Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Ngược dòng Thời gian
Chủ đề:
Thời sự Chính trị Hải ngoại
Tác giả:
Cố Luật sư Nguyễn Văn Chức
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
From:
Nghiem Nguyen <...@gmail.com>
To: An le
<...@gmail.com>;
Sent: Saturday, January 19, 2019 6:42 AM
Subject: Fwd: [PSXH] Fw: Luật sư Nguyễn
Văn Chức - Nguyễn Xuân Nghĩa,
From:
vthuc le <...@yahoo.com>
Date: January 18, 2019 at 7:39:58 AM
CST
Subject: Luật sư Nguyễn Văn Chức
- Nguyễn Xuân Nghĩa,
Reply-To: vthuc le
<...@yahoo.com>
Luật sư Nguyễn Văn Chức: Cách đây hơn 20 năm, một đêm lạnh
tháng giêng 1985, ông Hoàng Cơ Minh đến nhà tôi tại Houston,
Texas. Ông xin tôi ủng hộ ông chống lại Phạm văn Liễu. Theo ông,
chính Phạm văn Liễu đã phá vỡ mặt trận, khi đưa vấn đề quỹ kháng
chiến ra trước công luận. Ông cho biết: quỹ đó, khoảng 7 triệu
Mỹ Kim, vẫn do ông giữ để nuôi kháng chiến quốc nội. Ông khẩn
khoản mời tôi gia nhập mặt trận, tôi để ý: Ông mặc áo chắn đạn,
và mang súng lục trong người. Khoảng 3 giờ sáng, ông từ biệt
tôi, lên đường đi Dallas (Dallas một thành phố nằm về phía
Đông-Bắc của tiểu bang Texas, cách Houston khoảng 290 miles).
Khi bắt tay từ biệt, ông nói: Nếu tôi có thể làm gì để anh Chức
tin tôi, tôi sẵn sàng làm ngay. Tôi nói: Anh có súng trong
nguời, anh hãy tự sát trước mặt tôi, lúc đó tôi sẽ tin anh. Đó
là lần chót tôi gặp Hoàng Cơ Minh.
Hoàng Cơ Minh điện thoại cho tôi: “Anh
Chức, ngày mai tôi sẽ gửi cái người viết bài Dựng Cờ Chính Nghĩa
xuống Anh.”
Đó là năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam
của hai ông Phạm Văn Liễu Hoàng Cơ Minh lên như diều gặp gió.
Ngày ông Minh ở “chiến khu quốc nội
Thái Lan” trở về Mỹ ra mắt đồng bào tỵ nạn, thật là huy hoàng.
Ông Minh ra mắt ở Cali trước. Sau đó, ra mắt ở Houston. Hôm ông
ta về Houston, tôi ra tận phi trường đón ông, náo nức trong đám
đông, trong rừng cờ và tiếng hoan hô.
Bài “Dựng Cờ Chính Nghĩa” được phân
phát khắp nới, như một lời hịch. Bài đó, ý hay và lời đẹp, dội
vào hàng ngàn hàng vạn con tim xa quê hương.
Ai viết bài đó? Tôi hỏi Hoàng cơ Minh,
anh ta im lặng. Phạm Nam Sách từ San Diego gọi cho tôi, vừa chửi
vừa khen: “Chức ơi, chỉ có cậu mới viết được bài đó. Đừng giấu
moa nữa.” Chẳng riêng gì Phạm Nam Sách. Nhiều người cũng nghĩ
như vậy.
Năm
1983, Hoàng Cơ Minh gửi người đó xuống tôi. Người đó, là
Nguyễn
Xuân Nghĩa, cháu ruột của tên Mười Cúc Nguyễn Văn Linh. Ông
Nghĩa xuống Houston đặt cơ sở cho Phở Kháng Chíến của anh em
Hoàng Cơ Minh Hoàng Cơ Long Hoàng Cơ Định.
Chiều hôm đó, ông Nghĩa đến thăm tôi
tại nhà, người rong rỏng cao, dáng dấp hào hoa phong nhã. Ông
nói nhiều lắm, về Charles de Gaulle và cuộc Kháng Chiến chống
Đức Quốc Xã 1940-1944 của De Gaulle. Rồi ông nói thao thao về
Kháng Chiến Quốc Nội. Tôi nghe mà không nói gì.
Mấy ngày sau, Hoàng Cơ Minh gọi điện
thoại: “Sao, anh Chức, anh đã gặp Nguyễn Xuân Nghĩa chưa? Anh
thấy thế nào?”
Tôi nói: “Nghiã là cháu ruột của tên
cộng sản lưu manh Mười Cúc Nguyễn Văn Linh bí thư Thành Ủy Hồ
Chí Minh. Nghĩa có học và thủ đoạn. Sau ngày 30/4/1975, Nghiã đã
ở lại Miền Nam, mà không bị một ngày tù tội. Một người như vậy,
các anh không thể tin được, và chỉ nên dùng vào những công tác
chuyên môn (nghiên cứu, dịch thuật). Không nên dùng vào những
công tác tham mưu.”
Hoàng Cơ Minh không nghe tôi. Và con
ngựa thành Troie đã được rước vào thành. Mặt trận Hoàng Cơ Minh
đã trở thành một băng đảng tay sai hèn hạ của Việt Cộng.
Ngày 29 tháng 12 năm 1984, nhân danh
một nghị quyết của Hội Đồng Kháng Chiến họp tại Quốc Nội Thái
Lan, Hoàng Cơ Minh tuyên bố khai trừ ra khỏi mặt trận một người
đã cùng với anh ta tạo lập nên mặt trận: Phạm văn Liễu.
Hoàng Cơ Minh loại Pham văn Liễu ra
khỏi mặt trận, để cứu nguy khoảng 7 triệu Mỹ kim của quỹ kháng
chiến lúc đó nằm trong tay một người. Người đó là Hoàng Cơ Định.
Và ai đã cố vấn cho Hoàng Cơ Minh trong cái bước xẻ dịch lưu
manh đốn mạt đó? Nguyễn Xuân Nghĩa.
Lúc đó là 1985, Hoàng cơ Minh từ
“chiến khu quốc nội UDEDON” (Thái Lan) về Mỹ, để vận động cho
chính nghĩa của ông. Ông ta xuống Houston gặp tôi, xin tôi lên
tiếng ủng hộ ông ta. Tôi từ chối, tôi nói cho ông ta biết: tôi
sẽ lên án ông ta trước dư luận. Và tôi, Nguyễn Văn Chức, đã làm
điều đó, bất chấp những đe dọa.
Cuối năm 1985, dăm ba bài báo xuất
hiện trên tờ Kháng Chiến của Mặt Trận, đả kích tôi. Nhìn lối
hành văn huênh hoang, tôi biết tác giả là ai.
Dù sao, tôi vẫn mến anh ta. Hôm đầu
đến thăm tôi, anh ta gọi tôi là thầy, và xưng em. Anh ta chê bọn
Hoàng Cơ Minh – PhạmVăn Liễu ít học. Anh ta nhận xét đúng. Gần
đây khi nghe tin anh ta thân với Vũ Quang Ninh (chủ đài phát
thanh Little Saigon) và là cây bút chỉ đạo của tờ Viet Tide, tôi
không ngạc nhiên.
Ngoài Nguyễn Xuân Nghĩa, còn một
người, tôi không thể quên: Nguyễn Gia Kiểng.
Nguyễn Gia Kiểng ngổ ngáo, liều lĩnh,
và suốt đời thèm khát được dư luận chú ý, và sẵn sàng làm tất cả
để được dư luận chú ý. Và anh ta đã tạo đuợc sự chú ý của dư
luận, bằng sự ngổ ngáo liều lĩnh, dốt nát.
Năm 1986, đại hội 6 đảng CSVN kêu gọi
hòa hợp dân tộc, tờ Thông Luận của anh ta lên tiếng phụ họa. Tờ
báo còn đi xa hơn: chửi người Quốc Gia là con cháu cô Tư Hồng,
khẳng định CSVN có chính nghĩa, và khẳng định cuộc chiến tranh
Việt Nam (1945-1975) là một cuộc nội chiến.
Chưa hết, tờ báo của anh ta còn kêu
gọi phong thánh cho tên chó đẻ Hồ Chí Minh. Chúng ta hãy nghe
(nguyên văn):
“Một mai, tôi hy vọng sẽ rất gần đây,
khi nước non thật sự thanh bình, anh em ta về, nếu có một đài
chiến sĩ chung cho tất cả những người đã hy sinh vì Việt Nam,
chúng ta sẽ đến đó cầu nguyện. Nếu lăng ông Hồ còn, chúng ta–dù
đã chiến đấu trong hàng ngũ nào–cũng nên đến đó cầu nguyện, một
cách để nói với nhau và với mai sau, là anh em ta đã quên hết
những bài học hận thù”. (Phong Thánh, Thông Luận số 20, tháng
10/1989, trang 4)
Một năm sau, anh ta liếm môi, chửi Hồ
Chí Minh như con chó.
Nguyên văn: “cuộc đời của ông Hồ có
hại chứ không có lợi cho đạo đức, cho văn hoá, cũng như cho dân
tộc ông” (Thông Luận, số 28, tháng 6/1990, trang nhất)
Chưa hết, anh ta còn bồi thêm nhát dao
vào kẻ mà anh ta đã phong thánh: “Một thảm kịch cho ông Hồ Chí
Minh là đảng CS của ông đã chọn đúng dịp kỷ niệm 100 năm sinh
nhật của ông để tuyên bố bắt đầu từ bỏ chủ nghĩa CS”.
Người ta thắc mắc: tài liệu nào cho
phép anh ta khẳng định như thế?
Thì đây, anh ta trưng bằng cớ:
“Trần Bạch Đằng, cố vấn chính trị của
tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được phép tuyên bố rằng đảng CSVN
từ bỏ độc quyền chính trị”...
Thì ra, bằng cớ của anh ta là lời
tuyên bố của Trần Bạch Đằng. Nhưng, Trần Bạch Đằng tuyên bố ở
đâu, ngày nào, và trong tài liệu nào? Anh ta im lặng.
Giả sử Trần Bạch Đằng–với sự cho phép
của Nguyễn văn Linh-có thực sự tuyên bố rằng “Đảng Cộng Sản Việt
Nam từ bỏ độc quyền chính trị”, thì nhóm của anh ta –tôi muốn
nói: của Nguyễn Gia Kiểng– cũng không nên hồ hởi ca tụng lời
tuyên bố đó như một đổi mới tư duy chính trị của đảng CSVN, có
lợi cho đất nưóc. Trừ phi họ –tôi muốn nói nhóm Nguyễn Gia
Kiểng– là cò mồi.
Huống chi, Trần Bạch Đằng không hề
tuyên bố như vậy. Ông nội thằng Trần Bạch Đằng, ông nội thằng
Nguyễn Văn Linh, và ông nội cả lò cả ổ bọn chính trị bộ đảng
CSVN cũng không dám tuyên bố như vậy. Nhóm Nguyễn Gia Kiểng chỉ
đánh hơi. Rồi vẫy đuôi sủa. Như những con chó.
Sau khi hồ hởi loan báo “đảng CSVN sẽ
từ bỏ độc quyền chính trị”, nhóm Nguyễn Gia Kiểng hồ hởi bàn về
nhà nước pháp trị trong chế độ Việt Cộng đang đổi mới.
Chúng ta hãy nghe:
“Trong một nhà nước pháp trị, mọi vấn
đề có thể giải quyết một cách giản dị trong khuôn khổ luật pháp.
Những ai xâm phạm nguyên tắc dân chủ sẽ phải trả lời trước toà
án”.
Viết như
vậy, sai và ngu.
Trong một chế độ pháp trị, tòa án
không có quyền thụ lý hoặc lên án phạt những hành động vi phạm
một nguyên tắc dân chủ. Toà án chỉ có quyền thụ lý những hành
động vi phạm một điều luật.
Chưa hết, nhóm Nguyễn gia Kiểng còn
bước thêm bước nữa. Họ mách nước về những chánh đảng sẽ xuất
hiện trong chế độ CS đang đổi mới.
Họ viết: “mọi công dân không can án
đều có quyền tham gia hoặc thành lập chánh đảng”.
Lại sai và ngu.
Trong một chế độ pháp trị, những công
dân can án về một số tội phạm hình sự nào đó có thể bị luật pháp
cấm ứng cử vào những chức vụ công cử, như các chức vụ tổng
thống, nghị sĩ, dân biểu... Nhưng luật pháp không có quyền cấm
họ tham gia hoặc thành lập những đảng phái chính trị.
Vẫn chưa hết.
Nhóm Nguyễn Gia Kiểng chủ trương dân
chủ đa nguyên, coi đó như là đòi hỏi và điều kiện bức thiết cho
một chế độ chính trị mới tại Việt Nam.
Lại sai và ngu.
Dân chủ, tự nó đã đa nguyên rồi. Bởi
lẽ: đa nguyên là bản chất của dân chủ; đa nguyên nguyên ít hay
đa nguyên nhiều, đó là vấn đề mức độ.
Một ông bạn già H.O. văng tục: “Đù mẹ,
đã là đàn ông thì phải có cái cụ Hồ. To hay nhỏ là truyện khác.
Cũng như đã là đàn bà con gái thì phải có cái ‘hang Pác-bó để
cho cụ Hồ rúc vào’. Rộng hay hẹp, đó là truyện khác.”
Rất tiếc, nhóm Nguyễn Gia Kiểng không
hiểu được điều sơ đẳng đó. Họ lẫn lộn thực chất với mức độ, lẫn
lộn thực tiễn với triển vọng, lẫn lộn điều kiện với tiến trình.
Tôi vừa đưa ra một vài cái sai cái
dốt, của hàng trăm cái sai cái dốt nằm ngổn ngang trong những
viết lách và suy tư của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Chưa kể sự hỗn
xược đối với tiền nhân. Ngụy biện, lập dị, táo bạo, đầy huyễn
tưởng, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được dư luận chú ý, và
thực hiện những mưu đồ bất chính. Đó là Nguyễn Gia Kiểng.
Trung Đông có những kẻ cuồng tín ôm
bom tự sát. Trái bom nổ tung, người ôm bom tan xác, và những nạn
nhân vô tội tan xác. Hành động của họ gây rúng động trong thế
giới văn minh.
Toàn bộ sự nghiệp suy tư của Nguyễn
Gia Kiểng từ gần 25 năm nay, và nhất là đại tác phẩm “Tổ
Quốc Ăn Năn” của anh ta, chỉ là những trái bom “tự
sát”. Trái bom nổ cái rầm. Tung toé những mảnh vụn. Trong đó có
rất nhiều rác rưởi, ống bơ rỉ và băng vệ sinh.
Kẻ ôm bom không chết, nhưng được dư
luận chú ý,
Đó là con người thật của Nguyễn Gia Kiểng.
Đêm nay, trăng sáng. Tôi ngồi viết dưới lùm thông sau nhà.
Tôi đã lạc đề chăng? Từ phở, đến mặt trận Hoàng Cơ Minh, đến
Nguyễn xuân Nghiã, đến Nguyễn Gia Kiểng.
Không, tôi không lạc đề. Hai ông Nghĩa ông Kiểng có duyên nợ với
nhau.
Tháng 4
năm 1990, trong một chuyến đi Bắc Âu, ông Kiểng bị bọn Hoàng Cơ
Minh hành hung. Nhưng ông Kiểng đã tha thứ, không hận thù. Tôi
mến ông ở chỗ đó. Tôi còn mến ông ở chỗ ông thành thật. Thành
thật ngay cả khi bịa đặt và ngụy biện. Quyển “Tổ Quốc Ăn
Năn” của ông còn đó.
Viết
năm 2002
Phụ đính năm 2008
Nguyễn văn Chức
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Trung tâm lưu trữ các Ngày lễ mừng Bổn mạng BCND/QLVNCH...
|
Hình nền: Xuân Kỷ Hợi. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by ddcb chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy
January 19, 2019
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang