Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Thời sự
Chính trị Xã hội hải ngoại
Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng.
Tác giả: Đặng Xương Hùng
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Qua
những tranh luận xung quanh vụ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút
về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ
vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại
và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho
cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau
hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng
không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh
luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận,
hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự
trục lợi của cộng sản.
Cách đây khoảng mười lăm – hai mươi năm
trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị
chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi: cờ đỏ – cờ vàng. Hoặc anh đứng
bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác
đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối
bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng
còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa
muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền
nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số
này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới.
Số người này rất dễ gây ra câu chuyện
cờ đỏ – cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với
những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở
mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo,
thì rất dễ gây ra những cuộc tranh cãi lớn.
Nhưng có một thực tế đáng mừng là người
dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số
người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến
và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải
ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau
hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ
Việt Nam Cộng Hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng
bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước,
nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù
đày của cộng sản.
Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với
đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu
anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng
sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin
những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại
mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm
như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ
vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới
chập chững bước vào cuộc đấu tranh.
Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy
cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là “cộng
sản nằm vùng”. Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một
lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để
tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.
Những con người vừa mới dấn thân vào
đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng
bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để
dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện
có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã
tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn
cờ vàng.
Đối
với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ
đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp
nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả
bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ
của người dân: cờ vàng là xấu, phải xa lánh.
Với nhận thức cộng sản toàn làm những
điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn
đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi “tại sao?”, nhất là với những gì
mà cộng sản muốn tuyên truyền.
Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng
cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây
ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để
phát triển như Hàn Quốc hiện nay.
Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng
cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử,
bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam
Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản
đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh
đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn
minh.
Có tìm
hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tỵ nạn
hải ngoại lại trân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm
hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ
với cờ vàng.
Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đày đọa của
cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa;
những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự
do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp
nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam
phải hứng chịu khi họ bị cộng sản “giải phóng”. Mỗi cá nhân, mỗi
gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có
thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ
đỏ.
Có tìm
hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung
Cộng để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ
thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm
như No U, Con đường Việt Nam... khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa,
Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang
cờ đỏ nữa.
Có
tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh
Phúc Kiến bên Tầu, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã
có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt
Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà Nội trước năm 1954. Thậm
chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ
chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để
cướp chính quyền.
Một trong những yếu tố làm cho các nước
phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và
gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây
dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ
trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng
sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là
biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhận thức là một quá trình, tôi tin
rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục
được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và
rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ,
nhân quyền và tự do.
Nước Nga, sau khi cộng sản bị sụp đổ,
cũng đã lựa chọn cờ Sa Hoàng. Vậy nên, xin cho tôi chia sẻ một
niềm tin rằng, sau này khi cờ đỏ bị phế bỏ, một chế độ dân chủ
tại Việt Nam cũng sẽ lựa chọn tiếp nối cờ vàng, thông qua một
cuộc bỏ phiếu của toàn dân.
Đặng Xương Hùng
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài liên hệ
Đừng nên để đảng cộng sản bịt mắt, mò mẫm dẫn lên chủ nghĩa xã hội
Đề từ theo kiểu Nguyễn Quốc Khải
Tại sao tôi từ bỏ cờ đỏ để đi với cờ vàng
Buổi Họp Báo của Cộng Đồng VN HTĐ về vấn đề Mai Khôi
Người Việt Nam Cộng Hòa và Những Người Việt Khác
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Là Biểu Tượng Cao Quý Nhất của Quốc Dân VN
Buổi Chào cờ không có lá Quốc kỳ trước một cuộc hành quyết
Phản ứng CĐ: v/v vẹm MK được mời "hét" tại vùng HTĐ&PC
Ôm Bọn Chống Cộng Cuội Vào Lòng!
Con người và Sự kiện tại CĐ Washington, D.C. qua nữ ca sĩ Văn công VC Mai Khôi
Quốc Ca và Quốc Kỳ không phải là trò đùa
Ban Tổ Chức đêm Nhạc Thính Phòng Trói Vào Tự Do bất kính với lá Quốc Kỳ
Trung tâm lưu trữ những buổi lễ Mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH
|
Hình nền: Xuân Đinh Dậu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by ddcb chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật,
January 22, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang