Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự CĐNVQGTNCSVN/HN
Chủ đề:
Chống Cộng
Tác giả: Nancy Nguyen
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Thư
này không phải Nan gởi các cô chú bác, nhưng là nỗ lực trả lời
chung cho các mối ưu tư của nhiều người xung quanh bức “thư cuối
gởi các cô chú bác”, nên xin phép được xưng “tôi”.
1. Vơ đũa cả nắm:
Thế hệ nào cũng có người hay người chưa
hay, hành động đẹp hành động không đẹp, suy nghĩ tiến bộ và suy
nghĩ lỗi thời.
Cá nhân tôi không bao giờ có thể quên
được những ngày đêm biểu tình tuyệt thực,
bác
sĩ Phú, dù đã lớn tuổi, cũng “lại đây ngồi với các cháu, bác có
ít vitamin C, bác biết các cháu không ăn, nhưng coi như cái này
là thuốc, mọi người ngậm chút cho đỡ lạnh” rồi ngồi tâm tình với
chúng tôi cho đến mờ sáng. Có những chú bác, tuổi đã ngoài 90,
thân là chứng nhân quan trọng của lịch sử, chống gậy lặn lội hàng
ngàn cây số đến với chúng tôi, rồi lại có khi chúng tôi vượt cả
đại dương để ngồi bên họ.
Có những người còn sống, nhiều người đã
bỏ tôi mà đi. Nỗi niềm như sương, cũng không muốn nhắc đến ở đây
chỉ đau lòng người sống. Bạn vong niên, mỗi ngày một như lá mùa
thu vậy.
Tuy
vậy, các tệ đoan của cộng đồng thì không thể vì những người rất
tốt, rất tiến bộ mà ta cho là không có, không tồn tại. Thà nói ra
một lần để nhìn lại, xét lại, cũng là cách để vượt qua chính
mình. Bức thư chỉ muốn nêu lên những hiện tượng đáng tiếc trong
tinh thần xây dựng chứ không muốn xét đến con người, đừng nói đến
chuyện gom hết mọi người về một mối. Nếu có câu từ nào có ý “vơ
đũa cả nắm”, cho tôi xin lỗi vì đã không biết thể hiện suy nghĩ
mình ra sao cho rõ ràng hơn, gây buồn lòng bạn đọc.
2. Quở trách cả một thế hệ:
Trong nỗ lực muốn trình bày những ý
thức hệ bất cập, không tránh khỏi có đôi chỗ giống như đang trách
móc. Đây chưa bao giờ là chủ ý của tôi, vì chưng trách móc vừa
chẳng bao giờ đem lại một kết quả gì, tôi lại rất ý thức trình độ
và tư cách mình không nằm ở vị trí có thể xét đoán bất cứ ai,
huống chi là cả một thế hệ. Dầu biết vậy, tôi không biết làm sao
có thể tránh được sự hiểu như thế khi viết về những ý thức hệ cần
thay đổi. Âu cũng là cái khiếm khuyết của tôi.
3. Bảo thế hệ trước hãy im đi:
Cá nhân tôi nhận được, và rất trân quý,
sự linh hướng, ủng hộ, giúp đỡ, của rất nhiều đấng bậc. Tôi cảm
thấy mình may mắn hơn rất nhiều người của thế hệ tôi. Tôi vẫn
thiết tha mong được nghe biết nhiều hơn nữa. Song tôi phân định
được rõ ràng đâu là những khuyên dụ tích cực, đâu là tinh thần
tiêu cực. Điều gì nên trân trọng biết ơn, và điều gì cần thay
sửa. Nhưng ngay cả với những ý thức hệ tôi cho là cần thay chỉnh,
cũng không có nghĩa là tôi hết tôn trọng những cá nhân còn giữ ý
thức hệ đó. Tôi vẫn luôn tâm niệm, dù đúng dù sai mặc lòng, có
người đi trước mới có kẻ đi sau. Nếu bức thư có điều gì như thể
tôi gom tất cả mọi dạy bảo về một mối mà đem hất đổ đi, ấy cũng
là cái lẽ ngoài ý muốn của tôi. Nay đã nói rõ lời này thì cũng hy
vọng không còn sự hiểu lầm ấy nữa.
4. Vấn đề Trần Kiều Ngọc và
Bằng Phong Đặng Văn Âu:
Nhiều người nhìn vô và thấy một sự liên
hệ nào đó nhất định giữa những gì tôi đã trình bày với những
tranh cãi xung quanh luật sư Trần Kiều Ngọc, và gộp 2 việc vào
nhau. Nhận định như thế là quyền của độc giả. Tôi trước sau vẫn
là muốn nói lên những nhức nhối chung chứ không phải của riêng cá
nhân tôi, hay một cá nhân nào khác. Bỏ qua hết những cái tên
riêng, thì sự việc vẫn còn đó, vẫn gây nhức nhối cho có khi là cả
một tập thể.
Cũng trong tinh thần đó, tôi KHÔNG viết bức thư đó để trả lời cho
chú Bằng Phong như một số người ngộ nhận. Tôi đọc được bức thư ấy
của chú đã lâu, cỡ 1 năm rồi có thể, cũng đã vài lần nhận được
những lời (không mấy thiện cảm) của những người có đọc thư chú
Đặng Văn Âu viết cho tôi. Nếu là để trả lời thư chú Âu, không cớ
gì tự nhiên hôm nay tôi lại đi trả lời bức thư ấy mà không phải
là 1 năm trước. Một lần nữa, tôi không mấy quan tâm khi người
khác viết về cá nhân riêng tư của tôi, vì thiết nghĩ mình chỉ là
một giọt nước, một hạt cát, có ra sao cũng... chẳng sao. Nếu có
thể giúp cho tôi, xin hãy chuyển giúp những lời này đến chú Âu để
chú đỡ phiền lòng nghĩ rằng tôi đang trách cứ chú ấy chuyện này
chuyện khác.
5. Khuyên tôi mặc kệ người ta, đừng để họ vào đầu, cứ bơ
đi mà sống thôi:
Tôi trân trọng sự quan tâm của bạn đọc
với cá nhân tôi. Song, nếu chỉ để nói về 1 cá nhân tôi, về những
khó chịu riêng tư của tôi, và để ấm lấy 1 thân tôi, tôi sẽ im
lặng mà sống, không lên tiếng vì luôn tâm niệm rằng chuyện riêng
tư của mình thì không nên phiền đến thì giờ của công chúng. Nếu
bức thư tôi viết không chỉ rõ ra được là để nói về một việc
chung, của nhiều con người trong mối tương quan với nhau, thì
cũng xin thứ cho thiếu sót ấy của tôi.
Tôi viết bởi 2 điều này: “nếu
bạn thấy bất công mà không chọn bên nào hết, thì thực ra bạn đã
chọn bênh vực cho bất công.” Đối với các bất cập
được kể ra trong thư, tôi coi đó là một sự bất công cần thay đổi,
tôi lấy làm xấu hổ vì đã im lặng suốt thời gian dài, vô hình
trung đã gián tiếp ủng hộ, bênh vực những bất công ấy. Lại có câu
rằng “cuộc sống của bạn kết thúc khi bạn chọn im lặng trước những
điều cần lên tiếng.” Trước những điều cần lên tiếng mà trước nay
tôi chọn im lặng thì tôi tự thấy xấu hổ vì tôi như là cái xác
sống thôi.
Nên
tôi rất cảm ơn nhiều anh chị đã vì rất thương tôi mà ủi an tôi,
mong tôi có thể vượt qua miệng đời mà bình thản đi, nhưng tôi
viết đây không vì cá nhân tôi. Có chăng chỉ là có thể tôi đã ảo
tưởng rằng 1 bài viết, một lá thư có thể cải chánh được những suy
nghĩ, hành xử đã không còn hợp thời nữa. Dẫu là ảo tưởng đi chăng
nữa, tôi cũng phải làm hết cái bổn phận của mình với lương tâm
mình.
6. Thư do ai đó viết dùm:
Nhiều người cho rằng bức thư ấy do ai
đó soạn dùm cho tôi vì văn phong chữ nghĩa, ý tưởng này khác. Thì
tôi cũng xin cảm ơn cái ý đó. Hầu như mọi bài viết của tôi đều có
người đặt nghi vấn như thế chứ không riêng gì lá thư ấy (hay thậm
chí bức thư chung này), ít hay nhiều, công khai hay riêng tư mà
thôi. Và cũng nhiều người bị/được đặt nghi vấn như thế, nhất là
người trẻ, chứ không riêng gì cá nhân tôi. Huỳnh Thục Vy từng có
lần than phiền người ta cứ đặt vấn đề cuốn sách của cổ là do ai
đó chắp bút.
Nếu là mươi năm trước chắc tôi cũng lấy làm phiền lòng lắm, nhưng
bây giờ tôi chỉ xem đó là một lời khen không thể chân thành hơn
được.
7. Những chỉ trích:
Dù thế nào, tôi tất nhiên cũng không
tránh được rất nhiều chỉ trích xung quanh lá thư, song tôi lấy đó
làm điều đáng mừng, vì có nghĩa là có nhiều người giỏi hơn tôi mà
có cùng mối lo lắng, quan tâm giống như tôi.
8. Tán dương:
Tôi nhận được nhiều lời khen ngợi mà
tôi cảm thấy hổ thẹn. Hổ thẹn với bản thân 1, hổ thẹn với các
bạn, các anh chị, các em tôi đã và đang chịu tù đày 10. Tôi ở
ngoài này, ngồi phòng máy lạnh viết vài con chữ, đã có người đem
so với vĩ nhân, trong khi bạn bè tôi đang sống trong cảnh tù nhỏ,
tù to, án dài án ngắn. Một người anh trong tù chịu tang cha, lại
một người con có cha chết trong tù. Một người chị gạt nước mắt
thăm chồng tù, lại một người mẹ khác ôm con thức trắng ngay trong
nhà tôi suốt thời gian đầu bị nhà cầm quyền trục xuất ra hải
ngoại.
Cả
những người chưa bao giờ đi tù, nhưng có đóng góp hữu hiệu mà tôi
ngưỡng mộ, như các luật sư, linh mục, mục sư, đại đức hay bạn bè
tôi hiện là trợ tá cho các quan chức của các chính phủ, các anh
chị vẫn hay viết bài, làm clip, hay dạy các em tôi trong các
trường Việt ngữ, và các em tình nguyện đến vùng sâu, đem con chữ
về các bản làng. Những đóng góp của họ khi mờ khi tỏ nhưng đem
mình ra so tôi thấy thẹn trước những cống hiến, hy sinh, và công
việc ấy.
9. Chữ “cuối” trong “Thư Cuối”:
Rất xin lỗi nếu tôi lỡ gây hiểu lầm
rằng đây là lá thư cuối cùng của tôi. Đây là thư đầu cũng là thư
cuối tôi viết về những bất cập ấy thôi, chứ không phải là thư
cuối cùng nói chung. Tôi nói một lần rồi thôi. Chứ không phải là
thư cuối của một hành trình. Vì có lẽ, không ai trong chúng tôi
có thể dừng trước khi trút hơi thở cuối của đời mình. Tôi nghĩ
vậy.
Còn những
điều nào khác nữa mà tôi thiếu sót không đề cập đến ở đây thì
cũng xin thứ cho tôi.
Nancy Nguyen
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những
bài liên hệ
Hoàng Cơ Định, Anh là ai?
Tri ân khách tri âm
Đừng hỏi Trời, Hãy hỏi chính mình
Thư phản hồi của Tác giả Trần Thị Tụ cho bức thư của Nan
Tại sao tôi viết tiếp về nhóm Trần Kiều Ngọc
Cộng đồng không cộng sản
Thưa chung
Việt Tân-Định và LS Trần Kiều Ngọc
Thư
cuối gởi Cô Chú Bác của con
Về
nhà văn Phan Nhật Nam
Về Luật sư TRẦN KIỀU NGỌC
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
Chiều
Thu trên Biển Hồ
Hallstätter,
thuộc tỉnh
Salzkammergut, nước Áo, Âu châu.
Hồ nằm trên tọa độ 47°34′43″N
13°39′38″E.
Mặt nước hồ rộng
khoảng 8.55km², sâu 125m.
|
Hình nền: Mùa Thu Áo Quốc. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by ddcb chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy,
September 30, 2017
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang