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt đầu vận động hành lang
ngay khi ông Trump đắc cử”... “Việt Nam đã thu xếp được một cuộc
điện đàm giữa hai ông Phúc và Trump hơn một tháng trước khi ông
Trump nhậm chức.”
Trước đó CSVN có 7 lần mời ông Trump
sang thăm Việt Nam (sic). Việc ông Trump có tham dự APEC và có
thăm VN hay không là chuyện của nước Mỹ và chuyện riêng của cá
nhân ông Trump. Nhưng bảy lần mời liên tiếp khiến cho các nhà
quan sát quốc tế hiểu rằng CSVN muốn ông Trump phải trả lời ngay
về một chuyện gì đó chứ không phải là chuyện ông ta thăm Việt
Nam.
Trước khi
ông Phúc đến Mỹ, VOA đã đưa ra giải thích của ông Murray Hiebert,
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ: “Ông ấy cần đến
để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến tham dự thượng đỉnh APEC.”
Không ai tin là ông Phúc đến Mỹ để chốt
lại chuyện ông Trump có tham dự APEC hay không. Chuyện “chốt lại”
không cần phải có một chuyến đi rình rang và 7 lần thúc hối.
Ngoài ra giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng
có nói xa gần: “Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương quan
cá nhân nào tốt đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công
rất nhiều”.
Vậy cái “tương quan” đó là gì? Đã có trước khi ông Phúc sang Mỹ,
hay là đợi ông Phúc sang Mỹ mới tạo nên cái tương quan đó?... Để
làm rõ nghĩa thêm cho câu nói của giáo sư Hùng, ngày 27/5/2016
VOA đã tiết lộ:
Hãng tin Anh cho rằng đó là kết quả của
“các cuộc gọi, các lá thư, các cuộc tiếp xúc ngoại giao và các
chuyến thăm cấp thấp khởi sự từ trước cả khi ông Trump nhậm chức
ở Washington, nơi Việt Nam vẫn duy trì một nhà vận động được trả
giá 30 nghìn đô-la một tháng”.
Rõ ràng đã có tiếp xúc mật từ khi ông
Trump mới đắc cử Tổng thống Mỹ. Sau đó là chuyến đi Mỹ của Thứ
trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, rồi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh, và cuối cùng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Kết quả “đi không về rồi” của ông Phúc
chỉ là kết quả bề ngoài
Ngày 1/6/2017 Thông tấn xã CSVN đưa tin
sau khi ông Phúc kết thúc chuyến đi: “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald
Trump”.
Nghĩa
là chỉ đi thăm chơi và nói chuyện thời tiết, chuyện mua bán,
chuyện Bắc Hàn... rồi trở về tay không chứ không đạt được một
thỏa thuận nào nơi ông Trump. *(Nội dung của buổi nói chuyện 30
phút đã được ông Trump nói trước với báo chí: “Chúng tôi sẽ nói
chuyện về thương mại. Chúng tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng
tôi có rất nhiều chuyện để nói...” ).
Không thể nào có chuyện ông Phúc “đi
không về rồi” sau 7 lần cương quyết đòi gặp. Cũng không thể nào
ông Trump gởi thư mời ông Phúc đến để nghe ông Phúc nói chuyện
trên trời dưới đất, kể cả chuyện Bắc Hàn!
Vậy thì những gì trình diễn bên ngoài
không phải là mục đích thực của chuyến đi. Mà phải là một đề nghị
quan trọng của CSVN. Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi ông
Trump mới đắc cử. CSVN cần ông Trump trả lời trước khi họ họp Hội
nghị Trung ương 5.
Tiết lộ của Reuters
Lẽ ra thì chuyện có tiếp xúc mật sẽ
không bao giờ được tiết lộ nếu như đề nghị của CSVN thất bại.
Nhưng 2 ngày trước khi ông Phúc lên đường thì Reuters và VOA làm
như vô tình hé lộ một chút bí mật. Thời điểm hé hộ trước chuyến
đi có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận rồi, chuyến đi chỉ là hợp
thức hóa (ký kết).
Và sau khi phái đoàn của ông Phúc trở
về thì VOA đăng bài bình luận của Reuters với tựa đề là “Việt Nam
vận động Bạch Ốc vì lợi ích chiến lược”. Nội dung giải thích rõ
hơn về chủ đề của cuộc dàn xếp riêng tư ngay sau khi ông Trump
đắc cử.
Tựa đề
“Vì lợi ích chiến lược” cho thấy ông Trump mời ông Phúc đến không
phải là chuyện thương mại hay là chuyện Bắc Hàn. Mà là chuyện
chiến lược. Tất nhiên chuyện chiến lược giữa Mỹ và CSVN thì chỉ
có chuyện giữ an ninh (làm sen đầm) trên Biển Đông. Vậy cuộc
thương lượng mật lâu nay là “đề xuất giải quyết tình hình Biển
Đông” của CSVN.
Nhưng CSVN đã có 7 lần thúc giục ông
Trump phải trả lời đủ thấy là CSVN đã chấp thuận đòi hỏi lâu nay
của Mỹ là Hạm đội Mỹ sẽ đảm trách nhiệm vụ “cảnh sát biển” tại
khu vực Biển Đông với điều kiện Mỹ phải được thủ giữ vị trí chiến
lược số một của vùng biển Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh của
Việt Nam.
Kết
quả dàn xếp giữa hai bên được thấy rõ là khi ông Trump đang bàn
bạc (ký kết ?) với ông Phúc tại Washington thì tại Hà Nội ông
McCain đang nói chuyện (ký kết ?) về hợp tác an ninh trên Biển
Đông với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang. Qua ngày hôm sau thì
ông McCain đến Cam Ranh và lên thăm chiến hạm USS John S. McCain
đang neo đậu tại Cam Ranh. Không phải vô tình mà chiến hạm McCain
có mặt tại Cam Ranh để tiếp đón ông.
Hẳn nhiên một khi hạm đội Mỹ có nhiệm
vụ quốc tế là giữ an ninh trên Biển Đông thì những nước được bảo
vệ an ninh phải đóng góp chi phí cho hạm đội Mỹ. Những nước được
bảo vệ trực tiếp là Trung Cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia,
Indonesia, Brunei, Đài Loan. Còn những nước được bảo vệ gián tiếp
là những nước thường xuyên sử dụng hải lộ Biển Đông như Nhật, Nam
Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ... Đặc biệt nếu Trung Cộng
thoái thác nghĩa vụ đóng góp thì các nước khác sẽ tình nguyện
đóng thay cho TC.
Riêng Việt Nam muốn
Mỹ giữ luôn an ninh cho bờ biển Việt Nam thì phải cho Hải quân Mỹ
được sử dụng cảng Cam Ranh làm bản doanh của Hạm Đội. Hải quân Mỹ
cần một bến cảng chiến lược để làm nơi đồn trú và tiếp liệu. Tuy
nhiên nơi đồn trú của một Hạm đội bắt buộc phải là một căn cứ
chiến thuật, tức là căn cứ chiến đấu. Không chỉ đơn thuần là tiếp
tế hay sửa chữa tàu bè.
Mà hễ đã xây dựng căn cứ chiến thuật
thì cần phải có hợp đồng thuê mướn dài hạn để Mỹ có thề đổ của
xây dựng căn cứ vững chắc, lâu bền chứ không thể nào có chuyện
cho ở miễn phí rồi lúc nào muốn đuổi thì đuổi. Tốt nhất là cho
thuê trong 99 năm (coi như bán).
Tóm lại, Reuters và VOA muốn xác nhận
là ông Trump và CSVN đã có thương lượng về Cam Ranh từ tháng 11
năm 2016 và nay ông Phúc đi Mỹ để “chốt lại”. Dĩ nhiên chuyện
“chốt lại” chỉ là kết quả của 7 tháng thương lượng và những
chuyến đi con thoi. Mà chuyến đi con thoi sau cùng là chuyến đi
của ông John McCain đến Cam Ranh.
Thông cáo kết thúc của phái đoàn “John
McCain” cho biết phái đoàn đã tiếp xúc với Chủ tịch nước, Bộ
trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội và những đại biểu Quốc hội
khác trong kế hoạch Mỹ hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với
CSVN:
“...
chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh có những diễn biến đáng
ngại khu vực và những thách thức gia tăng tại vùng Biển Đông”....
“Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng hỗ trợ an ninh và hợp tác
quốc phòng với phía Việt Nam”...
Đài RFA nhận xét: “Thông
cáo của đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ nêu rõ điều đáng chú ý là vào khi các
vị thượng nghị sĩ Mỹ đang có mặt tại Việt Nam thì chính quyền của
tổng thống Donald Trump tuyên bố mong muốn làm sâu sắc thêm mối
quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam sau chuyến công du của thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mỹ và CSVN đẩy mạnh hợp tác giữ an ninh
trên Biển Đông chứ không phải một mình Mỹ đối phó với TC trên
Biển Đông. Nhưng vai trò của CSVN chỉ là cung cấp nơi đồn trú cho
hạm đội Mỹ, tức là cho thuê cảng Cam Ranh.
Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông
Phúc là “chốt lại” chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên
thương lượng lâu nay. Có thể hai bên đã thỏa thuận xong mọi
chuyện nhưng chưa công bố vì cần một khoảng thời gian để chuẩn bị
dư luận.
Bùi Anh Trinh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài liên hệ
Bàn v/v cho Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh...
Hà Nội thuận cho Mỹ thuê Cam Ranh
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by Văn Nguyên Dưỡng chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, July 23, 2017
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang